Áp lực học tập
Công việc của chị chỉ đơn giản là làm bài hộ em ý để em có thể đạt được điểm thật cao ở lớp.
Sau khi đọc được một bài báo của một chị đi dạy gia sư với những nỗi niềm chăn trở riêng của mình, tôi thật sự rất xúc đồng cảm thấy cuộc sống bây giờ thay đổi nhiều quá, con người ta chỉ mải mê chạy theo thành tích để cho con mình cũng bằng bạn bằng bè mặc kệ con có suy nghĩ như thế nào, áp lực mệt mỏi ra sao.
Trong bài báo này chị có tâm sự người đầu tiên đi dạy là một cô bé học lớp 9, công việc của chị chỉ đơn giản là làm bài hộ em ý để em có thể đạt được điểm thật cao ở lớp, ngoài ra thời gian dạy, chị phải ngồi nghe cô bé đó giới thiệu hết đồ hiệu này, đồ trang điểm nọ, cô bé chẳng quan tâm đến việc học vì cô nói bố mẹ em đã lo :”một suất vào cấp ba rồi, nên chị chỉ cần làm bài tập giúp em đạt điểm cao lên là được”, nhưng với lương tâm nghề nghiệp chị đã không cho phép mình kéo dài thời gian ở đó, một thời gian sau chị cũng xin nghỉ việc.
Qua câu chuyện ta thấy rằng nhiều bố mẹ phụ huynh muốn con mình phải học giỏi, đạt được mọi kết quả tốt, nhưng tất cả việc làm của phụ huynh đó đã ngược lại với mục tiêu của họ. Họ đã gieo vào suy nghĩ đứa con mình sự ỷ lại, chỉ cần có tiền là có tất cả điều mình muốn một cách dễ dàng, mà không phải là nhọc công vất vả kiếm được đồng tiền đó, họ không cho con cái thấy tính cách đáng quí của con người cần phải tự lập, vươn lên, chấp nhận mọi thất bại để hướng tới cuộc sống của mình. Ngoài ra họ cũng không có nhận thực được rằng nếu mà đã làm việc không tốt kia – lo cho con vào cấp ba, thì họ cần gì phải mời thêm gia sư về để dạy nâng cao kiến thức cho con mình nữa, như vậy vừa tốn tiền của thời gian công sức mà không đem lại giá trị gì cho chính người con đó cùng gia đình họ.
Khi nghỉ công việc ở đó chị lại tiếp tục đi tìm cơ hội khác, sau đó chị đã tìm phụ đạo cho một em trai học sinh lớp 1. Đặc điểm của cậu bé này bám mẹ và hay khóc nhè, tuy con mới học lớp 1 nhưng do sợ thua kém bạn bè nên phụ huynh đã sắp xếp lịch kín cả ngày, sáng em học ở trường, trưa ở lại ăn cơm, chiều học thêm nhà cô giáo, tối về được kèm bởi gia sư… Dường như nhìn vào thời gian biểu của em nhỏ này, thật sự còn khắt khe hơn cả chính những người lớn, không có bất kỳ một phút nào dành cho nghỉ ngơi thư giãn, mà ở cái lứa tuổi này để trẻ phát triển đầy đủ thể chất năng động là phải được nô đùa chạy nhảy chứ không phải suốt ngày ở nhà ôm khư khư cuốn sách học, không biết cuộc sống xung quanh đang diễn ra như thế nào.
Hậu quả em bé này học hành luôn uể oải tiếp thu chậm, những dòng chữ em viết có sức nặng đè xuống nghiêng đổ, trong lúc học mắt cứ dịp lại vì thiếu ngủ do phải chịu áp lực học quá nhiều. Xét cho cùng không phải cái gì nhiều cũng tốt, cũng đem lại kết quả, nhìn vào cậu bé thật sự rất buồn qua phương pháp dạy con của các phụ huynh, chỉ vì cái sỹ diện của bố mẹ mình, các em phải gồng mình gánh những cặp sách nặng trĩu, nhìn vào lịch học tập của các em đến người lớn cũng phải giật mình lắc đầu ngao ngán.
