Áp lực có con khiến nhiều người nghĩ quẩn
Lo nhà chồng hắt hủi vì chưa sinh được con, nhiều chị em đã nghĩ quẩn, trầm uất hoặc thậm chí đánh cắp con người khác về nói dối là con mình.
Bị sảy thai, lo chồng và nhà chồng không yêu thương mình nữa, mới đây Trâm (Bình Chánh, TP HCM)đã vào BV quận 7 bắt cóc một bé trai sơ sinh, đem về nhà nói dối là con mình đẻ ra. Trước đó, Nguyễn Thị Lệ (Bắc Giang) sau hai năm sống chung cùng người tình mà chưa có con đã giả mang bầu rồi vào Bệnh viện Phụ sản trung ương bắt cóc bé trai về giả làm con để lấy lòng “nhà trai”.
Trên thực tế, áp lực có con đã khiến không ít phụ nữ trầm uất, trở nên cáu bẳn. Vợ anh Hoàng (Thanh Xuân, Hà Nội) là một ví dụ.Kết hôn từ năm 2005, đã 2 lần vào TP HCM chữa vô sinh, nhưng đến giờ gia đình anh Hoàng vẫn chưa có tiếng cười trẻ thơ. Công việc bận rộn cộng với tính cách quảng giao, tham gia nhiều nhóm hội vui vẻ kiểu đua môtô, phượt, bóng đá… nên anh không quá để tâm đến chuyện con cái dù là con trai trưởng trong nhà.
“Thằng em đã sinh hai đứa con trai, nên vợ chồng tôi cũng không bị nhắc nhở phải đúc một thằng đích tôn nữa”, anh chia sẻ. Tuy nhiên, chị Hân vẫn dằn vặt bản thân và chồng vì mãi chưa có con. Trước đây, thời yêu nhau, anh chị đã vượt rào khiến chị mang bầu. Mặc dù anh khuyên giữ đứa bé lại nhưng chị tự động đi giải quyết để còn học tiếp cao học. “Mình đã khuyên vợ đừng quá buồn phiền vì chuyện chưa có con nhưng cô ấy vẫn dằn vặt, thỉnh thoảng còn nói dỗi hay là chia tay để anh đi lấy vợ mới”, anh Hoàng kể.
Nhiều lúc anh Hoàng giật mình vì sự thay đổi của vợ, từ một người dịu dàng và rất thoải mái để anh đi đây đó nhưng từ khi biết mình khó mang bầu, chị thường xuyên cáu bẳn, hay ghen tuông tra hỏi, thậm chí đập phá đồ đạc mỗi khi anh đi làm về muộn hay tụ tập với nhóm bạn. Anh Hoàng yêu vợ, không bao giờ nghĩ bỏ vợ vì không có con nhưng nhiều lúc về nhà, thấy mặt chị nặng như đeo đá, anh lại chán chỉ muốn đi ra ngoài.
Không có con khiến nhiều người vợ trở nên cáu bẳn.Ảnh: Sheknows
Kết hôn mới được 10 tháng mà chưa có bầu, Minh Thương (25 tuổi, Bình Dương) đã lo lắng và đang lên kế hoạch đi khám vô sinh. Chị sợ không có con gia đình nhà chồng sẽ hắt hủi. Mẹ chồng ở Hưng Yên ngày nào cũng gọi điện vào nhắc nhở: “Hai đứa sinh con luôn đi, mẹ đang khỏe mẹ bế cháu cho”. Rồi bà lẩm bẩm: “Bằng này tuổi rồi, còn kế hoạch làm gì, sau này già, đẻ con lại bệnh tật” khiến Thương rất lo lắng.
Video đang HOT
Hôm trước, mẹ chồng gọi điện cho vợ chồng Thương đúng lúc chị đang nôn ọe vì lỡ ăn phải bánh giò thiu, bà mừng rỡ tưởng con dâu có tin vui làm chị càng bối rối hơn. Thế nhưng khi Thương bàn với chồng ăn uống tẩm bổ, đừng hút thuốc và uống rượu để dễ đậu thai thì chồng chị gạt đi và mắng vợ vớ vẩn. “Có con thì chồng mới chịu khó về nhà, chứ bây giờ hở ra là lại đàm đúm với bạn bè”, Thương chia sẻ.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Kim Bắc (tổng đài tư vấn 1088 Bưu điện TP HCM),khao khát làm mẹ của phụ nữ là chính đáng, việc thể hiện lòng yêu trẻ và tình mẫu tử là hết sức tự nhiên và rất đáng được thông cảm.
Tuy nhiên, trong trường hợp bắt cóc trẻ con, đứa trẻ chỉ là phương tiện để người phụ nữ không sinh được con đạt mục đích được gia đình nhà chồng yêu, có vị trí vững chắc trong nhà chồng. Ở đây sự ích kỷ, toan tính nhiều hơn là tình mẫu tử. Những phụ nữ này đã thiếu hiểu biết, nhẫn tâm chiếm đoạt hạnh phúc, đứa con của người khác. “Không có gì tàn bạo hơn là giết chết ước mơ của người khác”, bà nói.
