Áp dụng phiếu đi chợ ở Hà Nội: Người mua, người bán cần lưu ý gì?
Người dân không được đến chợ nếu có một trong các triệu chứng hoặc đang trong thời gian cách ly. Hộ kinh doanh chỉ bán các mặt hàng thiết yếu.
Để giảm thiểu tối đa lượng người đi ra chợ, tránh tập trung đông người, nhiều người dân Hà Nội đã được phát phiếu đi chợ (Ảnh: H.Q).
Các vấn đề cần lưu ý với hộ kinh doanh, người đi chợ bằng thẻ
Ngày 29/7, hai Bộ Công Thương – Y tế tổ chức họp trực tuyến cùng hướng dẫn các địa phương cách phòng chống dịch bệnh tại chợ truyền thống.
Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), “Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ” đã được Bộ Công Thương phối hợp xây dựng và Bộ Y tế ban hành (Cụ thể là Công văn 5858).
Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo sở công thương các tỉnh/thành phố để phổ biến, áp dụng.
“Hướng dẫn này áp dụng đối với các địa phương hiện đang thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng cho các chợ (bao gồm cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ). Các nội dung yêu cầu nhằm bảo đảm công tác phòng, dịch tại chợ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan gồm: đơn vị quản lý chợ; hộ kinh doanh/người kinh doanh/người lao động, khách hàng mua bán tại chợ; UBND các cấp được phân cấp quản lý chợ. Hướng dẫn đã được xây dựng rất cụ thể, chi tiết”, ông Tuấn cho biết.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế đã hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16.
Trong đó, đối với hộ kinh doanh , cơ quan chức năng yêu cầu chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, tuân thủ việc sắp xếp bảo đảm khoảng cách, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Thứ hai, các hộ ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm;
Thứ ba, quản lý thông tin người lao động/làm việc, người bán hàng, yêu cầu thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1.
Thứ tư, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, thông thoáng, khoảng cách, có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi cần thiết
Thứ 5, thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu.
Thứ 6, nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách.
Thứ 7, thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm
Thứ 8, bản thân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như hướng dẫn với người bán hàng.
Các hộ kinh doanh chỉ bán các mặt hàng thiết yếu ở chợ.
Còn đối với khách hàng và người lao động , Bộ Y tế cho biết cần lưu ý 6 điểm trước khi đến chợ. Trong đó, lưu ý đầu tiên là không được đến chợ nếu có một trong các triệu chứng hoặc đang trong thời gian cách ly.
Thứ hai, phải khai báo y tế hàng ngày, thực hiện 5K.
Thứ ba, thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng.
Thứ tư, đảm bảo an toàn phòng chống dịch khi di chuyển đến chợ và ngược lại.
Thứ 5, người lao động ký cam kết thực hiện, tuân thủ quy định, hướng dẫn phòng chống dịch và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
Thứ 6, khách hàng đi chợ theo đúng ngày được quy định và nộp thẻ vào chợ tại cổng.
Giải quyết vấn đề không cứng nhắc, cần có sự linh hoạt
Tại hội nghị, ông Trần Anh Dũng – Trưởng phòng Quản lý Sức khỏe môi trường và hóa chất (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) – nhấn mạnh, hướng dẫn theo Công văn 5858 chỉ áp dụng tại các địa phương theo Chỉ thị 16.
Đối với thẻ đi chợ, tùy theo thực tế địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp một thẻ có thể đi nhiều chợ.
Về kinh phí test nhanh, theo Công văn 5858, tùy theo địa phương để áp dụng.
Trong khi đó, ông Hoàng Anh Tuấn – đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) – đánh giá các ý kiến của địa phương rất chi tiết, cụ thể về vướng mắc địa phương đang gặp.
Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước đề nghị các sở công thương trong quá trình triển khai nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công Thương (đầu mối là Vụ Thị trường trong nước) để tổng hợp, kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Ông Hoàng Anh Tuấn lưu ý, các địa phương thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các bộ, ngành, cần lưu ý giải quyết vấn đề không cứng nhắc, cần có sự linh hoạt theo tình hình thực tế từng địa phương để công tác phòng chống dịch tại địa bàn nói chung, phòng chống dịch tại chợ nói riêng đáp ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh diễn biến dịch phức tạp hiện nay.
Hà Nội khẳng định đủ hàng hoá cung ứng cho dân
Sở Công thương Hà Nội tối nay, 23.7, cho biết lượng hàng hoá thiết yếu các doanh nghiệp dự trữ gấp 3 lần so với tháng bình thường. Người dân Hà Nội không nên lo lắng, tích trữ lương thực, thực phẩm.
Các siêu thị Hà Nội những ngày qua luôn chuẩn bị lượng hàng dự trữ tăng cao so với ngày thường. ẢNH THU HẰNG
Theo Sở Công thương Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa... sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
KHẨN: Hà Nội giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 từ 6 giờ sáng 24.7
Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.
Đồng thời, sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối và các quận, huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.
Nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động vận tải, giao thương, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn thành phố trong tình hình mới, UBND thành phố cũng đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, cập nhật phương án của ngành, đơn vị, địa phương, đảm bảo lưu thông, tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn thành phố trong các tình huống dịch bệnh Covid-19 xảy ra.
Theo đó, Sở Công thương sẽ phối hợp các đơn vị tăng cường kết nối cung cầu, tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn thành phố để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch.
Đồng thời, chỉ đạo doanh nghiệp phân phối, siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường biện pháp để khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại...
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, thổi giá...; kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo phân cấp.
Hà Nội giãn cách xã hội chống Covid-19, dịch vụ nào được phép hoạt động?
Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị cũng chuẩn bị phương án vận chuyển hàng hoá để báo cáo Bộ GTVT cấp phép vận chuyển theo "luồng xanh" đối với các doanh nghiệp tham gia lưu thông trên toàn quốc.
Sở Công thương Hà Nội nhấn mạnh: "Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng. Người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh".
Từ hôm nay, người dân Hà Nội cần lưu ý gì? Theo Công điện 15 của UBND TP.Hà Nội, từ 0 giờ 19.7, người dân Hà Nội được yêu cầu ở nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thực sự cần thiết. Cần lưu ý gì khi Hà Nội "siết" phòng dịch? Người buôn bán nhỏ tại P.Nam Đồng sáng nay bị nhắc nhở. ẢNH TRẦN CƯỜNG - Người dân chỉ ra đường trong...