Áp lực học đường và hệ lụy học sinh tự tử gia tăng ở Trung Quốc
Vấn đề tự tử học đường ở Trung Quốc dường như đang ở ngưỡng báo động khi ngày càng nhiều học sinh lựa chọn cái chết khi tuổi đời còn quá trẻ vì nhiều nguyên nhân, trong đó áp lực từ nhà trường, gia đình và các mối quan hệ xã hội được cho là các nguyên nhân tiêu biểu.
Áp lực từ gia đình, nhà trường, các mối quan hệ xã hội phần nào góp phần vào ý định tự tử của nhiều học sinh Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21 có trụ sở tại Trung Quốc, Bắc Kinh dường như đang phải đối mặt với vấn nạn tự tử học đường ngày càng gia tăng. Tổ chức này cũng đang hối thúc chính phủ Trung Quốc sớm công bố những thống kê và số thiệu cụ thể về tình trạng tự tử ở học sinh để họ có thể đưa ra một bức tranh toàn cảnh, bao gồm những nghiên cứu đánh giá yếu tố nào dẫn đến tình trạng nêu trên.
Giám đốc viện nghiên cứu Yang Dongping nhận định: “Đây là một vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta không thể làm ngơ”. Tổ chức này cũng đã công bố báo cáo mang tên “Niên giám phát triển giáo dục Trung Quốc”, trong đó đăng tải những nghiên cứu về tình trạng tự tử học đường dựa vào những số liệu họ thu thập được trên mạng Internet cũng như mạng xã hội. Theo đó, họ đã nghiên cứu 392 trường hợp các em học sinh tự tử hoặc cố gắng tự tử trong khoảng thời gian tháng 10/2016 tới tháng 9/2017.
Báo cáo cho thấy số lượng các vụ tự tử có dấu hiệu giảm hơn hẳn vào thời điểm nghỉ hè và nghỉ đông khi so sánh với các khoảng thời gian khác và con số này có dấu hiệu tăng lên vào tuần đầu nhập học, khi học sinh bắt đầu các kỳ thi xếp loại học lực. “Điều này thực sự gây nên áp lực rất lớn lên các học sinh”, ông Yang nhận xét.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng giải thích rằng với lượng thông tin chưa đa dạng hiện tại, họ chưa thể đưa ra kết luận phản ánh chính xác thực trạng, và những thông tin họ đưa ra mới chỉ là một phần rất nhỏ của một vấn đề lớn.
Theo các phân tích, các học sinh từ 13-17 tuổi có xu hướng muốn tự tử cao gấp 4,7 lần nhóm từ 8-12 tuổi và số trường hợp tự tử ở học sinh nam nhiều hơn học sinh nữ.
Trong một báo cáo tương tự được công bố vào năm 2014, các chuyên gia đã nghiên cứu khoảng 79 trường hợp muốn tự tử. Kết quả cho thấy 1/3 số trường hợp muốn tự tử vì mâu thuẫn trong gia đình, 26% muốn kết thúc cuộc sống vì áp lực từ nhà trường và việc học tập.
Ngoài ra, trong bản báo cáo năm 2017, các nguyên nhân khác được bổ sung bao gồm mâu thuẫn giữa học sinh và thầy/cô giáo, các vấn đề tâm lý, quan hệ yêu đương, vấn đề bắt nạt và bạo lực học đường.
Việc sở hữu điện thoại thông minh cũng được cho là một trong những chất xúc tác dẫn tới tỉ lệ tự tử học đường gia tăng. Theo ông Yang, vào thời đại công nghệ, trẻ em có xu hướng phụ thuộc quá nhiều vào các thiết bị hiện đại và điều này có thể mang lại những hệ lụy không mong muốn.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Những điều chỉ có ở nền giáo dục đầy tham vọng ở Trung Quốc
Trẻ em Trung Quốc đã phải xác định tư tưởng sẵn sàng đón nhận thách thức và học hành chăm chỉ ngay từ năm học đầu tiên, Masha Pipenko, một giáo viên dạy tiếng Anh đã có nhiều năm sống và làm việc tại Trung Quốc cho biết.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn rất nhiều điều thú vị khác trong hành trình giáo dục vươn tầm quốc tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
1. Giáo dục miễn phí
Giáo dục bắt buộc và miễn phí đối với công dân Trung Quốc từ 6 đến 15 tuổi, phụ huynh chỉ phải trả chi phí cho sách vở và đồng phục. Mỗi lớp trung bình có khoảng 35 học sinh. Sau trung học, học phí mới được áp dụng cho các trường phổ thông công lập.
2. Học sinh tập thể dục nhiều lần trong ngày
Một buổi sáng thường bắt đầu bằng việc tập thể dục khởi động, sau đó, học sinh sẽ xếp thành hàng dọc theo lớp để nghe thầy cô phổ biến thông tin và chào cờ.
Học sinh một trường ở Tế Nam trong giờ học thể dục.
Tất cả học sinh phải tập bài luyện mắt sau tiết học thứ 3. Các em sẽ ấn lên những huyệt đặc biệt trên cơ thể mình, nghe nhạc thư giãn và làm theo băng hướng dẫn. Ngoài ra, vào khoảng 2h chiều, các em sẽ ra ngoài nhảy theo nhạc (nếu lớp không đủ không gian).
3. Thời gian nghỉ dài nhất dành cho bữa trưa
Trong khoảng thời gian 1 tiếng nghỉ buổi trưa, học sinh sẽ ăn tại canteen hoặc mang cơm hộp. Những đứa trẻ thường chơi đuổi bắt, hò hét ồn ào trong giờ nghỉ. Bữa ăn trưa theo truyền thống gồm: một món thịt, hai món rau, cơm và một bát súp. Các trường tư thục đắt tiền thì có thêm trái cây và sữa chua.
Một suất ăn của học sinh Trung Quốc.
Một số trường tiểu học quy định giờ ngủ trưa vài phút sau bữa ăn cho học sinh.
4. Giáo viên được đối xử với sự kính trọng
Các giáo viên luôn luôn được gọi tên phía sau cụm từ "giáo viên", ví dụ: "Giáo viên Zhan" hoặc "Thầy Xian". Ở trường học, tất cả học sinh đều cúi đầu chào khi gặp thầy, cô.
4. Nhiều trường học cho phép sử dụng hình phạt
Giáo viên có thể dùng tay tát hoặc thước kẻ để để "đánh đòn" học sinh mắc lỗi. Đây là những hình phạt đã tồn tại từ lâu trong các trường học Trung Quốc.
Học sinh chơi trống truyền thống trong một giờ giải lao.
5. Trẻ em Trung Quốc học hơn 10 giờ mỗi ngày
Buổi học thường bắt đầu từ lúc 8h đến 15h-16h. Sau đó, học sinh sẽ về và làm bài tập về nhà đến 21-22h. Tại các thành phố lớn, học sinh còn học thêm với gia sư, học nhạc, nghệ thuật và các câu lạc bộ thể thao vào cuối tuần.
Tỷ lệ cạnh tranh rất cao nên bố mẹ cho con học thêm từ khi còn rất nhỏ - nếu không nhận được điểm cao trong các kỳ thi tốt nghiệp (giáo dục bắt buộc ở Trung Quốc kéo dài 12-13 năm) thì sẽ không có cách nào để vào được đại học.
6. Mỗi lớp đều có bảng xếp hạng học tập
Các thứ hạng được xếp từ A tới F, trong đó A là thứ hạng cao nhất đạt 90 - 100% và F là thứ hạng thấp nhất không đạt 59% theo yêu cầu.
Khuyến kích hành vi tốt là một phần quan trọng của giáo dục. Ví dụ, học sinh sẽ nhận được một ngôi sao hoặc thêm điểm cộng cho một câu trả lời hay, một hành vi ứng xử đúng mực. Ngược lại, nếu học sinh nói chuyện trong tiết học hoặc có hành vi không đúng sẽ bị mất điểm hoặc ngôi sao. Thứ hạng của học sinh được cập nhật hàng ngày và được treo trên tường của lớp - giống như một cuộc đua mở.
7. Giáo dục theo phương pháp 'thày giảng, trò nghe'
Học sinh chỉ cần ngồi và lắng nghe, ghi chép lại những lời giảng của giáo viên, trong khi giáo viên cứ nói liên tục mà không quan tâm xem liệu học sinh có hiểu bài hay không.
Tuy nhiên, ngày nay, có nhiều trường học thay đổi phương pháp dạy theo Montessori hoặc Waldorf, nhằm mục đích phát triển khả năng nghệ thuật cho học sinh. Dĩ nhiên, đó là các trường tư thục, học phí cao và không nhiều người có khả năng cho con theo học.
8. Học sinh luôn được dạy rằng người Trung Quốc là giỏi nhất
Có một điều đặc biệt trong giáo dục ở Trung Quốc đó là học sinh luôn được dạy rằng họ là giỏi nhất, tốt nhất ở mọi lĩnh vực. Có lẽ đó là lý do tại sao Trung Quốc có những người có thể đứng đầu trong ngành khoa học hoặc trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đủ sức cạnh tranh với các quốc gia châu Âu.
9. Học sinh nghèo hoặc hư sẽ được gửi đến trường Kung Fu
Những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc học sinh cá biệt (như cha mẹ nghĩ) bị nhà trường đuổi học sẽ được gửi đến trường Kung Fu. Tại đây, trẻ được quản lý nghiêm ngặt, phải luyện võ từ sáng đến tối và có thể được dạy đọc, viết.
Học sinh trong giờ tập võ tại trường Kung Fu.
Giáo viên có thể dùng một thanh kiếm hoặc tát, đá với các học sinh phạm lỗi. Mặc dù biện pháp này có phần quá nghiêm khắc nhưng sau khi ra trường, các em sẽ trở thành những người sống kỷ luật và có thể trở thành những giáo viên Kung Fu trong tương lai.
Ngoài ra, có một số trẻ còi cọc, hay ốm yếu, bệnh tật cũng được gia đình gửi vào trường để học võ, rèn luyện sức khỏe trong 1-2 năm.
10. Thường xuyên diễn ra thi cử, kiểm tra
Ngay khi bước vào trường phổ thông, học sinh Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc thi gaokao, kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia - kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia Trung Quốc, mục đích kiểm tra trình độ học vấn của các học sinh tốt nghiệp trung học muốn bước vào cánh cổng trường đại học.
Học sinh Trung Quốc đang làm bài thi Gaokao - một trong những kỳ thi khốc liệt nhất thế giới.
Ở Trung Quốc, gaokao được xem là kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời, có thể củng cố hoặc phá vỡ tương lai của một người trẻ tuổi. Để chuẩn bị cho kỳ thi gaokao, học sinh Trung Quốc bỏ rất nhiều thời gian và công sức.
Ngoài ra, trong suốt thời đi học, rất nhiều cuộc thi, bài kiểm tra bắt buộc cũng thường xuyên diễn ra.
Theo Danviet
Từng định dùng bom hạt nhân hạ gục Triều Tiên nhưng vì sao Mỹ "chùn tay"? Trong chiến tranh Triều Tiên, dù rất muốn và đã lên kế hoạch, thế nhưng Mỹ đã bỏ qua biện pháp có thể lập tức hạ gục đối thủ của mình. Vào năm 1950, du co trang bi cung như phương thưc tac chiên kem hơn, thê nhưng, vơi quân sô ap đao cua minh, Thiên nguyên quân vân bưc lui đươc lưc...