Áp lực 2 chiều ‘phủ bóng’ lên triển vọng ngành chế biến và sản xuất thịt
Giá lúa mỳ, ngô và khô đậu tương dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2022, kéo theo chi phí nguyên vật liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi tăng.
Trong khi đó, giá lợn hơi trong nước dự kiến giảm là những thách thức lớn đối với ngành sản xuất và chế biến thịt, khiến lợi nhuận doanh nghiệp đã và có thể sẽ tiếp tục đi xuống.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, ước tính quý I năm 2022, tổng doanh thu của các công ty sản xuất thịt niêm yết giảm 39,7% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận ròng giảm 37,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đơn cử, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán: DBC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I năm nay với doanh thu thuần tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2.805,8 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 97,6% còn 8,6 tỷ đồng.
Theo lý giải của doanh nghiệp, việc đứt gãy chuỗi cung ứng bởi diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh Nga – Ukraine và khó khăn từ dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất và tiêu dùng.
Bên cạnh đó, chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi lại không tăng. Việc này dẫn tới kết quả kinh doanh của đơn vị giảm mạnh so với cùng kỳ.
Năm nay, Dabaco đặt mục tiêu doanh thu 22.559 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 918 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý I, doanh thu hoàn thành 12,4% và lợi nhuận sau thuế đạt gần 1% kế hoạch năm.
Tiếp đến CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với lãi ròng giảm gần 6% về mức 87,7 tỷ đồng. Doanh thu thuần giảm hơn 38% còn 1.539 tỷ đồng, do doanh thu bán nông sản – mảng đóng góp phần lớn tổng doanh thu giảm 46,2% so với cùng kỳ còn 1.244,6 tỷ đồng.
Theo lý giải của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, tổng doanh thu của CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam giảm chủ yếu do giá lợn hơi giảm mạnh 30,7% so với cùng kỳ trong quý I/2022. Bên cạnh đó, CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam chủ động cắt giảm doanh thu từ mảng kinh doanh nông sản.
Trong quý I/2022, tổng biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thịt giảm đáng kể 13,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ trong quý I/2022, do giá nguyên vật liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi cao hơn trong khi giá đầu ra thấp hơn. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Trong quý I/2022, tổng biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thịt giảm đáng kể 13,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ trong quý I/2022, do giá nguyên vật liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi cao hơn trong khi giá đầu ra thấp hơn. Giá lúa mỳ, ngô và đậu tương tăng mạnh, lần lượt tăng 46,9%, 24,8% và 6,5% so với cùng kỳ trong quý I/2022.
Áp lực cạnh tranh tăng
Theo Euromonitor, giá trị thị trường thịt các loại ước tính đạt khoảng 12,5 tỷ USD vào năm 2021; trong đó, thị trường thịt lợn chiếm 49,7%, tiếp theo là thị trường gia cầm chiếm 23,4% và thị trường thịt bò chiếm 21,7%. Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, thị trường thịt lợn là phân khúc tiềm năng nhất vì thịt lợn chiếm 60-65% trong “giỏ thực phẩm”.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam sẽ vươn lên vị trí số 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn vào năm 2022, đạt 3,4 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng kép là 3,1% trong giai đoạn 2022-2030.
Video đang HOT
CTCP Vissan là doanh nghiệp chế biến thịt chiếm thị phần lớn nhất, tiếp theo là CTCP cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn San Hà.
Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, “sân chơi” trên thị trường thịt lợn hiện nay khá chật chội với nhiều thương hiệu quen thuộc như CP Food, Vissan, Dabaco, Green Feed, Masan MeatLife và thương hiệu mới BAF.
Trong quý I/2022, giá lợn hơi được cải thiện 18,6% so với quý IV/2021, chủ yếu nhờ nhu cầu tiêu thụ thịt tăng khoảng 10% so với cùng kỳ trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2.
Tuy nhiên, giá lợn hơi có xu hướng giảm dần và đi ngang vào cuối tháng 2 do nhu cầu phục hồi chậm, trong khi nguồn cung tiếp tục phục hồi sau dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT nhận thấy rằng, nguồn cung lợn hơi vẫn ổn định trong quý I/2022.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng đàn lợn tăng khoảng 4,2% so với cùng kỳ trong quý I/2022. Sản lượng lợn hơi xuất chuồng trong quý I/2022 ước tính đạt 1,1 triệu tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ và đạt 24% kế hoạch năm 2022.
