Áp dụng xử phạt nguội, ngăn việc “chống lưng” cho xe quá tải
Ngày 14/4, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức sơ kết 6 tháng đưa 2 bộ cân kiểm tra tải trọng xe tự động tại Km78 830 trên QL5 vào hoạt động thí điểm kiểm soát tải trọng xe trên QL5.
Ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, sau 6 tháng đưa 2 bộ cân kiểm tra tải trọng xe tự động vào hoạt động thí điểm đã mang lại hiệu quả tích cực trong công tác kiểm soát xe quá tải trên QL5. Số lượt xe vi phạm mức bị xử phạt đã giảm hơn hơn 49 lần (từ 6,9% của 7 tháng đầu năm 2020 xuống còn 0,14%). Số lượt xe vi phạm theo ngày đã giảm bình quân gần 50 lần, từ 176 lượt xe/ngày xuống còn 3,6 lượt xe/ngày.
Hầu hết các chủ phương tiện nhận được thông báo vi phạm sau khi được lực lượng chức năng cung cấp các bằng chứng vi phạm đều chấp thuận về kết quả vi phạm và chấp hành quyết định xử phạt.
Cân xe quá tải tự động thí điểm trên QL 5.
Theo ông Chung, đây là hệ thống cân tự động tốc độ cao đầu tiên của Việt Nam, có độ chính xác cao, ổn định, hệ thống cân hoạt động tự động hoàn toàn, không cần thao tác vận hành và can thiệp của con người, cho ra kết quả cân nhanh từ 3 – 15 giây và kiểm soát được 100% số lượt. Đặc biệt, hệ thống cân này sẽ loại bỏ được tình trạng “chống lưng” cho xe quá tải hoành hành do được áp dụng xử phạt “nguội”.
Lái xe, chủ xe không gặp được người trực tiếp xử lý do không có lực lượng chức năng không phải trực tiếp ra đường để dừng xe, kiểm tra và xử phạt vi phạm, tránh được tiếp xúc và va chạm với tổ chức, cá nhân vi phạm, lái xe muốn gặp lực lượng chức năng để xin cũng không thực hiện được. Hơn nữa, phần mềm do nhiều đơn vị kiểm soát, không thể can thiệp nên không có chuyện can thiệp vào kết quả xử lý.
Video đang HOT
Thông tin thêm, ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam – cho hay, nếu so sánh với trạm cân cố định tại Dầu Giây và Quảng Ninh, hệ thống cân tự động này giảm từ khoảng 70 người bao gồm nhân viên quản lý, vận hành, bảo vệ, lực lượng chức năng có thẩm quyền dừng xe, lập biên bản vi phạm hành chính… xuống còn từ 3-5 người chỉ làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ; giảm khoảng 10 lần chi phí hoạt động hàng năm (từ khoảng 5 tỷ đồng/năm xuống còn khoảng dưới 1 tỷ đồng/năm); không cần nhân viên vận hành và lực lượng chức năng có thẩm quyền làm việc trực tiếp tại hiện trường (vị trí đặt thiết bị cân) nên không thể tiếp xúc trực tiếp, gặp gỡ đối tượng vi phạm, do đó loại bỏ hoàn toàn tiêu cực.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định, từ kết quả đạt được trong quá trình thí điểm sẽ tiếp tục sử dụng mô hình công nghệ mới này với mục tiêu kiểm soát được xe quá tải, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ. Trên tinh thần đó, ông Lê Đình Thọ yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai, Tổng cục Đường bộ xây dựng kế hoạch cụ thể dự kiến lắp đặt ở các quốc lộ, ưu tiên khu vực có lưu lượng xe quá tải lớn; rà soát, sửa đổi hành lang pháp lý về nguồn vốn, quy chuẩn và mô hình tổ chức hoạt động của trạm cân tự động triển khai trong thực tế nhanh nhất.
TPHCM xử phạt nguội giao thông chưa hiệu quả
Sáng ngày 9-4, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) Quý 1, nhiệm vụ công tác Quý 2-2021.
TPHCM thường xuyên ra quân các đợt kiểm tra xử lý phương tiện lưu thông trên địa bàn . Ảnh QUỐC HÙNG
Phát biểu tại hội nghị, để đảm bảo công tác xử lý vi phạm liên quan ATGT, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức, kiến nghị các cơ quan, Bộ ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 theo hướng quy định cụ thể về "xử phạt nguội" phương tiện vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ theo hướng hoàn toàn tự động, không thực hiện bước xác minh hành vi vi phạm do việc ra thông báo yêu cầu người vi phạm đến phối hợp với Cơ quan chức năng để xác minh hành vi vi phạm như hiện nay gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ chấp hành thấp.
Do vậy, trước mắt, Chính phủ cho phép TPHCM cơ chế thí điểm "xử phạt nguội" đối với một số hành vi vi phạm. Cụ thể, phạt nguội các hành vi vi phạm tải trọng của phương tiện, tải trọng của cầu, đường thông qua trạm kiểm tra tải trọng xe tự động theo hướng tập trung vào xử phạt đối với đối tượng là chủ phương tiện (trường hợp xác định được người điều khiển phương tiện không phải là chủ phương tiện thì xử phạt thêm đối tượng là người điều khiển phương tiện) và không yêu cầu hạ phần hàng quá tải tại nơi phát hiện vi phạm (đối với hình thức "xử phạt nguội").
Phạt nguội ô tô kinh doanh vận tải thông qua hệ thống camera ghi hình và cơ sở dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình ô tô kinh doanh vận tải. Các hành vi vi phạm bao gồm: ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch thực hiện quá 30% tổng số chuyến xe có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp trong một tháng; ô tô kinh doanh vận tải dừng, đỗ xe đón trả khách không đúng nơi quy định; ô tô kinh doanh vận tải lưu thông vào khu vực đường cấm, giờ cấm, lưu thông không đúng lộ trình được cấp phép.
Về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quý 1-2021, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức, cho hay, ngay từ đầu năm 2021, TPHCM đã tổ chức tổ chức Lễ phát động ra quân thực hiện năm ATGT và triển khai kế hoạch năm 2021. Qua đó, TPHCM xác định mục tiêu tập trung kéo giảm ít nhất 5% - 10% số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương so với năm 2020; kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông; từng bước tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý trật tự đô thị, quản lý và sử dụng lòng, lề đường, vỉa hè trên địa bàn TP.
Theo Phó Chủ tịch Dương Minh Đức, TPHCM xác định liên quan về phát triển hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại được xem là một trong những giải pháp đột phá trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và giải quyết bài toán giao thông tại TPHCM. Trên cơ sở đó, Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị thuộc Sở GT-VT TPHCM hình thành trong năm 2020 được xem là một trong những hợp phần quan trọng của "Đề án Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh.
Hệ thống 857 camera giám sát giao thông trên địa bàn TPHCM được kết nối tập trung về Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị kịp thời ghi nhận tình hình giao thông tại các nút giao thông (các nút giao thông trọng điểm, các vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông) nên các sự cố về giao thông được xử lý nhanh. Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông linh hoạt được triển khai trong phạm vi 36 km khu vực trung tâm thành phố, tự động điều khiển khi phương tiện ùn ứ.
TPHCM cũng đã triển khai ghi hình, thu thập dữ liệu phục vụ việc xử phạt qua hình ảnh các hành vi vi phạm về trật tự ATGT; kiểm soát tốc độ các trục đường chính, đường vành đai, khu vực đầu mối.
Các cơ quan chức năng đã ban hành gần 80.000 quyết định xử phạt thông qua thiết bị nghiệp vụ kỹ thuật, xử phạt hơn 128 tỷ đồng.
Trong năm 2021, TPHCM đã xây dựng 7 nhóm giải pháp nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông. Trong đó, tập trung giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại 2 khu vực là Sân bay Tân Sơn Nhất và Cảng Cát Lái thông qua việc phát huy hiệu quả của các nhóm phản ứng nhanh.
Ùn tắc giao thông tại khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất đã được kéo giảm nhờ phát huy hiệu quả của các nhóm phản ứng nhanh
Bên cạnh đó, TPHCM tiếp tục nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành giao thông đô thị. Cụ thể, triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân địa bàn TP. Trong đó, tập trung nghiên cứu triển khai thu phí ô tô vào khu vực trung tâm thành phố để hạn chế ùn tắc giao thông; thực hiện Đề án thí điểm xe đạp công cộng trên địa bàn TP; ban hành khung kiến trúc vé điện tử cho hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn TP.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mở rộng mạng lưới camera giám sát giao thông trên địa bàn TP, triển khai việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thông qua việc sử dụng hệ thống camera giám sát, hệ thống kiểm soát tốc độ, cân tự động, dữ liệu giám sát hành trình...).
Đầu tư mở rộng hệ thống điều khiển giao thông thích ứng theo thời gian thực để từng bước nâng cao hiệu quả công tác điều hành, phân luồng nhằm tối ưu hóa dòng giao thông, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Triển khai tổ chức điều khiển đèn tín hiệu giao thông khu vực trung tâm thành phố theo các kịch bản linh hoạt phù hợp với tình hình giao thông thực tế nhằm tối ưu hóa dòng giao thông, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.
Ngoài ra, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục đăng kiểm thực hiện chia sẻ toàn bộ các dữ liệu ngành giao thông vận tải (dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của ô tô, dữ liệu đăng kiểm và các dữ liệu khác có liên quan) phục vụ việc liên thông dữ liệu giữa các ngành, các lĩnh vực của Trung ương với TPHCM.
Bên cạnh đó, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông đô thị với các nguồn dữ liệu số được cập nhật, đầy đủ và chính xác; tạo lập được cơ sở dữ liệu không gian về kết cấu hạ tầng giao thông để khai thác sử dụng trong hoạt động quản lý điều hành hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ.
Phạt nguội vi phạm giao thông: Hiệu quả và minh bạch Từ năm 2004, việc xử phạt nguội vi phạm giao thông qua hình ảnh đã được áp dụng và ngày càng được nhân rộng ra khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Từ lực lượng CSGT cho đến người dân và các chuyên gia đều đánh giá rất cao hiệu quả cũng như tính minh bạch của biện pháp này. Người dân ý...