Theo bà, phần đông phụ nữ hiếm muộn đều chấp nhận hoàn cảnh thiệt thòi của mình, dù tinh thần không hề thoải mái. Họ thường mang tâm trạng mặc cảm, cảm thấy mình vô dụng, có lỗi với chồng và gia đình chồng. Từ đó, họ sống thiếu niềm tin và thường trong trạng thái nghi ngờ, lo chồng chán mình, gia đình nhà chồng ghét bỏ, sợ chồng đi tìm người khác để sinh con.
Việc không có con ảnh hưởng đến tâm lý người phụ nữ ở nhiều mức độ, tùy thuộc vào tính cách và cuộc sống của từng người. Với người không chịu áp lực sinh con từ gia đình và bản thân xác định con cái là món quà trời cho thì sẽ đỡ cảm thấy nặng nề. Những người bận rộn với công việc và sự nghiệp thì có thể lấy công việc và sự nghiệp làm niềm vui. Bà nhận xét, phụ nữ nhìn chung nếu đã quyết định lấy chồng thì hầu hết đều muốn sinh con, dù chỉ là một đứa.
Về phía người đàn ông trong gia đình hiếm muộn, dù lỗi là do vợ nhưng nếu là người chồng tốt, họ thường cố giấu diếm nỗi buồn để vợ khỏi bị áp lực. “Còn nếu tình cảm vợ chồng không tốt, đổ vỡ là điều rất dễ xảy ra”, chuyên gia nói.
Nếu vô sinh là do người chồng thì chính đàn ông cũng có tâm lý mặc cảm, thấy mình kém bản lĩnh, từ đó ghen tuông, nghi ngờ, kiểm soát vợ. Một số khác thì lại chơi bời với tâm lý đằng nào cũng vô sinh. Trong quá trình tư vấn, bà đã gặp nhiều trường hợp ông chồng tưởng vô sinh, ra ngoài ăn chơi bỗng một ngày phát hiện có con rơi. Rốt cuộc chỉ khổ bà vợ bao nhiêu năm trời chịu đựng.
Theo giáo sư, tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền (Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục TP HCM), không chỉ con người mà với cả động vật sinh tồn, con cái vẫn luôn là điều quan trọng số một với người mẹ. Với người phụ nữ hiếm muộn, họ càng thèm khát và mong muốn có con. Từ nhu cầu không được đáp ứng, họ sẽ có tham vọng làm thế nào để có được con. Nếu họ không nhận được sự giúp đỡ, tham vọng sẽ trở thành tham lam, và đi bắt cóc như hai trường hợp kể trên. Ngược lại, nếu biết cách xử lý, họ có thể tự giải phóng bản thân để cống hiến cho công việc, xã hội, có thể an vui với cháu trong gia đình hay giúp đỡ đứa trẻ khác.
Tất nhiên cũng có những người không tìm ra lối thoát, trở nên cáu bẳn, như thế là đã tự mình làm khổ mình. Giáo sư khuyên, trong gia đình, nếu người vợ không thể sinh con thì người chồng và nhà chồng càng phải yêu thương cô ấy nhiều hơn, không được xúc phạm, lôi chuyện vô sinh ra mạt sát. Theo ông, việc sinh nở thuộc về bản năng tự nhiên, nếu cố đòi hỏi cái gì thuộc về tự nhiên là lạc hậu và sẽ rất vô đạo đức nếu hắt hủi một người vì hiếm muộn.
Theo VNE
Hiếm muộn, mẹ chồng bắt phải ly hôn
Em không biết phải giữ gia đình này bằng cách nào nữa nhưng thực sự em không muốn mất chồng.
Em lấy chồng đã được 5 năm nhưng vẫn chưa có con các chị ạ. Giờ rơi vào hoàn cảnh này, em thực sự rất rối trí không biết nên hành xử thế nào đây.
Trong 5 năm ở nhà chồng, không phải em vô sinh mà cũng 3 lần có thai rồi nhưng cả ba lần đó em đều bị lưu thai ở tuần thứ 12. Em thực sự chua xót vô cùng. Vợ chồng em cũng đi đủ bệnh viện từ Phụ sản đến Từ Dũ nhưng đều không tìm được nguyên nhân. Mẹ chồng và mẹ đẻ cũng đi cắt hết thuốc nam đến thuốc bắc cho em uống ấy thế mà lần nào mang thai em cũng không giữ được con.
Sau lần sảy thai thứ 3, em đã kế hoạch hơn 1 năm mới dám "thả" tiếp với hy vọng thời gian sẽ làm thay máu và em có thể có thai kỳ trọn vẹn, ấy thế mà cũng đã hơn 1 năm từ ngày "thả" đến giờ em vẫn chưa thấy đậu thai lại.