Đến cuối tháng 4, tổng đàn lợn tăng 5,5% so với cùng kỳ. Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, nhu cầu tiêu thụ thịt trong quý II/2022 khó có thể tăng đột biến khi các trường học bước vào kỳ nghỉ hè, trong khi các nhà hàng và bếp ăn công nghiệp vẫn tiêu thụ với mức tương đương với quý I/2022.
Bên cạnh đó, COVID-19 cũng đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng, khiến nhiều người còn e ngại với các các hoạt động ăn uống tại chỗ. Do đó, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT dự kiến giá lợn hơn trung bình năm 2022 sẽ giảm 5,8% so với mức 61.600 đồng/kg được ghi nhận vào năm 2021.
Giá ngũ cốc toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục ở mức cao, tạo áp lực lên chi phí thức ăn chăn nuôi. Chứng khoán VNDIRECT nhận thấy, giá ngũ cốc toàn cầu đã tiếp tục tăng mạnh trong tháng 2 và tháng 3/2022 trước lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn do cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra từ ngày 24/2/2022.
Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, giá ngũ cốc toàn cầu tăng đột biến chủ yếu là lo ngại về vụ thu hoạch năm nay ở Ukraine khi chiến tranh diễn ra trùng thời điểm gieo hạt và các cảng của Ukraine đã bị Nga phong tỏa, dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở Ukraine.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2022, dự trữ lúa mỳ toàn cầu được dự báo sẽ giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu tăng cao, cùng với sự gián đoạn thương mại do xung đột của hai quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn là Nga và Ukraine.
Ngoài ra ngày 13/5, Ấn Độ – nước sản xuất lúa mỳ lớn thứ 2 thế giới thông báo tạm thời cấm xuất khẩu lúa mỳ để đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước. Giới phân tích cho rằng, lệnh cấm trên sẽ đẩy giá lương thực toàn cầu lên mức cao mới. Bên cạnh đó, điều này cũng làm nóng lên xu hướng bảo hộ lương thực kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra. Do vậy, Chứng khoán VNDIRECT kỳ vọng giá lúa mỳ toàn cầu sẽ ở mức cao trong năm 2022.
Theo World Banks, giá lúa mỳ dự báo sẽ tăng 42,7% so với cùng kỳ vào năm 2022 và quay đầu giảm 16% so với cùng kỳ vào năm 2023. Cùng đó, Chứng khoán VNDIRECT nhận định, xung đột có khả năng làm gián đoạn hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Ukraine trong mùa vụ sắp tới.
Do Ukraine là nhà xuất khẩu chính của các mặt hàng lúa mỳ, ngô và lúa mạch nên giá ngô được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, trong bối cảnh lo ngại rằng suy giảm nguồn cung ngô ở Ukraine gây ảnh hưởng sản lượng ngô toàn thế giới.
World Banks dự báo giá ngô và khô đậu tương năm 2022 dự kiến sẽ lần lượt hơn 19,4% và 22,7% so với năm 2021, nhưng năm 2023 sẽ giảm 9,7% và 6,8% so với năm 2022.
Thực tế, chi phí nguyên liệu sản xuất chiếm 80-85% giá thành thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, chi phí thức ăn chăn nuôi hiện chiếm 65 – 70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi. Giá ngũ cốc toàn cầu tăng sẽ có tác động tiêu cực đến chi phí sản xuất, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Doanh nghiệp lớn ngành bán lẻ và phân phối có nhiều thuận lợi phục hồi năm 2022
Các công ty lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán thuộc ngành bán lẻ và phân phối đã tồn tại được qua đại dịch COVID-19 được cho là sẽ có tốc độ phục hồi mạnh mẽ và trở lại giai đoạn tăng trưởng vào năm 2022.
Chiếm thêm thị phần
Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, trạng thái "bình thường mới" sẽ ngăn chặn các đợt giãn cách xã hội trong phạm vi rộng, vốn gây tổn hại các công ty bán lẻ và nhà phân phối trong quý III/2021.
Người dân đến mua sắm tại siêu thị Aeon Mall Bình Dương. Ảnh tư liệu: Hải Âu/TTXVN
Sau khi từng bước mở cửa kinh tế ở các tỉnh phía Nam vào đầu tháng 10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"; trong đó, có 4 cấp độ đại dịch để áp dụng trên từng địa bàn với đơn vị nhỏ nhất là cấp xã.
