Áp lực của đàn ông, không phải người phụ nữ nào cũng hiểu
Đàn ông là xương sống của xã hội, là trụ cột trong gia đình nên đối mặt với nhiều áp lực, tuyệt đối không có lý do để thoái thác. Nhưng, liệu mấy ai hiểu được…
Áp lực của đàn ông, không phải phụ nữ nào cũng hiểu được.
Trong quan niệm truyền thống, cả ở phương Đông và phương Tây, người đàn ông luôn đóng vai trò trụ cột trong gia đình. Điều này gây nên áp lực nặng nề cho cánh mày râu, khiến họ có thể bị suy sụp khi sức ép quá nặng.
Tuy xã hội hiện đại đề xướng bình đẳng nam nữ nhưng với quan niệm cố hữu nên phái mạnh luôn phải là chỗ dựa của phái yếu. Khi đối mặt với những áp lực trong công việc, phụ nữ có thể lựa chọn “đường thoát” mà không bị mọi người cười chê, còn đàn ông lại không thể. Đàn ông là xương sống của xã hội, là trụ cột trong gia đình nên đối mặt với các loại áp lực tuyệt đối không có lý do để thoái thác, càng không có đường rút lui.
Công danh, lợi lộc là những thứ mà đàn ông vĩnh viễn không có cách nào thoát ra được, khiến cho họ suốt đời phải trả và chịu những áp lực vô cùng lớn. Để làm được điều này, người đàn ông không chỉ cần có tài năng, sức lực, mà còn cần phải đủ bản lĩnh.
Tính quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm là những phẩm chất cực kỳ quan trọng của người đàn ông trong một thế giới năng động, không ngừng phát triển và đầy tính cạnh tranh như hiện nay.
Cuộc sống muôn hình vạn trạng, bên cạnh thành công thì còn tồn tại một xác suất thất bại không nhỏ. Nếu người đàn ông gặp thất bại thì áp lực sẽ lớn hơn gấp bội phần.
Video đang HOT
Chính vì vậy, người đàn ông cần một người phụ nữ đảm đang, một trí tuệ đủ thông minh và tinh tế để thấu hiểu và sẻ chia, một trái tim nhân hậu luôn sẵn sàng đón họ với tất cả sự ấm áp, yêu thương. Sau những áp lực bộn bề của cuộc sống, họ rất cần một tổ ấm thật sự ấm áp và bình yên.
So với phụ nữ, những người vốn phải đối mặt với các áp lực gia đình thì người đàn ông phải chịu nhiều sức ép từ chuyện cơm áo gạo tiền hơn. Theo phân tích của các nhà xã hội học, áp lực với đàn ông thời nào cũng tập trung ở 3 phương diện: Kinh tế, chính trị và cuộc sống.
Về kinh tế, họ phải kiếm được nhiều tiền để đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Về chính trị, họ phải phấn đấu để có một vị trí nhất định trong xã hội. Về cuộc sống, họ phải là chỗ dựa vững chắc của mọi thành viên trong gia đình.
Xã hội luôn ngầm định rằng, một người đàn ông chân chính phải là chỗ dựa cho phái yếu cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong cuộc sống hiện đại, áp lực dành cho người đàn ông càng lớn hơn, bởi nhu cầu, đòi hỏi của gia đình và xã hội luôn ở xu hướng tăng cao không ngừng.
Bên cạnh đó, đàn ông còn phải chịu đựng áp lực về mặt sức khỏe. Điều họ sợ nhất là khi vợ nói họ không “đàn ông”, nói họ không gánh vác được nghĩa vụ của người chồng.
Cả đời người đàn ông chỉ có thể hướng về phía trước. Vì vậy, áp lực tâm lý, áp lực sinh lý, áp lực cuộc sống và áp lực tinh thần mà người đàn ông phải chịu đựng một cách tự nhiên luôn nặng nề hơn nhiều so với phụ nữ. Ngay từ khi còn nhỏ, tuyệt đại đa số gia đình kỳ vọng con trai là người nối dõi tông đường, nên cha mẹ thường có những yêu cầu cao hơn so với con gái.
Theo Phununews
Phụ nữ cứ mang mãi vào mình hai chữ 'đảm đang' thì chớ trách sao hôn nhân khó có hạnh phúc
Phụ nữ đảm đang là tốt những không phải lúc nào cũng phải đảm đang. Bạn biết không, có nhưng sự đảm đang, sự hi sinh là cần thiết, nhưng có một số trường hợp, đảm đang chỉ chuốc khổ cho thân mình.
Chính vì thế, phụ nữ đừng bao giờ dại dột vận vào mình chữ đảm đang mà thêm khổ.