Trẻ con sao giờ nó học nhiều thế? Ngày nhỏ chúng tôi bằng tầm tuổi các em, học tập với chúng tôi như những trò chơi, mỗi ngày đến lớp vô cùng háo hức cười nói rộn ràng, có khi nghỉ ở nhà một buổi vì ốm lại ngồi khóc “tu tu” không được gặp bạn bè, không được cô giáo dạy hát, dạy toán, tiếng việt… Không chỉ vậy tuổi thơ chúng tôi được trải qua là những trò chơi trẻ con: bịt mắt đi tìm, chơi đồ, chơi khăng, đánh đáo, bắt ve, đá bóng… Như trong bài báo đó chị viết: “Cả thế hệ bạn bè và tôi cũng như vậy, lớn lên cũng có thua kém gì so với học sinh thành phố đâu”.
Không chỉ với các em nhỏ mà ngay cả chính các bạn teen cũng đang vô hình bị áp lực học tập rất nhiều, ngày nào các bạn cũng phải bám trụ các lớp học thêm, về tới nhà chưa kịp nghỉ ngơi đã bị bố mẹ giục ăn uống tắm rửa ngồi vào bàn học . Chính những áp lực to lớn đó nhiều bạn đã tìm ra cách là chống đối bố mẹ, bỏ nhà, đua đòi, chứng tỏ bố mẹ đã sai, học hành giảm sút… Sự dồn tụ lâu ngày rồi bỗng nhiên được bung ra mang lại nhiều hậu quả đáng buồn.
Trong mọi chuyện dù khó khăn như thế nào đều sẽ tìm ra được giải pháp. Nếu bạn đang gặp vấn đề trên một lời khuyên có ích đó là các bạn hãy ngồi lại nói chuyện với bố mẹ, thổ lộ một cách chân thành, giải thích để bố mẹ hiểu những áp lực mình gặp phải, những vấn đề trong cuộc sống nhằm tìm ra giải pháp, cũng từ đó tôi thấy rằng qua việc nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ, giúp mình thoải mái hơn và bạn cũng gia tăng thêm tình cảm chính mình với bố mẹ, bạn cũng sẽ hiểu nỗi lòng bố mẹ hơn qua buổi tiếp xúc đó, hiểu khó khăn bố mẹ gặp phải cùng đó là thông cảm khi bố mẹ bắt chúng ta như vậy. Hoặc nếu bạn chưa đủ tự tin, hãy tìm đến một người thân bên cạnh bố mẹ, nói cho họ hiểu nhờ họ tác động, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả bất ngờ đó.
Qua đây cũng mong các bậc phụ huynh nên thấu hiểu những nỗi lo lắng của con trẻ, để áp dụng những phương pháp đúng, đơn giản không cần phải gò ép mà hãy để các bạn tự phát huy tiềm năng, năng lực vô tận của chính mình, biết vượt qua mọi khó khăn phía trước, qua đó các bạn cũng học được cách sống tự lập cho bản thân, hiểu giá trị cuộc sống công lao bố mẹ yêu thương gia đình mọi người xung quanh.
Video đang HOT
Chúng ta hãy dành cho mình sự thoải mái, loại bỏ áp lực để làm những điều mình mong muốn vui vẻ và hạnh phúc bình yên mọi người nhé !
Đỗ Huy Phú- Hưng Yên
Theo mực tím
Thủ khoa cũng là fan cuồng của Suju
Những tưởng "ham chơi" không thể có trong từ điển của các thủ khoa ĐH nhưng cũng có bạn dành trọn vẹn các tối cuối tuần xem phim trên Star Movies, đam mê game online, thậm chí là fan cuồng nhiệt của Suju.