Với việc áp dụng nghị quyết số 128/NQ-CP và tỷ lệ tiêm chủng cao, cùng bài học kinh nghiệm lớn từ chống dịch trong quý III/2021, các chuyên gia tin rằng công ty bán lẻ và phân phối sẽ không còn chịu ảnh hưởng của giãn cách xã hội diện rộng trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, nếu các chủng virus đột biến mới tạo thành một đợt đại dịch khác dẫn đến nhiều khu vực đạt mức độ 3-4 của đại dịch thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ ở các mức độ khác nhau. Các công ty lớn sẽ giành được nhiều thị phần hơn từ các công ty bán lẻ và phân phối khác đã rời khỏi thị trường.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2021 là 105.618 doanh nghiệp, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2020.
Điều này cho thấy rủi ro cạnh tranh từ các doanh nghiệp mới là thấp trong quý IV/2022. Điều này giúp các công ty đang hoạt động tận dụng lợi thế để giành thêm thị phần trong các mảng kinh doanh của mình.
Mặt khác trong 11 tháng năm 2021, số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 39.469 doanh nghiệp, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trước đó, có 97.089 công ty rời khỏi thị trường trong 10 tháng năm 2021, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, hơn 31% công ty thuộc lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và sửa chữa.
Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, phần lớn các công ty này quy mô nhỏ, bị ảnh hưởng bởi giai đoạn giãn cách xã hội nhiều hơn so với các công ty quy mô lớn có thương hiệu, hệ thống quản lý mạnh.
Do đó, các chuyên gia phân tích kỳ vọng những công ty bán lẻ và phân phối quy mô lớn sẽ phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022.
Ba xu hướng thúc đẩy tăng trưởng ngành bán lẻ
Đa kênh và trực tuyến được nhận định sẽ trở thành động lực chính cho công ty bán lẻ trong trạng thái "bình thường mới". Việc lướt và nghiên cứu về sản phẩm hiện nay chủ yếu được thực hiện trực tuyến thay vì ngoại tuyến. Đồng thời, theo nghiên cứu của Facebook và Bain & Company, tỷ lệ chi tiêu dành cho các kênh ngoại tuyến đang thu hẹp lại.
Trong hai giai đoạn đầu tiên của hành trình tiêu dùng - giai đoạn khám phá và giai đoạn đánh giá, ít nhất 80% kênh được người tiêu dùng sử dụng là trực tuyến.
Việc lướt qua các sản phẩm, so sánh các mặt hàng, kiểm tra đánh giá và thực hiện nghiên cứu hiện chủ yếu được thực hiện trên các kênh như truyền thông xã hội, trang web thương mại điện tử, trang web và video thuộc sở hữu của thương hiệu.
Nhưng trong giai đoạn cuối cùng của hành trình tiêu dùng, giai đoạn quyết định mua, trực tuyến mới chỉ bắt đầu chiếm được thị phần ngày càng tăng trong doanh số bán hàng.
Đối với các công ty bán lẻ niêm yết, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT tin rằng, việc giới thiệu chiến lược đa kênh để hoàn thành hành trình tiêu dùng là đúng đắn để tăng doanh thu.
Theo dữ liệu từ iPrice, Shopee và Lazada là những trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với lượt truy cập hàng tháng trong quý III/2021 lên đến 77,8 triệu và 21,4 triệu.
Do đó, việc đưa các gian hàng lên các trang thương mại điện tử sẽ giúp các công ty bán lẻ và nhà phân phối mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu bán hàng từ các tệp khách hàng mới này.
Với xu hướng này, những công ty đã đầu tư và xây dựng nền tảng trực tuyến hiệu quả, xây dựng trang cộng đồng và kênh bán hàng đa dạng trên các trang thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đa kênh; trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) và Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán: PNJ) là những công ty bán lẻ nổi bật.
Xu hướng thứ 2 là nhu cầu ngày càng tăng đối với điện thoại thông minh chính hãng cao cấp và các sản phẩm làm việc tại nhà sẽ tiếp tục sau đại dịch.
Đối với điện thoại thông minh cao cấp, dù thị trường điện thoại di động đã dần bão hòa với mức tăng trưởng trong giai đoạn 2019-2021 chỉ khoảng 5- 7%/năm, nhưng từ năm 2022, các nhà phân phối điện thoại di động được ủy quyền sẽ duy trì mức tăng trưởng cao hơn nhờ nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch; việc thắt chặt các quy định về hàng xách tay giúp các nhà bán lẻ được ủy quyền có thể đạt được nhiều thị phần hơn.