Gia đình chồng và chồng em thì rất mong có con cháu bởi chồng em là con duy nhất trong gia đình. Nhà chồng em cũng hiếm hoi con cháu nên mong em có bầu lắm. Bố chồng em mất khi chồng em mới lên 5 tuổi nên chồng em rất thương mẹ và đương nhiên anh cũng rất nghe theo ý bà. Việc mẹ chồng em ngày ngày thúc giục việc con cái cũng khiến chồng em sốt ruột và gây căng thẳng cho em. Anh nói chúng em có con cũng là cách để báo hiếu mẹ, vì vậy áp lực với em càng nặng nề hơn.
Em không biết làm thế nào để giữ hạnh phúc gia đình. (ảnh minh họa)
Dù vậy, em chưa một lần nghĩ rằng chỉ vì em khó có con mà chồng lại đi ngoại tình cho đến khi em vô tình đọc được tin nhắn trong điện thoại của anh. Người phụ nữ nào đó đã nhắn rằng: "Anh yêu à, tối nay sang với em đi. Em nhớ anh lắm rồi!" Ngay khi đọc được những dòng tin nhắn này, em đã nổi máu ghen tuông và gọi lại ngay cho người phụ nữ đó. Em còn gọi cả mẹ chồng lên chứng kiến. Rồi tối đó, em chuyển sang ngủ cùng mẹ chồng. Vì bực tức với chồng nên em đã kể rất nhiều chuyện xấu của chồng với mẹ. Nào là chuyện anh gây áp lực bắt em phải sinh con trong khi em đã bị sảy thai 3 lần. Nào là anh chẳng quan tâm gì đến vợ, chẳng chịu hiểu cho tâm lý vợ. Rồi em kể cả chuyện anh đã từng mắng em có mỗi việc ăn với đẻ mà không biết đẻ trong khi em vẫn đi làm đều đặn... Trong lúc bực tức em đã khóc và nói hết xấu về chồng với mẹ.
Vậy nhưng có lẽ do chồng em là con một, bố chồng mất sớm nên mẹ em cưng chồng lắm. Trong những câu chuyện của em, mẹ chẳng an ủi mà còn tỏ ra trách móc em rằng không biết nghĩ cho chồng, chỉ nói xấu chồng là nhanh. Bà còn mắng rằng em không đẻ được, chồng em đi ngoại tình là phải. Em thực sự rất bực bội nhưng đành nhịn miệng.
Ngày hôm sau em vẫn đi làm bình thường và không tỏ ra giận dỗi gì chồng cũng như mẹ chồng bởi em biết nguyên nhân của sự việc cũng là do em chưa thể đẻ được cho nhà chồng một mụn con. Thế nhưng khi vừa đi làm về, chồng đã lôi em vào phòng hỏi chuyện. Anh bảo em sao lại hỗn láo với mẹ, sao dám nói xấu chồng trước mặt mẹ? Em chẳng thể giải thích được gì vì lúc ấy có giải thích chồng cũng không chịu nghe.
Tối hôm sau, chồng em vẫn tiếp tục giận dỗi rồi bảo rằng, mẹ không thể chấp nhận đứa con dâu vừa "điếc" lại hỗn láo với chồng thế. Em thực sự sốc bởi nói cho cùng em cũng đâu có hỗn láo gì với mẹ và chồng đâu.
Cả tuần liền, cuộc sống trong gia đình em vô cùng căng thẳng. Chồng đã nói chuyện thẳng thắn với em rằng mẹ chồng không thể sống cùng em trong ngôi nhà này được nữa. Còn chồng thì cũng rất muốn có một đứa con để báo hiếu với mẹ. Anh nói xa xôi thế thôi nhưng em đủ hiểu rằng hai người họ đang muốn đuổi em ra khỏi nhà.
Thế nhưng nghĩ cho cùng, chỉ vì chuyện cái tin nhắn kia mà gia đình em tan vỡ thì quá trẻ con. Trong khi 5 năm trời sống với nhau, vợ chồng em khá hòa hợp và rất ít khi to tiếng. Em và mẹ chồng cũng sống với nhau khá tình cảm. Bà còn thường xuyên khen em với những người bà con, hàng xóm. Thế mà bây giờ em lại bị chồng bỏ, bị mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà sao?
Em thực sự không thể chấp nhận chuyện này được. Em phải làm sao để giữ hạnh phúc gia đình, giữ lại gia đình đang yên ấm này đây. Rất mong các chị cho em lời khuyên ạ?
Theo VNE
Chuyện hiếm muộn của tôi Vào lúc tôi kiệt sức nhất, tưởng như không còn chút hy vọng gì nữa thì con yêu đến. ảnh minh họa Hiện tại tôi đang mang bầu tuần thứ 34, sắp được đón con yêu rồi. Thế là sau bao ngày cố gắng không biết mệt mỏi, không biết bao nhiêu nước mắt... tôi đã được lên chức mẹ. Điều này dường...