Áp lực chốt lời, chứng khoán đầu tuần lao dốc mất hơn 30 điểm
Tiếp nối đà giảm điểm của phiên cuối tuần trước, mở cửa phiên giao dịch đầu tuần ngày 29/8, thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục lao dốc mạnh cùng với lực cung ồ ạt gia tăng cuối phiên khiến các chỉ số đều giảm mạnh, riêng VN-Index mất hơn 30 điểm.
Các mã cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm mạnh trong phiên sáng ngày 29/8.
Chốt phiên sáng 29/8, với hơn 680 mã giảm, 822 mã đứng giá và hơn 100 mã tăng giá, VN-Index giảm hơn 30 điểm và dừng ở mức 1.252 điểm; HNX-Index giảm 9,11 điểm còn 290 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường tuy không cao với 622,45 triệu cổ phiếu, thế nhưng tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 14.183 tỷ đồng.
Nhìn chung, hầu hết các mã ngành đều giảm mạnh và gây áp lực cho thị trường. Đáng chú ý, bên bán chiếm ưu thế hoàn toàn trong rổ VN30 với 30 mã cùng hiện sắc đỏ. Trong đó, nhóm 10 cổ phiếu giảm mạnh khiến thị trường mất đi hơn 10 điểm phải kể đến: VIC, VCB, VHM, BID, HPG, BCM, GVR, CTG, VPB và TCB.
Theo đánh giá của CTCK Tân Việt (TVSI), khi các chỉ số tiếp cận gần vùng kháng cự và kỳ nghỉ lễ đang tới gần, sóng hồi phục với vùng mục tiêu của VN-Index ở 1.315 điểm và các chỉ số đang tiến về vùng rủi ro. Hơn nữa, các chỉ số đã có ba phiên tăng liên tiếp với mức tăng tốt nên có áp lực điều chỉnh lại là điều dễ hiểu. Do đó, chiến lược hợp lý với nhà đầu tư ngắn hạn nên là ưu tiên giảm tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số sát vùng kháng cự.
Video đang HOT
Tương tự, CTCK KB Việt Nam (KBSV) cũng nhận định, VN-Index giảm điểm do áp lực chốt lời sau 3 phiên tăng điểm, khiến cho đà tăng tích cực của chỉ số không duy trì được đến cuối phiên. Mặc dù vậy, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang tích luỹ trong những phiên tới và cơ hội chinh phục ngưỡng cản gần vẫn được đánh giá cao với vùng hỗ trợ đáng lưu ý được đặt quanh 1.26x.
KBSV khuyến nghị nhà đầu tư chỉ nên mua trở lại tại các vùng hỗ trợ nhưng khống chế tỷ trọng ở mức an toàn và linh hoạt bán trading khi chỉ số tăng chạm kháng cự.
Trong khi đó, theo CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS), nhà đầu tư có thể chuyển sang chiến lược giao dịch ngắn hạn trên các nhóm cổ phiếu nhạy với trạng thái thị trường như bất động sản, chứng khoán, thép, dầu khí… Đối với danh mục trung dài hạn, có thể chờ mức giá được chiết khấu hấp dẫn hơn để gia tăng nhóm ngân hàng, xây dựng hạ tầng và khu công nghiệp.
Còn theo CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS): Tâm lý của nhà đầu tư nhìn chung đang ở trạng thái khá hưng phấn, thể hiện qua khối lượng giao dịch khớp lệnh trong phiên được cải thiện rõ rệt so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, nhìn dài hơn thì thị trường vẫn đang trong một nhịp hồi phục sau khi đã ghi nhận xu hướng lao dốc mạnh trong giai đoạn quý 2 năm nay, nhất là trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ tại thời điểm hiện tại.
Trên khung đồ thị ngày, việc những chỉ báo kỹ thuật quan trọng như RSI, MACD… đang dần đi vào vùng quá mua có thể sẽ khiến cho áp lực chốt lời ngắn hạn trên thị trường gia tăng trong những phiên tới của tuần 29 – 31/8. Trong giai đoạn trước mắt, nhà đầu tư theo trường phái “lướt sóng” ngắn hạn nên chủ động giảm tỷ trọng cổ phiếu và tăng tỷ trọng tiền mặt trong danh mục, đồng thời tiếp tục theo dõi những thông tin tiếp theo về kinh tế vĩ mô trong nước cũng như quốc tế để lên kế hoạch tích lũy dần cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư trung – dài hạn.
HOSE cập nhật danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ
Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vừa cập nhật danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ với 57 mã chứng khoán.
Phần lớn các mã chứng khoán này nằm trong diện cảnh báo hoặc thuộc diện kiểm soát.
Bảng giá chứng khoán tại sàn HOSE (ảnh tư liệu).
Đáng chú ý, trong đợt công bố này, HOSE loại GAB - cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Nguyên nhân là do công ty chậm công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.
Theo quy định, GAB phải công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã được soát xét trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính. Tuy nhiên, công ty này vẫn chưa thực hiện được, do các đơn vị kiểm toán đều từ chối hợp tác, vì lý do liên quan đến vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, điều tra liên quan đến thao túng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đại diện GAB khẳng định, ông Trịnh Văn Quyết không tham gia điều hành, chỉ đạo các hoạt động quản trị công ty nên việc khởi tố là việc cá nhân của ông Quyết. Công ty GAB không tham gia kinh doanh, đầu tư chứng khoán nên không liên quan đến các giao dịch, hoạt động mà cơ quan chức năng đang điều tra.
Theo lãnh đạo công ty này, vụ việc ông Trịnh Văn Quyết đã gây tác động không nhỏ đến hoạt động chung của doanh nghiệp.
GAB là một trong 6 mã cổ phiếu cơ quan điều tra xác định có liên quan đến vụ việc ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC bị khởi tố và bắt tạm giam do hành vi thao túng thị trường chứng khoán vào cuối tháng 3/2022.
Theo cơ quan điều tra, thời gian cổ phiếu GAB bị thao túng là từ ngày 19/12/2019 đến ngày 27/11/2020. Đặc biệt, trong vòng 2 tháng kể từ ngày 19/12/2019, cổ phiếu GAB liên tục tăng kịch trần, thị giá đã tăng 10 lần từ mức 10.000 đồng/cổ phiếu, lên tới gần 100.000 đồng/cổ phiếu.
Sau vụ việc liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, giao dịch của cổ phiếu GAB hoàn toàn "bất động", đứng im ở mốc 196.400 đồng/cổ phiếu suốt 5 tháng nay.
Như vậy, với việc GAB không được giao dịch ký quỹ, đã có 4/7 cổ phiếu "họ FLC" nằm trong danh sách này. Mới đây, HOSE thông báo cổ phiếu FLC và HAI (Công ty cổ phần Nông dược HAI) có nguy cơ bị đình chỉ giao dịch, do chưa họp đại hội cổ đông thương niên, chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 và chưa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính 2022.
Riêng cổ phiếu ROS bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 12/8 do Công ty tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
VN-Index vượt mốc 1.270 điểm, chuyên gia kỳ vọng sẽ nối dài đà phục hồi Nếu như phiên trước, áp lực bán dâng cao khiến các chỉ số chính nới rộng đà giảm, thì tới phiên giao dịch chứng khoán chiều 23/8, VN-Index bật tăng hơn 10 điểm với 1.270,81 điểm. Hàng trăm mã đảo chiều tăng giá giúp VN-Index tăng mạnh vào nửa cuối phiên chiều 23/8. Điểm nhấn của phiên chiều 23/8, VN-Index đảo chiều bật...