Bên cạnh đó, việc thắt chặt bảo hành với yêu cầu biên lai các sản phẩm chính hãng từ các nhà phân phối ủy quyền cho các sản phẩm Apple sẽ tập trung nhu cầu các sản phẩm của Apple hướng vào các đại lý được ủy quyền.
Đối với sản phẩm làm việc tại nhà, theo điều tra dân số Việt Nam, chỉ có 30,7% hộ gia đình có máy tính, bao gồm cả máy tính để bàn và máy tính xách tay, cho thấy thị trường máy tính vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn trong và sau đại dịch khi nhu cầu về các sản phẩm máy tính sẽ tăng mạnh nhờ nhu cầu làm việc tại nhà và giải trí.
Với xu hướng này, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) và Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (mã chứng khoán: FRT) được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu đối với các sản phẩm và máy tính xách tay chính hãng của Apple, trong khi Công ty cổ phần Thế giới số (mã chứng khoán: DGW) và Công ty cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (mã chứng khoán: PSD) sẽ được hưởng lợi từ giai đoạn phân phối tới các nhà bán lẻ.
Xu hướng thứ 3 là chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch sang thương mại hiện đại. Theo Kantar Worldpanel, vào giữa tháng 10 năm 2021, thị phần của các kênh trực tuyến và siêu thị nhỏ đã giảm trở lại khoảng 10% và 6% sau khi đạt đỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2021.
Tuy nhiên, thị phần này vẫn ở mức cao so với trước dịch, khoảng 3% đối với kênh trực tuyến và 5% đối với kênh siêu thị nhỏ cho thấy khả năng duy trì hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội của các kênh này và sự thay đổi xu hướng tiêu dùng sau đại dịch.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2025, giá trị gia tăng của khu vực thương mại trong nước sẽ đóng góp khoảng 13,5% GDP và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng khoảng 9-9,5%/năm trong giai đoạn từ năm 2021- 2025.
Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của kênh thương mại hiện đại đạt khoảng 35-40% vào năm 2025. Với dự báo này, ngành thương mại hiện đại có thể duy trì đà tăng trưởng trên hai con số trong suốt giai đoạn 2021-2025. Do đó, doanh nghiệp có chuỗi bán hàng hiện đại sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt hơn thị trường chung.
Thực tế, dịch COVID-19 có những tác động ngược chiều đến các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Trong khi các công ty bán lẻ các sản phẩm không thiết yếu và công ty kinh doanh bất động sản thương mại bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời giãn cách xã hội trong quý III/2021, đại diện là Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán: PNJ) và Công ty cổ phần Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE) khi doanh thu giảm lần lượt 77,6% và 55,3% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận ròng của Vincom Retail giảm 95,6% so với cùng kỳ năm 2020 và Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận lỗ ròng 160 tỷ đồng.
Ngược lại, các công ty phân phối và bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng và hàng thiết yếu ít bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội trong quý III/2021 và tiếp tục hoạt động hiệu quả trong 9 tháng năm 2021 do nhu cầu của các sản phẩm này vẫn duy trì.
Công ty cổ phần Thế giới số (mã chứng khoán: DGW) có doanh thu và lợi nhuận ròng trong 9 tháng năm 2021 tăng 53,2% và 96,4% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu máy tính xách tay và điện thoại chính hãng cao cấp tăng mạnh trong thời gian gần đây. Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (mã chứng khoán: FRT) ghi nhận lãi ròng 108 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2021, trong khi đó, cùng kỳ năm 2020 công ty lỗ ròng 10 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu các doanh nghiệp ngành bán lẻ cũng diễn biến khá tương đồng với kết quả kinh doanh và những kỳ vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Theo đó, năm 2021, MWG tăng 14,4%, PNJ tăng 18,7%, DWG tăng 44,5%, FRT tăng 213,1%.
Giá bất động sản sẽ thế nào trong những quý cuối năm? Theo VNDirect, các chủ đầu tư có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới. Do đó, hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh trong khi mở rộng quỹ đất sẽ chậm lại, giúp giá nhà đất hạ nhiệt trong các quý còn lại của năm. Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước...