Áp dụng giải pháp kinh tế tuần hoàn xử lý rác thải
Trong vài thập kỷ vừa qua, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng, nhưng môi trường cũng đối mặt với sự gia tăng các nguồn chất thải, rác thải, nhất là nhựa bao bì.
Thực tế này đặt ra bài toán đối với ngành Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường về cơ chế phối hợp giải quyết, xử lý an toàn đối với các nguồn thải.
Khủng hoảng chất thải
Dự báo của Ngân hàng Thế giới dự kiến, lượng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2030 sẽ tiếp tục gia tăng từ 1,31 kg lên 1,72 kg/người mỗi ngày ở vùng đô thị và từ 0,86 kg lên 1,13 kg/người mỗi ngày ở vùng nông thôn. Ước tính, thành phần rác thải sinh hoạt rắn mỗi nơi mỗi khác. Tổng lượng rác thải hàng năm tăng gấp đôi trong vòng 15 năm vừa qua và dự báo sẽ tăng từ 27 triệu tấn hiện nay lên 54 triệu tấn năm 2030. Trong đó, nhựa và ni lông chiếm khoảng 3,4-10,6%, giấy và bìa cứng 3,3-6,6%, kim loại 1,4-4,9% và thủy tinh 0,5-2,0%. Chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là rác thải hữu cơ (50,2-68,9%) và rác thải khó phân hủy (14,9 đến 28,2%).
Còn theo Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), các hộ gia đình ở Việt Nam dùng khoảng 1,2 triệu tấn bao bì nhựa/năm.
Xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường cần phải gắn trách nhiệm của nhà sản xuất, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ra thị trường. Ảnh: Lê Phú.
Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra nhiều tác động kinh tế xã hội sâu rộng, mà hậu quả còn chưa thấy hết. Các biện pháp giãn cách phòng dịch góp phần làm gia tăng khối lượng chất thải bao bì (thông qua mua hàng ở siêu thị, thương mại điện tử, giao đồ ăn tại nhà và cầm đi).
Mặc dù các hoạt động du lịch tạm thời suy giảm có thể giúp bù trừ hệ quả trên ở mức độ nhất định, nhưng lực lượng người lao động bán chính thức và không chính thức trong thu gom, phân loại và tái chế rác thải cũng suy giảm do dịch, cũng làm gia tăng lượng rác thải tồn đọng.
Đơn cử, ước tính ở Hà Nội có khoảng 10.000 người làm nghề đồng nát, hàng ngày thường thu gom rác thải có thể tái chế được (giấy báo, nhựa và kim loại) hoặc mua trong dân, sau đó bán cho khoảng 800 cơ sở thu mua phế liệu, các cơ sở này lại bán lại cho các cơ sở tái chế và làng nghề. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19, nhiều người làm nghề đồng nát phải về quê, làm giảm lực lượng lao động này.
Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang phối hợp với các địa phương đang xây dựng cơ chế EPR (Giải pháp kinh tế tuần hoàn xử lý rác thải-Cách tiếp cận dưới góc độ chính sách bảo vệ môi trường, gắn trách nhiệm của nhà sản xuất, doanh nghiệp đối với sản phẩm được mở rộng tới tận giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó), nhằm đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế về xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là Công ước Basel của Liên Hợp Quốc năm 2019.
Nhân rộng cơ chế EPR thành xu hướng xanh tương lai
Tại hội thảo Đào tạo giảng viên về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, doanh nghiệp EPR đối với bao bì ngày 24/11, do Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan hợp tác quốc tế Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức, báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, cơ chế EPR đối với chất thải bao bì có thể làm đối trọng cho những biến động lớn của giá cả thị trường trong tương lai do tái chế không phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả thị trường, mà còn phụ thuộc vào đóng góp tài chính của các nhà sản xuất, doanh nghiệp khi đưa bao bì ra thị trường.
Thực tế hiện nay tại các địa phương, việc xây dựng, áp dụng cơ chế EPR sẽ tạo ra khung hoạt động đảm bảo kinh doanh cho các cơ sở tái chế hoặc các hình thức xử lý khác (đốt rác đồng thời trong lò nung xi măng), tuân thủ những chuẩn mực cao về mặt môi trường, công nghệ (xử lý chất thải, nước thải), đảm bảo sức khỏe, an toàn và điều kiện làm việc.
