Áp lực kết nối giao thông tại các khu công nghiệp
Đồng Nai hiện có 31 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước.
Những năm trở lại đây, khi dân số tăng nhanh, tình trạng kẹt xe tại các đô thị cũng diễn ra phổ biến hơn. Đặc biệt, tại các tuyến quốc lộ, trục đường chính kết nối với các KCN đang dần quá tải gây nên tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên vào các giờ cao điểm.
Tuyến đường Bùi Văn Hòa ( TP.Biên Hòa) trở thành “điểm nóng” kẹt xe nhiều năm nay do phải “gồng gánh” hàng vạn phương tiện đi và đến 3 khu công nghiệp lớn trên địa bàn. Ảnh: T.Hải
Tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông không chỉ làm phát sinh chi phí lớn cho đơn vị vận tải, doanh nghiệp sản xuất trong các KCN mà còn là nỗi lo lắng thường trực của người tham gia giao thông, người dân sống hai bên đường.
* Nhiều tuyến đường quá tải
Đường Bùi Văn Hòa (TP.Biên Hòa) có chiều dài gần 6km, đầu tuyến giao quốc lộ 1 ở vòng xoay Tam Hiệp, cuối tuyến giao với quốc lộ 51, đoạn suối Cầu Quan. Do được xây dựng từ lâu, mặt đường hiện khá hẹp (chỉ rộng khoảng 10m) nên sau khi các KCN được hình thành trong khu vực, đường Bùi Văn Hòa lập tức rơi vào tình trạng quá tải.
Lưu lượng phương tiện lưu thông ngày càng lớn, không chỉ tập trung nhiều xe container, xe tải chở hàng hóa ra vào 3 KCN: Biên Hòa 2, Loteco và Agtex Long Bình mà hàng trăm ngàn xe máy, ô tô cá nhân cũng đổ dồn về đây. Nếu như lưu thông trong KCN Biên Hòa 2, phương tiện còn có các hướng khác thoát ra quốc lộ 1 và quốc lộ 51 thì đối với KCN Loteco và KCN Agtex Long Bình, đường Bùi Văn Hòa là tuyến độc đạo để lưu thông ra bên ngoài. Vì vậy, ùn tắc trở nên nghiêm trọng, xe cộ nuối đuôi nhau “rồng rắn” trên đường.
“Chưa kể, tuyến đường Bùi Văn Hòa vốn đã nhỏ, lại không có hệ thống thoát nước, mỗi khi xảy ra mưa lớn giao thông tại đây có lúc tê liệt, người dân rất ngán ngẩm” – ông Đinh Văn Dần (ngụ P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) cho hay.
Video đang HOT
Theo Phòng Quản lý đô thị TP.Biên Hòa, tuyến đường Bùi Văn Hòa bị quá tải cả về kết cấu mặt đường lẫn lưu lượng phương tiện nên ùn tắc xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân chủ yếu do quy hoạch chưa tương xứng với tốc độ phát triển của kinh tế. Khi xây dựng các KCN khu vực này, việc đầu tư hệ thống giao thông kết nối thiếu đồng bộ dẫn đến hiện trạng là đường hẹp, xe đông và kẹt xe xảy ra thường xuyên.
chen nhau di chuyển trên đường tỉnh 767 từ Khu công nghiệp Bắc Sơn đổ ra quốc lộ 1 (đoạn qua xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom). Ảnh: T.Hải
Bên cạnh đó, vào các giờ cao điểm trên tuyến đường Đồng Khởi (truc đương chính nôi tư KCN Amata đên KCN Thanh Phu (H.Vinh Cưu) cũng chật cứng xe cộ. Thời điểm các giờ cao điểm buổi sáng, hàng ngàn phương tiện từ khu vực các phường: Trảng Dài, Tân Hiệp… đổ ra đường Đồng Khởi phải xếp hàng chờ đợi. Trong đó, chủ yếu là xe máy của công nhân lao động làm việc tại các KCN: Amata, Biên Hòa 1, Biên Hòa 2…
Ông Hoàng Ngọc Đại, chủ một doanh nghiệp vận tải ở TP.HCM than phiền, đơn vị tham gia hoạt động logistics trong các KCN ở Biên Hòa nhưng hạ tầng giao thông còn bất cập nên ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề kinh doanh. Trong đó, nhiều đường chính kết nối với KCN thường xảy ra tình trạng ùn tắc dẫn đến chi phí vận tải tăng lên, lợi nhuận giảm theo từng năm. Do đó, ông Đại kiến nghị các cơ quan chức năng và chính quyền tỉnh ồng Nai cần nhanh chóng xây dựng phương án mở rộng đường sá bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển.
* Vùng ven cũng kẹt xe
Trong những năm gần đây, Đồng Nai đã “dịch chuyển” phân bố theo hướng phát triển KCN ra các địa phương lân cận như: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom… nhằm “đón đầu” các dự án đầu tư, thu hút doanh nghiệp lớn. Mặc dù đã được đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông nhưng do lượng người và phương tiện tăng cao theo từng năm nên tình trạng ùn tắc thường xuyên diễn ra.
Tại khu vực ngã ba Trị An (giao giữa quốc lộ 1 với đường tỉnh 767) đi vào KCN Sông Mây (H.Trảng Bom) lâu nay tình trạng kẹt xe cũng thường rơi vào các khung giờ cao điểm 6-8 giờ và 17-19 giờ. Trong đó, lượng xe hướng từ KCN Sông Mây đổ ra quốc lộ 1 đông nghẹt. Mặc dù lực lượng chức năng tăng cường điều tiết, tuy nhiên người dân vẫn phải xếp hàng dài trên đường.