Những thủ khoa "rạch giời rơi xuống"
Đặng Vũ Thùy Linh, thủ khoa khối D1, ĐH Luật Hà Nội vốn là lớp trưởng ở THPT Chuyên Ngoại ngữ Hà Nội. Cấp 2 học chuyên Văn, khi thi đỗ vào cấp 3 chuyên Ngoại ngữ, Linh rất sốc khi bài kiểm tra chất lượng điểm kém gần nhất lớp. Mất 1, 2 tuần khóc ròng và nghĩ mình lựa chọn sai lầm. Đến khoảng giữa lớp 10, Linh mới cảm thấy tương đối tự tin về khả năng bắt kịp trình độ tiếng Anh với các bạn.
Là lớp trưởng hai năm liền, Linh trau dồi được khá nhiều về khả năng tổ chức sự kiện, sắp xếp thời gian, thuyết trình, làm việc nhóm... Đầu lớp 12, Linh xin nghỉ... lớp trưởng để tập trung học. Cô giáo đồng ý cho nghỉ, nhưng phải hứa với các bạn sẽ đạt... thủ khoa.
Gần kỳ thi ĐH, có đôi lúc Linh nghĩ kiểu AQ: "Kệ, mình không đạt được thủ khoachắc cũng không ai trách". Nhưng rồi sức nặng của một lời hứa khiến Linh cố gắng nhiều hơn.
Còn Nguyễn Kim Phượng, thủ khoa ĐH Y Dược TP. HCM lại khiến bố mẹ và thầy cô bất ngờ khi đạt điểm tuyệt đối khối B. Tối nào Phượng cũng nghe nhạc, chơi game online rồi nhất định... đi ngủ trước 9h tối. Bí quyết ở chỗ, Phượng thường chọn những game rèn luyện khả năng tư duy, kiến thức, giải Toán, học tiếng Anh qua trò chơi. Chỉ dành khoảng 40% thời gian cho việc học, đến tận lớp 12, do bố mẹ yêu cầu, Phượng mới chịu đi học thêm.
Là cựu học sinh THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, Phan Thị Thu Trang - thủ khoaĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm nay - từng bỏ lỡ chuyến tàu ĐH năm ngoái do yếu tố tâm lý thi cử. Năm nay, bố mẹ cho Trang cơ hội cuối cùng thực hiện giấc mơ trở thành nhà thiết kế đồ hoạ.
Trang đã bị sốc khi thi trượt ĐH cách đây 1 năm. Trải qua 1 tháng cực kỳ trì trệ, cuối cùng, chính vòng tay của gia đình đã giúp Trang quyết tâm thi lại. Đi học cùng các em nhỏ tuổi hơn khi bạn bè đã nhập trường mới, ban đầu Trang thấy khá bơ vơ và ngại ngùng. Nhưng rồi thất bại khiến cô bạn cảm thấy mình mạnh mẽ và quyết tâm nhiều hơn.
Nguyễn Thị Ngọc Hà - Thủ khoa khối D ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế lại là một tấm gương của sự tự lập. Là teen Đông Hà, Quảng Trị, Hà vào Huế học từ đầu năm lớp 10 khi đỗ vào trường Quốc Học Huế. Hà yêu thích con số 13 xui xẻo - vì nhiều lần đi thi đạt giải với số báo danh 13, và còn 1 lý do đặc biệt, cô bạn là fan của 13 anh chàng Suju. Ở trọ một mình nên Hà cũng có sở thích nấu nướng chiêu đãi bạn bè. Cô nàng cũng tự hào mình có khả năng sửa chữa một số máy móc đơn giản và đã miễn nhiễm với nỗi sợ chuột.
Những ước mơ không hề viển vông
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là hầu như các thủ khoa vừa học vừa chơi. Trong các kỳ thi học sinh giỏi, mặc dù các bạn đều thuộc lớp chuyên, lớp chọn. Thùy Linh (thủ khoa ĐH Luật) chia sẻ rằng sợ nhất là không khí trong lớp những lúc gần kỳ thi. Ai cũng học hành mệt mỏi, giờ ra chơi chỉ còn sức gục mặt xuống bàn ngủ, động vào nhau là khó chịu, cáu gắt. Sự căng thẳng đó đã lãng phí nhiều khoảnh khắc đẹp khi còn học bên nhau.
Ngọc Hà (thủ khoa ĐH NN - ĐH Huế) thấy thương các bạn đi thi, vì sau khi bỏ rất nhiều công sức cho các kỳ thi như vậy, khi quay lại thi ĐH sẽ rất vất vả và đuối sức. Tương lai hiện lên trong mắt các thủ khoa này cũng khá sáng rõ. Không hề có sự bối rối về nghề nghiệp. Có cả những phép tính kỹ lưỡng về xu hướng phát triển của xã hội.
Kim Phượng từng mơ ước làm cô giáo, nhưng rồi Phượng thấy ở Đà Lạt có nhiều thầy cô dạy giỏi, chỉ thiếu bác sĩ răng hàm mặt. Không thích đi học ở nước ngoài, Phượng dự định sau khi tốt nghiệp sẽ về quê hương mở phòng khám nha khoa. Đột nhiên trở thành "sao" trong mắt bạn bè, cô bạn cá tính này cho rằng hào quang vây quanh một thủ khoa cũng rất nguy hiểm. Phát biểu trong các buổi trao thưởng, hầu hết các ý Phượng nói đều là người khác thêm thắt vào để xây dựng hình mẫu lý tưởng, Phượng không được phát biểu ý kiến thật sự của mình.
Còn Thùy Linh thì lựa chọn Luật trong khi hầu hết bạn bè chọn khối ngành Kinh tế. Tuy nhiên, Linh không thích hình ảnh các luật sư tranh tụng căng thẳng, mà muốn dùng sở trường viết lách để trở thành chuyên gia tư vấn Luật kinh tế trong các doanh nghiệp, ngân hàng. Muốn trở thành nhà thiết kế đồ họa, ngay khi bạn bè còn đang nghỉ xả hơi, thì Thu Trang đã ghi tên đi học thiết kế đồ hoạ trên máy tính và vẽ truyện tranh.
Ngoài giờ cày cuốc, thủ khoa đang học những gì?
Hot girl Hà Lade thì được biết đến là tam khoa của trường Đại học Văn hoá Hà Nội, đạt điểm cao nhất khoa Đạo diễn sự kiện. Hà thi khối N3, gồm 2 môn Văn, Thuyết trình và Năng khiếu (Hà thi hát). Đề thi ĐH năm nay có một câu Hà rất tâm đắc: "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu".
Đó là lý do tập tành viết văn từ năm 15, 16 tuổi, nhưng sắp tới đây, Hà mới ra mắt tập truyện ngắn đầu tay. Đó là những sáng tác nhẹ nhàng về cuộc sống, tình bạn, sâu lắng với cái kết mở.
Cấp 1 theo học đàn oóc và piano, điều tiếc nuối nhất của Kim Phượng đến giờ là bỏ học đàn. Có chung niềm đam mê âm nhạc là Thùy Linh (ĐH Luật) và hot girl Hà Lade. Hà Lade còn tập cả guitar vì muốn trải nghiệm cảm giác bấm phím cây đàn mộc mạc đó sẽ ra sao. Với Thùy Linh, sở thích đặc biệt là xem các chương trình truyền hình thực tế và phim nước ngoài bằng tiếng Anh để học cách giao tiếp tiếng Anh đời thường.
Hè năm ngoái, có cơ hội tham gia trại hè tại Mỹ, Linh nhận thấy họ nói rất nhiều từ ngữ, thành ngữ trong phim và Linh cảm thấy khá linh hoạt khi giao tiếp. Linh cũng từng tham gia hoạt động tình nguyện nấu ăn và tăng suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Xanh Pôn.
Những ngày ôn thi ĐH quá mệt mỏi và căng thẳng, Thu Trang thường tự làm tươi mới cảm xúc của mình bằng đồ handmade: Thiệp 3D, thiệp nổi, hộp quà để tặng bạn bè. Mỗi thủ khoa "ham chơi" đang say mê hiện thực hóa ước mơ từ thuở bé và những dự định của tương lai trong chặng nghỉ tạm thời này. Họ không cho phép mình dừng lại, vì bản thân họ không thấy mình tìm thấy niềm vui ở sự hưởng thụ, và cũng vì "đã trót mang danh thủ khoa", phải làm gì đó để lại cho đời...
Điểm số trong mắt các thủ khoa
Phan Thị Thu Trang - Thủ khoa ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, Hà Nội: Trong kỳ thi ĐH, nửa điểm có thể quyết định tất cả. Thiếu nửa điểm, mình không thể trở thànhthủ khoa. Thiếu nửa điểm, người đỗ người trượt ĐH. Nhưng trong cuộc sống, điểm số không phải là thước đo giá trị một con người. Mình có nhiều người bạn học không giỏi, nhưng sống rất "chất" và có nhiều cách khác để trang bị cho mình những bài học vào đời.
Nguyễn Thị Ngọc Hà - Thủ khoa khối D ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế chia sẻ: "Đường học rất dài, đã có ai đi hết đường học để biết giá trị cuối cùng của điểm số? Nhiều bạn không thật chăm chỉ trong mắt mọi người nhưng lại đạt thành tích cao, do họ học đúng cách. Hà thích phân bố thời gian vừa học vừa chơi, vì ở một mình mà học suốt thì có lẽ... điên mất".
Nguyễn Kim Phượng - Thủ khoa ĐH Y Dược TP. HCM thì cho biết: "Phượng không nghĩ mình đỗ thủ khoa, vì khi làm bài xong, do tính bất cẩn nên Phượng cứ nghi ngờ mình làm sai ở đâu đó. Em gái Phượng cũng rất lo lắng, và bắt đầu cảm thấy áp lực, vì sợ sau này thi ĐH, mọi người sẽ so sánh với chị. Trên thực tế, sức ép học tập, thi cử khiến nhiều bạn đánh mất tuổi thơ ý nghĩa của mình".
Đặng Vũ Thùy Linh - Thủ khoa khối D1, Đại học Luật Hà Nội thì nhận định: "Nhiều người có bảng điểm rất đẹp nhưng chưa làm được gì cho xã hội. Linh rất hâm mộ một chị cựu chủ tịch CLB Tiếng Anh của trường. Linh không biết học lực của chị, nhưng những hoạt động tình nguyện của chị thì đã làm nên thương hiệu của trường CNN. Chính vì thế, trong bài văn thần tượng của kỳ thi ĐH, Linh đã viết về Bill Gates, không phải vì ông quá giỏi hay quá giàu, mà vì ông có tấm lòng nhân ái.
Hà Lade - thủ khoa khoa Đạo diễn sự kiện - ĐH Văn hóa Hà Nội: "Sự cố báo sai điểm thi tốt nghiệp xuất phát từ những lời nói vô thưởng vô phạt với cô bạn qua điện thoại khiến Hà bị sốc. Mẹ Hà dạy tại trường ĐH Văn hóa, nên nhiều teen đặt dấu chấm hỏi khi mình thi vào chính trường này. Trong thâm tâm Hà nghĩ, mẹ là giáo viên tại trường thì mình càng phải cố gắng. Kết quả thi không tốt sẽ càng ảnh hưởng đến uy tín của bố mẹ. Chính sức ép của dư luận khiến ước mơ thi vào khoa Thiết kế Thời trang.
ĐH Mỹ thuật Công nghiệp của Hà đành gác lại. Hà tự nhủ mình bắt buộc phải đỗ đại học, để chứng minh mình không phải là hot girl chỉ có vẻ bề ngoài".
Theo Hoa Học Trò
Vụ clip dạy học sinh bằng roi: "Rất đau lòng!" Ông chủ Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức cấp 2 tại TP.Thái Nguyên thừa nhận "phương pháp giáo dục" bằng roi của người dạy, đồng thời thời cho biết, rất đau lòng trước sự việc này. Tại TP Thái Nguyên, gần như hầu hết các em học sinh và bố mẹ có con đang học cũng như từng học đều biết đến tên...