Đàn ông kén vợ, thường có xu hướng tìm kiếm những cô nàng đảm đang. Để làm gì? Để sau này cưới về, có người lo lắng cho cuộc sống của bản thân anh ta và cả gia đình anh ta nữa. Điều đó thực sự rất phi lý và ích kỷ, lý do gì đàn ông cưới vợ chỉ để có người lo toan.
Phụ nữ, đừng tự biến mình thành máy đa di năng
Nhiều bà mẹ sinh con ra là con gái đã ôm con khóc vì thương con. Con gái sinh ra đã mặc định là sẽ phải hy sinh, sẽ phải chịu nhiều khổ sở. Tại sao lại để cho những suy nghĩ đó ám ảnh, truyền từ đời này sang đời khác.
Chính vì quan niệm cho rằng phụ nữ phải là người đảm đang đã biến phụ nữ trở thành máy đa di năng. Chị em trở thành người giúp việc nhà không công, là máy lau nhà, máy rửa bát, máy giặt quần áo...Từ việc nhỏ, việc lớn, từ việc có tên đến việc không tên đều đè lên vai phụ nữ.
Còn đàn ông, được cho là sẽ gánh việc giang sơn trọng đại lại cho rằng những việc nhà đơn giản, nhẹ như lông hồng không xứng để mình xắn tay lên. Thế nên cảnh bà vợ còng lưng dọn dẹp trong lúc ông chồng nằm gác chân đọc báo xem ti vi đã trở nên phổ biến.
Quên chuyện "hy sinh" đi nhé
Trong những mỹ từ dành cho phụ nữ, từ "hy sinh" thường khiến người phụ nữ "bất hạnh" nhất. Người ta lúc nào cũng đề cao sự hy sinh, nhưng chẳng bao giờ đề cao người đã hy sinh đó. Không biết ánh hào quang trong lời khen ngợi của người đời liệu có giúp cho những người phụ nữ cả đời hy sinh được hạnh phúc. Nhưng trong xã hội hiện đại, những quy chuẩn lỗi thời đang là chiếc gông nặng vô hình đè lên vai những người phụ nữ vốn không chỉ còn làm những việc "nhỏ".
Trong những cơ quan nhà nước đến giờ vẫn còn tồn tại danh hiệu được trao cho chị em phụ nữ: "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Nếu xét duyệt một cách nghiêm túc, tôi thấy những người phụ nữ nhận được danh hiệu này quả thực đúng là... siêu nhân. Gánh nặng việc công họ mang nặng nề chẳng kém đàn ông, và lại còn phải gánh thêm phần "đảm việc nhà", quả thực phải có ba đầu, sáu tay mới đủ.
Đức hy sinh, sự đảm đang, sức nặng của những mỹ từ ấy nên được san sẻ bớt trên đôi vai của người đàn ông trong gia đình. Nếu muốn hạnh phúc, phụ nữ nên tự mình tập cách sống hạnh phúc hơn là gồng mình lên để hy sinh, hy sinh và hy sinh.
Phụ nữ hạnh phúc thì gia đình mới yên ấm
Đừng nghĩ rằng một khi đã nhường nhịn, chị em có thể giữ cho gia đìnhmình ấm yên, hạnh phúc. Quả thật, rất ít người mẹ đủ bản lĩnh giữ lấy sự ích kỷ của bản thân mà bỏ qua ánh mắt nài nỉ của con nhỏ. Tuy nhiên, phụ nữ nên biết rằng sự yên ấm của một mái nhà nên do mọi thành viên cùng vun đắp, chứ không phải dựng nên từ sự hy sinh của người vợ, người mẹ.
Hãy kêu gọi chồng cùng chung tay vào xây dựng tổ ấm. Đừng nghỉ rằng đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Bởi một gia đình hạnh phúc phải có các thành viên cùng chung tay vào. Một mình phụ nữ không thể làm cho mái ấm trở nên đủ bền vững được.
Mặt khác, trong một gia đình, người mẹ hạnh phúc thì gia đình mới hạnh phúc. Sự Nếu cán cân cho - nhận cứ nghiêng dần về một phía, một ngày nào đó mái nhà ấy sẽ đổ sụp vì chẳng ai chịu nổi gánh nặng mà nó đè lên.
Theo Phununews
Bí mật khiến chồng 10 năm không được đụng vào vợ 10 năm, anh Lưu (Hà Nội) sống như cái bóng trong nhà bởi vợ không thèm nói chuyện, cũng chẳng cho chạm vào người, chỉ vì một hiểu lầm Bài viết dưới đây là chia sẻ từ một người đàn ông ở Hà Nội, đã có vợ và hai con trưởng thành, về cuộc sống của mình với người vợ hành hạ anh...