Trong khi đó, các chuỗi giá trị tái chế bán chính thức và không chính thức hiện nay gắn với điều kiện xã hội bấp bênh, chuẩn mực hạn chế về sức khỏe, an toàn và rủi ro về môi trường. Những người lao động hành nghề đồng nát thường chỉ thu gom được một số loại rác thải, tùy thuộc vào giá cả biến động của vật liệu thị trường, khoảng cách vận chuyển, khả năng bán được và những yếu tố khác. Tỷ lệ tái chế vì thế còn hạn chế và không xác định được. Cơ chế EPR đối với bao bì có thể làm tăng tỷ lệ thu gom rác thải đã phân loại và tái chế cũng như tăng chất lượng nguyên liệu tái chế.
Mặt khác, về trung hạn, cơ chế EPR đối với chất thải bao bì cần tính đến việc làm thế nào để tất cả các hộ gia đình ở Việt Nam đều tiếp cận được với điểm thu gom chất thải bao bì để tái chế hoặc xử lý dưới các hình thức khác một cách an toàn cho môi trường. Tuy nhiên, cơ chế EPR đối với chất thải bao bì không thể giải quyết được tất cả các vấn đề hiện nay trong xử lý chất thải sinh hoạt rắn ở Việt Nam.
Vì vậy, việc nhân rộng áp dụng cơ chế EPR hiện nay là yêu cầu bắt buộc đối với trách nhiệm của nhà sản xuất, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm ra thị trường trước yêu cầu bảo vệ môi trường sống ngày càng cấp bách; đảm bảo các nhà sản xuất, doanh nghiệp phải cung cấp nguồn tài chính đáng tin cậy và đầy đủ thông qua ngân sách hoặc phí xử lý chất thải cụ thể và chính quyền địa phương tổ chức thu gom rác thải, chất thải hiệu quả.
Các khung pháp lý của nước ta hiện nay liên quan đến xây dựng cơ chế EPR gồm: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 16/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg giao trách nhiệm cho “nhà sản xuất” được định nghĩa là cơ sở sản xuất đặt tại Việt Nam và các nhà nhập khẩu chính thức. Về nguyên tắc, các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần thu hồi sản phẩm thải bỏ của mình hoặc phối hợp với nhau nhằm đảm bảo một hệ thống thu hồi tại một số điểm thu gom nhất định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan hợp tác quốc tế tại Việt Nam cũng đề xuất thực hiện dự án đào tạo giảng viên là các chuyên gia chuyên ngành EPR theo tiêu chuẩn châu Âu, để sau đó, lực lượng này sẽ chia sẻ kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn hiện nay tại các địa phương về những nội dung như: Chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn; cơ chế vận hành EPR; vai trò và trách nhiệm của các nhân tố EPR; thiết kế khung chính sách EPR và cách tính phí EPR trong quy trình thu gom, xử lý, phân loại rác thải bao bì…
Giữ gìn đệ nhất làng mai miền Nam giữa lòng TP Hồ Chí Minh: Để xuân này không kém xuân xưa
Cứ tưởng những cơn biến động về đô thị hóa đã nhanh chóng xóa sạch làng mai trứ danh Thủ Đức (TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Video đang HOT
Thế nhưng, những người con nghệ nhân của làng mai vàng Thủ Đức đã quyết giữ nghề trồng cây mai kiểng để xuân này không kém xuân xưa.
Cách cầu Bình Triệu khoảng 2km là làng mai vàng Thủ Đức. Từ xa xưa, nơi đây đã được xem là "lãnh địa" của cây mai vàng, không những ở TP mà cả khu vực Đông Nam Bộ.
Nói về những nghệ nhân trồng mai lâu năm ở đây, phải kể đến ông Năm Đông, Ba Sơn, Bảy Nên, Năm Nga, Út Bảy, Sáu Thông, Tư Liên, Ba Thành, Xương Rồng...
Ông Nguyễn Anh Tuấn, chủ vườn mai tại làng mai vàng Thủ Đức (TP.Thủ Đức, TP.HCM) kiểm tra vườn mai chuẩn bị cho vụ Tết. Ảnh: Trần Đáng.