Một cán bộ cảnh sát giao thông điều tiết giao thông tại ngã ba Trị An cho hay, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an H.Trảng Bom thường xuyên được điều động đến khu vực này để phân luồng, hạn chế kẹt xe. Tuy nhiên, việc quá đông phương tiện tập trung về một lúc nên khó khăn trong việc di chuyển.
Đường Tôn Đức Thắng (còn gọi là đường tỉnh 25B) là trục giao thông chính của H.Nhơn Trạch. Nhiều năm nay, tuyến đường này đã quá tải bởi phải “gồng gánh” hàng vạn phương tiện đi và đến 6/10 KCN, cụm công nghiệp trên toàn huyện. Cũng chính vì mật độ lưu thông của người dân lẫn vận chuyển hàng hóa phục vụ các KCN nên hiện nay tuyến đường 25B liên tục xảy ra tình trạng kẹt xe.
Theo UBND huyện Nhơn Trạch, đường 25B có chiều dài khoảng 14,5km, lộ giới theo yêu cầu là 80m với 8 làn xe. Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh chỉ mới đầu tư được 2 làn xe để phục vụ đi lại. Hiện tại, với tốc độ phát triển công nghiệp trên địa bàn quá nhanh nên đường 25B đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông cũng như vận chuyển hàng hóa.
Đồ họa thể hiện thông tin các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp và những giải pháp giúp giảm kẹt xe, tai nạn giao thông tại các tuyến đường kết nối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. (Thông tin: THANH HẢI – Đồ họa: DƯƠNG NGỌC)
Tương tự, tuyến đường Hùng Vương nối từ tỉnh lộ 25A vào các KCN của H.Nhơn Trạch cũng xảy ra tình trạng ùn tắc trong thời gian gần đây. Trong đó, đoạn ngang qua ngã tư Hiệp Phước (thuộc TT.Hiệp Phước đến khu vực xã Long Thọ) không chỉ kẹt xe trầm trọng vào ban ngày mà vào buổi chiều tối đoạn đường này thường xuyên bị kẹt xe.
Đầu giờ làm việc buổi sáng và tan ca buổi chiều hằng ngày, hàng vạn ô tô, xe máy cùng với đó là các loại xe container, xe tải chở hàng tràn ra đường Hùng Vương khiến người và xe đều rất khó di chuyển bởi mặt đường quá hẹp. Thực trạng này khiến công tác phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông tại đây gặp nhiều vất vả.
Phó chủ tịch UBND H.Nhơn Trạch Nguyễn Thế Phong cho biết, hiện nay mật độ giao thông tại các trục đường chính quanh các KCN trên địa bàn tăng nhanh. Dù vài năm trở lại đây, vấn đề hạ tầng giao thông trên địa bàn H.Nhơn Trạch đang từng bước được tháo gỡ, nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” giao thông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, gây ách tắc giao thông cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Quyết liệt phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội
Hiện nay, thời tiết miền Bắc đang là mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH).
Tính đến nay, Hà Nội nghi nhận 137 trường hợp mắc SXH, không có trường hợp nào tử vong, số ca mắc được phân bổ tại 23/30 quận huyện và 96/579 xã phường. Mặc dù số ca mắc giảm 44,6% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên, trong thời gian tới, số ca mắc SXH có thể gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho véc-tơ truyền bệnh phát triển, hiện nay đang là giai đoạn gia tăng dịch hàng năm, đồng thời Hà Nội đã ghi nhận một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã Khánh Hà - Thường Tín, xã Thanh Thùy - Thanh Oai.
Để chủ động phòng chống dịch SXH, UBND thành phố xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh SXH trên địa bàn Hà Nội năm 2020 nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do SXH, khống chế kịp thời không để dịch lớn xảy ra, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành của thành phố cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong triển khai phòng chống SXH. Trên cơ sở Đề án phòng chống SXH của địa phương, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng chống SXH cụ thể của năm 2020. Thường xuyên cập nhật và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết tại khu dân cư
UBND xã, phường, thị trấn thành lập các lực lượng cộng tác viên, tổ giám sát và đội xung kích diệt bọ gậy cùng với các ban, ngành đoàn thể trên địa bàn cùng thực hiện phòng chống SXH.
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống SXH; khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh. Đa dạng hoá các hình thức truyền thông, nội dung và phương pháp tuyên truyền phong phú, ngắn gọn, cụ thể, súc tích, hấp dẫn để mọi người dân dễ hiểu và thực hiện. Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như cách phòng chống dịch của thành phố để người dân chủ động phòng dịch nhưng không hoang mang, lo lắng.
Tiếp tục củng cố, bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống giám sát dịch từ thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của bệnh dịch không để dịch lan rộng. Đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất xử lý ổ dịch.
Tăng cường giám sát dịch (giám sát bệnh nhân và giám sát véc-tơ) tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng (lưu ý các khu vực nguy cơ và các ổ dịch cũ về SXH).
Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên, đội xung kích diệt bọ gậy trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh để tổ chức xử lý dịch triệt để và huy động cả cộng đồng tham gia phòng dịch.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu tình hình dịch bệnh.
Cụ thể, để chủ động phòng chống SXH, trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống SXH 15/6; tổ chức đợt chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường, phun hóa chất tại các khu vực nguy cơ cao. Tổ chức xử lý quyết liệt, triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện. Triển khai tập huấn phòng chống SXH cho các giáo viên trong trường học, cho cán bộ khám chữa bệnh để phát hiện và báo cáo sớm ca bệnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát tại các khu vực có nhiều bệnh nhân, các ổ dịch kéo dài, kiểm tra các công trường xây dựng, chợ, trường học, khu công cộng, khu thuê trọ... nhằm xử lý kịp thời các ổ dịch, không để dịch lây lan trong cộng đồng.
TPHCM nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch số về hoạt động công tác dân số năm 2020 tại TP nhằm nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế...