Áp lực giữ quỹ lớp: Chưa học bơi đã phải… xuống nước
Mặc cho quy định lớp học không được lập quỹ; mặc cho các em được bầu là thủ quỹ không biết quản lý tiền bạc thì quỹ lớp vẫn tồn tại. Để tránh những chuyện đau lòng, phải chăng đã đến lúc không thể để các em tự xuống nước khi chưa… học bơi.
Cô trò đều lúng túng
Ở nhiều trường học, quỹ lớp thu công khai nhưng vẫn được coi là “quỹ ngầm” vì không đúng với quy định. Khoản này dùng để phục vụ cho các hoạt động riêng của học trò nên ít giáo viên, nhà trường cũng như phụ huynh can thiệp đến.
Vì lẽ đó, dù quỹ lớp tồn tại nhưng học sinh (HS) ít nhận được sự hỗ trợ, chỉ dẫn về việc quản lý, chi tiêu tiền bạc từ người lớn. Có người còn ví HS giữ tiền quỹ lớp chẳng khác nào chưa học bơi nhưng đã bị đẩy xuống nước.
Học trò trường Chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM học về quản lý tiền bạc.
Chính giáo viên (GV) cũng khó xử với khoản thu này. Họ rất e ngại giữ khoản tiền quỹ thay học trò vì đây là khoản thu không có trong quy định, hơn nữa GV cầm tiền HS rất dễ mang tiếng. Thông thường, GV chỉ can thiệp khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn liên quan đến quỹ lớp chứ không ai muốn lãnh thêm trách nhiệm không nằm trong quy định nên đành “phó thác” cho HS được tin tưởng.
Ở nhiều lớp, ngoài khoản tiền đóng góp hàng tháng, các HS còn tổ chức các hoạt động quyên góp khác như nuôi heo đất, kinh doanh hàng lưu niệm, tổ chức hội chợ… để gây quỹ thì việc GV giữ tiền càng thêm bất tiện.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Lan Minh, chuyên viên Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho hay với thực trạng quỹ lớp tồn tại một cách tự phát, HS phải tự xoay xở như hiện nay, một số em mang danh thủ quỹ đang phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ mà các em không được đào tạo. Cùng với việc thiếu kỹ năng trước các tình huống xấu là nguyên nhân dẫn đến chuyện đau lòng khi HS đưa cái chết ra để “đền tội”.
“Quỹ lớp là quỹ chung tại sao lại đặt gánh nặng lên vai một hai em? Ở độ tuổi các em vẫn rất mải chơi, một gánh nặng, áp lực như vậy là không công bằng với các em”, chuyên viên này bày tỏ.
Cần giúp HS trưởng thành từ quỹ lớp
Bà Phạm Thị Huệ, hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TPHCM cho hay việc có quỹ lớp là cần thiết vì sẽ xây dựng tính tự quản cho HS, giúp các em biết cần giữ tiền, quản lý tiền như thế nào. Ở trường, HS nhiều lớp chủ động xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn bè, chương trình ngoại khóa từ nguồn quỹ của chính mình.
Theo bà Huệ, không chỉ tiền quỹ lớp mà các em có thể gặp nhiều sự cố khác liên quan đến tiền bạc như làm mất tiền bố mẹ, ban bè, vay nợ… Thế nên, kể cả HS có giữ tiền quỹ lớp hay không thì cũng rất cần có chương trình về giáo dục kỹ năng quản lý tài chính và kỹ năng xử lý tình huống cho các em.
Còn thực tế hiện nay, trường chỉ có thể hỗ trợ các em bằng cách giao cho GV chủ nhiệm giữ quỹ để tránh rủi ro. Nhiều lớp học trò giữ tiền thì trường giao trách nhiệm cho GV chủ nhiệm dặn dò, lưu ý các em.
Việc quản lý tiền bạc là kỹ năng sống cần thiếp giúp các em làm chủ các hoạt động của mình.
Bà Lan Minh cho rằng, kỹ năng quản lý tiền bạc là kỹ năng sống cần thiết mà tất cả mọi người cần được trang bị từ nhỏ. Giáo dục cho HS quản lý quỹ lớp sẽ giúp các em hiểu hơn về giá trị cũng như phương thức quản lý đồng tiền.
Qua đó, giúp các em biết quản lý tài chính và làm chủ các hoạt động của mình. Điều này giúp các em trưởng thành thành rất nhanh, được làm quen để trau dồi tổ chất tổ chức, kế hoạch, thực hiện các dự án…
Thay vì quỹ lớp lúc nào cũng kè kè bên người HS, theo bà Minh nhà trường cần có có biện pháp an toàn hơn cho các em. Nếu thầy cô chủ nhiệm khó xử thì nhà trường còn có bộ phận kế toán, bộ phận tài chính có thể mở tài khoản theo kiểu “tiết kiệm ngắn hạn” giúp các lớp quản lý đồng tiền ngay tại trường. Vừa giúp các em giữ tiền và có thể hướng dẫn các em chi tiêu đồng tiền của mình làm chủ một cách phù hợp.
Ngoài ra, các em cũng cần được trang bị kỹ năng ứng phó vì bà Minh cho rằng “việc các em có hành vi dại dột, đau lòng là do các em chưa biết cách để vượt qua sự cố như thế nào”.
Bà Nguyễn Hoàng Khánh Tiên, Trợ lý dự án Giáo dục tài chính (Tổ chức Save the children) cho hay, ở độ tuổi 13 – 18, các em HS đã có tâm lý muốn làm chủ các khoản chi tiêu của mình như mua dụng cụ học tập, đồ chơi, quần áo, các hoạt động… Nhưng theo khảo sát, các em lại rất thiếu hụt kiến thức, kỹ năng quản lý tiền bạc.
Việc cấm lập quỹ lớp, theo bà Tiên chỉ mới giải quyết tạm thời một phần rất nhỏ trong các nhu cầu của HS liên quan đến tiền bạc. Vì thế, các em cần được trang bị tốt những kỹ năng liên quan đến việc làm ra tiền, chi tiêu, lập ngân sách, tiết kiệm, cất trữ tiền… Đây cũng là tiền đề để các em quen dần với việc quản lý những khoản tiền lớn hơn như lương khi đi làm, quản lý quỹ tập thể hay quản lý chi tiêu cho gia đình.
“Trong quá trình đó, các em rất cần được cha mẹ và thầy cô đồng hành trong việc hướng dẫn, hỗ trợ, nhất là khi đối diện với những khó khăn bất ngờ”, bà Khánh Tiên nhấn mạnh.
Hoài Nam
Theo dân trí
Nữ sinh lớp 10 tự tử để chứng minh trong sạch
Trước khi tự tử, 2 lá thư của Nguyên Thị L, lớp trưởng lớp 10A10, trường THPT Tiên Phong (Mê Linh, Hà Nôi) có viêt "em buôc phải làm thế đê chứng minh em trong sạch".
Mất 500.000 đồng quỹ lớp
Đã gần 3 ngày trôi qua, kể từ khi xảy ra vụ việc nữ sinh lớp 10 uống thuốc sâu tự tử, câu chuyện đau lòng vẫn xôn xao xóm nhỏ.
Vào 9h30 cả gia đình em Nguyễn Thị L. (học sinh lớp 10, trường THPT Tiền Phong (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) bàng hoàng khi phát hiện con đứa con gái đã uống thuốc trừ cỏ để tự tử. Đến khi sự việc vỡ ra thì mọi chuyện đã quá muộn màng. Lúc đó, L. vẫn còn tỉnh táo nhưng thuốc độc đã ngấm vào cơ thể, khiến em không thể trăng trối được câu nào.
Cả gia đình người thân hoảng loạn tức tốc đưa L. lên cấp cứu tại trung tâm y tế huyện Mê Linh, Viện 198 để tiến hành rửa ruột, phẫu thuật... nhưng đã không kịp. Do thuốc độc ngấm quá lâu trong cơ thể nên đến khoảng 4h sáng ngày 21/10, L. đã tử vong.
Theo kết quả khám bệnh của các bác sĩ, nạn nhân tử vong do bị ngộ độc thuốc độc, không có khả năng cứu vãn nên phía bệnh viện đã làm thủ tục cho gia đình xuất viện. Sáng 21/10, gia đình và đông đảo thầy cô giáo, học sinh cùng người dân không giấu được nước mắt, tiễn đưa T về nơi an nghỉ cuối cùng.
Theo đơn trình báo gia đình nạn nhân đến cơ quan CA xã Mê Linh, lúc đó phát hiện một chai thuốc sâu đã bị sử dụng dở, kiểm tra trong cặp sách em L. có một lá thư tuyệt mệnh. Trong lá thư, L. ghi vội lại mấy dòng chữ nguệch ngoạc "xin lỗi bố mẹ, xin lỗi thầy cô, bạn bè".
Trước đó, ngày 18/10, thầy Trần Quốc Tuyến, giáo viên chủ nhiệm của L. đã đưa cho L. 500 ngàn tiền quỹ lớp để để chuẩn bị mua hoa tặng cô giáo và tổ chức 20/10 cho lớp học. Đến tối ngày 19/10, khi L. mở cặp sách ra để lấy tiền thì phát hiện bị mất. L. đã kể cho bố mình là Nguyễn Đình T. và xin bố tiền bù vào số tiền vừa làm mất.
Ngay tối hôm ấy, anh T. đã gọi điện thoại cho thầy Tuyến và bảo L. đã làm mất tiền quỹ lớp và xin cho con mình thôi giữ chức lớp trưởng. Thầy Tuấn đã khuyên phụ huynh của L. nên bình tĩnh và sẽ giải quyết sự việc khi gặp L. để trao đổi. Vì sợ nhiều bạn trong lớp xì xào điều tiếng nghĩ mình bị đổ oan nên đã tìm đến cái chết quyên sinh như bi kịch đau đớn.
Trước khi em qua đời, lãnh đạo nhà trường cùng thầy giáo chủ nhiệm đã kịp thời đến thăm hỏi tình hình sức khỏe. Lúc đấy, L. đã rất yếu nhưng vẫn cố hỏi thầy giáo chủ nhiệm: "Thầy đã tìm ra người lấy trộm tiền của lớp chưa?". Vì muốn L. an lòng, không phải khổ tâm thêm, thầy Tuấn.đành nói dối là đã tìm ra.
Thầy Dương Văn Thuần, hiệu trưởng nhà trường cho biết, ở trường học sinh L. là một lớp trưởng gương mẫu, chăm ngoan, học giỏi, nhiệt tình trong công tác, có trách nhiệm trong công việc và chưa bao giờ bị thầy cô khiển trách. Vì thế khi nhận được tin "dữ" thầy cô, bạn bè như chết lặng vì bàng hoàng, xót xa.
Đê chứng minh sự trong sạch
Sự ra đi của cô học trò khiên thây trò không khỏi bàng hoàng. Trong 2 lá thư gửi lại cho bạn bè và thây cô có viêt "em buôc phải làm thế đê chứng minh em trong sạch".
Bức thư của Nguyên Thị L. gửi lại thầy cô và bạn bè.
Thây Trân Quôc Tuyên, giáo viên chủ nhiêm lớp 10A10 rưng rưng đưa cho PV 2 lá thư gửi "thây và các bạn" trước khi L. quyên sinh.
Em chào Thây và các bạn!
Em thât sự xin lôi thây vì đã sơ ý mà làm mât tiên của lớp. Em không biêt ai đã lây nữa nhưng cũng tại em thây ạ! Bô em sẽ đên tiên giúp em, sẽ trả lại lớp 500.000 đông mà em đánh mât. Em cảm ơn thây đã tin tưởng em, cho em làm lớp trưởng. Những ngày qua em, đã được sông và học tâp với các bạn rât vui. Xa các bạn, em rât buôn nhưng buôc phải làm thê đê chứng minh em trong sạch. Thây ơi cho em xin lôi vì đã đê thây nhắc".
Trong lá thư thứ hai, L. viết:
"Em chào Thây và các bạn!
Em thành thât xin lôi vì đã sơ ý mà làm mât tiên của lớp. Em không biêt ai đã lây nó nhưng em đã xin bô em tiên đê trả lại lớp. Mong thây thông cảm cho em. Em cảm ơn thây đã tin tưởng mà cho em làm lớp trưởng, cho em được cùng học tâp với các bạn. Nhưng nhiêu khi em đã đê thây phải nhắc nhở.
Em xin lôi! Sau cái chêt này, em mong em sẽ chứng tỏ được mình trong sạch. Xa các bạn, thây cô quả là môt điêu rât buôn nhưng dù sao em vân phải cảm ơn mọi người đã cho em học tâp thât vui vẻ bên mọi người cùng những ngày tháng qua.
Các bạn luôn làm cho em vui vẻ, nhưng em đã làm gì buôn mong các bạn tha lôi nhé!
Tạm biêt thây và các bạn! Hãy học tôt nhé! Nhớ mãi những ngày qua..."
Theo Vietnanet
9X học thói... sòng phẳng quá đà Không chỉ sòng phẳng trong vấn đề chi tiêu với bạn bè, ngay cả tình phí, 9X cũng tỏ ra sòng phẳng không kém. Từ việc chung... Mỗi lần lớp có việc gì, từ chi tiêu 8/3, 20/11 bao giờ Hà cũng thấy mệt mỏi với vai trò thủ quỹ. Không đơn giản chỉ là thu và chi, lần nào, Hà cũng phải...