Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý nguồn nước ngầm
Gần 300 hộ gia đình tại tỉnh Long An đã được công ty La Vie hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước của thành phố.
Tại Long An, một số kênh rạch đã được làm sạch và khai thông để đem lại nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Riêng trong năm 2019, gần 300 hộ gia đình tại tỉnh Long An đã được hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước của thành phố.
Đó là những kết quả tích cực cho những nỗ lực đến từ công ty La Vie trong việc đồng hành cùng chính quyền và cộng đồng tỉnh Long An thực hiện chương trình quản lý nguồn nước bền vững theo tiêu chuẩn toàn cầu của Tổ chức quốc tế Alliance for Water Stewardship (AWS).
Chung tay quản lý nguồn nước: Hành động cần thiết
Các nước trên thế giới đang đối mặt với các vấn đề về nước, như tình trạng khô hạn, ô nhiễm, bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước – theo ông Marc Alary, phụ trách Phát triển Bền vững về Môi trường và Nước tại Nestlé Waters châu Á, tại buổi chia sẻ “Chung tay quản lý nguồn nước bền vững tại vùng Tây Nam Bộ” gần đây. Trong khi đó, nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai.
Các diễn giả nhấn mạnh: Cần chung tay quản lý nguồn nước.
So với nhiều nước, Việt Nam là một trong số những quốc gia có mức độ rủi ro về thiếu nước khá thấp. Theo ông Anus Sylvain, chuyên gia đến từ Tập đoàn nghiên cứu địa chất Antea (Pháp), kết quả từ các nghiên cứu của Antea thực hiện từ cuối năm 2016 dự đoán: nước ngầm trong lưu vực sông Vàm Cỏ đang trong tình trạng cân bằng tích cực.
Cụ thể, tại khu vực tỉnh Long An, lượng nước được bổ cập hàng năm gấp 4 lần lượng nước khai thác. Tuy nhiên, khoảng 95% lượng nước khai thác được chia sẻ bởi nhiều bên khác nhau, như các khu công nghiệp, nhà máy cấp nước, các hộ gia đình, trường học,…
Vì thế, việc thực hiện sáng kiến bảo vệ nguồn nước chung, với sự quản lý và phối hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương là rất cần thiết.
Video đang HOT
AWS – Tiêu chuẩn quốc tế về chung tay quản lý nguồn nước bền vững
Để quản lý nguồn nước bền vững, Nestlé Waters đã và đang áp dụng chương trình AWS cho toàn bộ nhà máy của tập đoàn trên thế giới, trong đó có nhà máy La Vie tại Long An.
Trong năm 2019, nhà máy công ty La Vie tại Long An đã trở thành nhà máy đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức AWS cấp chứng nhận quốc tế về quản lý nguồn nước bền vững. Để đạt chứng chỉ AWS, các nhà máy cần đảm bảo đáp ứng đủ 30 tiêu chí và 98 chỉ tiêu. Quy trình đánh giá được thực hiện nghiêm ngặt bởi một tổ chức độc lập.
Để thực hiện các mục tiêu chung tay quản lý nguồn nước bền vững, cần sự chung tay phối hợp thực hiện từ nhiều bên.
Tiêu chuẩn AWS – Chung tay quản lý nguồn nước được định nghĩa là việc sử dụng nước công bằng xã hội, bền vững về môi trường và mang lại lợi ích kinh tế, đạt được thông qua một quá trình bao gồm sự tham gia của các bên liên quan trong phạm vi khu vực ảnh hưởng và toàn lưu vực xung quanh. Bốn vấn đề chính được AWS giải quyết là khan hiếm nguồn nước, hạn chế ô nhiễm, công bằng xã hội khi sử dụng nước và bảo vệ hệ sinh thái.
Để thực hiện các mục tiêu của AWS, cần có sự tham gia của nhiều đơn vị, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và các thành phần khác. Các nhà máy nước áp dụng tiêu chuẩn AWS cần hiểu và xác định các vấn đề thách thức, cơ hội và rủi ro; đưa ra các kế hoạch hành động cụ thể nhằm giải quyết hoặc giảm thiểu các rủi ro đối với lưu vực nước của nhà máy, cũng như tìm kiếm cơ hội phát triển nguồn nước bền vững.
Dọn dẹp rác tại các khu vực xung quanh nguồn nước tại tỉnh Long An.
Từ lúc bắt đầu thực hiện AWS vào năm 2017 đến nay, La Vie đã phối hợp với các trường cao đẳng, đại học tại Long An để tuyên truyền và sinh hoạt chuyên đề về tiết kiệm nước cho tổng cộng gần 1.500 sinh viên và nhân viên các trường học; Xây dựng 2 trạm cấp nước miễn phí phục vụ cộng đồng địa phương; Hỗ trợ 273 hộ dân kết nối với hệ thống cấp nước sạch thành phố trong năm 2019.
Công ty đã đóng góp cải tạo kênh Thủ Tửu (phường Tân Khánh) và kênh Chiến Lược (phường Khánh Hậu) trong tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng, đem lại nguồn nước cho nông nghiệp, hỗ trợ cải thiện môi trường sống của người dân, giảm thiểu ô nhiễm và nguồn bệnh; Phối hợp với các đơn vị cung cấp khác thực hành tiết kiệm nguồn nước trong sử dụng, …/.
Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố công ty La Vie là một trong 100 doanh nghiệp phát triển bền vững xuất sắc nhất tại Việt Nam năm 2019 bởi. Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực của La Vie nhằm đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Cùng với chương trình quản lý nguồn nước AWS, La Vie đang thực hiện lộ trình giảm thiểu và hướng đến không tác động đến môi trường từ bao bì sản phẩm của Công ty. La Vie đặt mục tiêu vào năm 2025 tất cả các vật liệu đóng gói sản phẩm của công ty ra thị trường đều có thể tái chế hoặc tái sử dụng.
Theo PV/VOV
Kỳ công trồng bưởi da xanh hữu cơ, 10 trái như 10, chưa hề ế
Hơn 3 năm nay, anh Nguyễn Văn Kia Ri (ấp Nhơn Trị, xã Nhơn Thạnh Trung, TP.Tân An, tỉnh Long An) trồng bưởi da xanh và áp dụng phương pháp hữu cơ trong canh tác. Mong muốn của anh Kia Ri là tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có cơ hội tiêu thụ sản phẩm dễ dàng.
Anh Kia Ri chia sẻ, gia đình có gần 1ha đất. Trước khi trồng bưởi, anh trồng dưa hấu, lúa nhưng đây là những cây ngắn ngày, chăm sóc khá cực, đồng lời bấp bênh. Do đó, anh thường xuyên lên Internet tham khảo những mô hình trồng cây ăn trái để tìm hướng đi thích hợp trên mảnh đất mình đang canh tác.
Vườn bưởi da xanh được trồng theo phương pháp hữu cơ của gia đình anh Nguyễn Văn Kia Ri
Ngoài ra, anh Kia Ri còn được Hội Nông dân TP.Tân An, xã Nhơn Thạnh Trung tổ chức nhiều chuyến tham quan các mô hình làm kinh tế hiệu quả.Sau thời gian nghiên cứu, anh quyết định chọn giống bưởi da xanh để trồng.
Vườn bưởi trước đây vốn là ruộng lúa, anh phải mất rất nhiều công sức để lên liếp, xẻ mương nhằm lấy nguồn nước sông tự nhiên cung cấp nước tưới cũng như xả phèn.
Theo đó, vườn bưởi nhà anh có liếp rộng khoảng 6m, mương nước dọc theo liếp khoảng 2m. Trên mỗi liếp, anh trồng bưởi hàng cách hàng khoảng 4m để cây lấy tàn rộng, hấp thu đầy đủ ánh sáng tự nhiên nhằm tránh sâu, bệnh trên thân cây cũng như lá.
Nói về lý do không sử dụng phân hóa học, loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật trong vườn bưởi, anh Kia Ri giải thích: "Đa số người dân vẫn còn lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao. ể tìm hướng đi mới trong canh tác cây bưởi da xanh, tôi chọn trồng theo hướng hữu cơ sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học, vừa bảo đảm sức khỏe người trồng, người dùng, vừa bảo vệ đất đai và môi trường sống".
Thông thường, bưởi da xanh sau 18 tháng trồng thì bắt đầu cho những lứa trái đầu tiên.Từ khi ra hoa, kết trái và chín mất 7-8 tháng. Đây là khoảng thời gian khá dài, vì vậy, anh Kia Ri chịu khó trồng xen bưởi với ổi giống Nữ hoàng (theo hướng hữu cơ).
Bởi, ổi Nữ hoàng là loại cây nhanh lấy trái sau trồng trọt. Giải thích vấn đề này, anh Kia Ri cho rằng: "Bưởi lâu cho trái còn ổi thì nhanh, đây là cách "lấy ngắn nuôi dài". Nhờ vậy, vườn ổi xen canh cho tôi thu nhập hàng ngày để nuôi cây bưởi. Hiện nay, vườn bưởi được 3 năm trồng, trái bắt đầu sai, tôi sẽ bỏ ổi để cành bưởi xòe tán rộng".
Hiện nay, với diện tích gần 1ha, anh Kia Ri trồng gần 400 gốc bưởi da xanh. Với phương pháp trồng theo hướng hữu cơ, bưởi ít bị sâu, bệnh. Đặc biệt, trái bưởi có chất lượng khá vượt trội, vỏ mỏng, ruột hồng, múi mọng nước và vị ngọt thanh tao.
ể đạt được điều này, bí quyết chính là nằm ở khâu canh tác. Cụ thể, bình quân mỗi năm, anh Kia Ri bón phân cho bưởi 3-4 đợt và tuyệt đối không để cây mất nước. Ngoài ra, khâu chọn trái cũng khá quan trọng. Khi bưởi ra hoa, kết trái, anh phải chịu khó chọn những trái đầy đặn, tròn và loại bỏ những trái méo mó, da sần sùi.
Do những đợt trái đầu tiên, vườn bưởi trái chưa rộ nên hầu hết đều được anh bán tại nhà cho người thân quen hoặc bán tại các chợ có đông công nhân. Bưởi loại 1 (trái tròn to, không méo, nặng trên 1,3kg), anh bán với giá 60.000 đồng/kg; còn bưởi loại 2 (trái nhỏ, da không đều màu, hoặc méo) thì bán với giá rẻ hơn.
Hiện nay, người thân sau khi dùng bưởi do anh Kia Ri trồng đều đánh giá chất lượng tốt. Anh Kia Ri cho biết, đang nghiên cứu, áp dụng cách bón phân sao cho chất lượng trái nâng lên, xây dựng thương hiệu cho vườn bưởi và tiến tới xúc tiến thương mại để có đầu ra theo hướng liên kết, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, bền vững.
Theo thông tin từ Hội Nông dân TP.Tân An, trên địa bàn thành phố hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp như trồng cây ăn trái, rau ăn lá, lúa theo hướng hữu cơ. Điều này phù hợp chủ trương của tỉnh trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm phục vụ người tiêu dùng./.
Theo Thanh Tùng (Báo Long An)
Vợ của Trung úy công an tử nạn lúc truy đuổi trộm: "Từ ngày cha mất, bé không chịu ngủ, cứ khóc liên tục" Khóc như chưa từng được khóc liên tiếp nhiều ngày sau khi nghe tin chồng tử nạn, sức khỏe người phụ nữ 22 tuổi gần như suy kiệt. Chị không chỉ mất đi người yêu thương chị nhất, mà gia đình nhỏ còn lắm khó khăn của chị vĩnh viễn mất đi người chèo chống đáng tin cậy. Ngày 21/11, trao đổi với...