Người trẻ băn khoăn giữ làng mai vàng Thủ Đức
Khoảng 10 năm trước, vào thời điểm trước Tết Nguyên đán, chỉ cần bước chân vô làng mai vàng Thủ Đức đã thấy thợ làm mai lố nhố cột kẽm, sửa mai.
Thế nhưng, những năm gần đây, khi làn sóng đô thị hóa quét qua, những vườn mai giảo đã lùi sau những hàng rào kiên cố. Muốn xem thợ sửa mai, khách phải cần chủ vườn cho vào.
Tại làng mai vàng Thủ Đức có rất nhiều cây mai có tuổi thọ lên hàng chục năm tuổi. Ảnh: Trần Đáng.
Mới đây, chúng tôi có dịp về làng mai Thủ Đức để khảo sát những vườn mai được chủ vườn đăng ký là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của TP năm 2021.
Tại vườn mai của anh Nguyễn Ngọc Phương (phường Hiệp Bình Chánh), hơn chục thợ sửa mai đang lúi cúi quắn kẽm, sửa mai.
Theo anh Phương, hiện anh đang có 2 vườn mai vàng với 3.500 gốc mai bonsai lớn, nhỏ. Xung quanh vườn mai, anh Phương cho lắp cả chục camera để chống trộm.
Cứ mỗi mùa Tết Nguyên đán, anh Phương cho thuê khoảng 3.000 gốc mai bonsai khắp cả nước.
Cứ mỗi chậu mai vàng bonsai cho thuê anh Phương lấy 30 - 60 triệu đồng.
Ngoài việc cho thuê mai chơi xuân trong nước, mỗi dịp Tết, anh Phương còn xuất mai vàng sang thị trường Campuchia với khoảng 40 chậu mai vàng loại lớn.
Tại vườn mai Vũ Huyền, chị Nguyễn Thị Bích Huyền (phường Tam Phú) chủ vườn mai cho biết, chị theo nghề mai từ năm 1995.
Hiện, trong vườn chị có 400 cây mai bonsai có đường kính gốc 20cm trở lên. Đây là những gốc mai có tuổi fđời hàng chục năm.
Theo chị Huyền, chị đang nhắm vào phân khúc chơi mai hạng sang của các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng trong nước và thị trường Campuchia.
Giá cho thuê mai chơi Tết có khi lên đến 300 triệu đồng/gốc.
Chị Huyền cho biết, việc lựa chọn này mang đến nhiều cái lợi, như giá cho thuê mai cao, tiền thuê thợ sửa mai thấp...
Hiện, trong vườn chị Huyền có những gốc mai giảo mới siêu bông.
"Hầu hết các gốc mai đều là giống mai giảo Thủ Đức do ông bà để lại", chị Huyền chia sẻ.
Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019, mai Thủ Đức có nguy cơ mất miếng ăn ở thị trường Campuchia.
Anh Lê Hoàng Minh Phụng, chủ vườn mai khủng ở phường Phú Hữu cho biết, trước đây, mỗi dịp Tết Nguyên đán, anh xuất sang thị trường Campuchia khoảng 50 gốc mai vàng loại lớn.
Nhưng từ năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, anh Phụng không xuất hàng đi Campuchia nữa.
Lý do đầu tiên anh Phụng đưa ra là thủ tục xuất mai sang thị trường Campuchia quá rườm rà, khiến việc thu hồi mai chậm dẫn đến yếu cây, hoặc mất cây.
Sản phẩm mai vàng của làng mai vàng Thủ Đức được trưng bày tại Hội Hoa xuân TP.HCM năm 2019. Ảnh: Trần Đáng.
"Mặc dù trên danh nghĩa nếu làm mất cây mai, thương lái sẽ chịu trách nhiệm. Nhưng trên thực tế rất khó để bồi thường thương lái", anh Phụng chia sẻ.
Hiện, anh Phụng có 3.000 chậu mai vàng loại lớn. Vào dịp Tết Nguyên đán, giá cho thuê mỗi chậu mai 30 - 400 triệu đồng.
Chứng kiến người dân Sài thành vất vả chống chọi đợt dịch Covid-19 thứ tư càn quyét, ông Nguyễn Anh Tuấn, chủ vườn mai vàng ở P.Hiệp Bình Chánh bất an cho thị trường mai Tết.
"Doanh nghiệp sẽ "rớt" nhiều, còn ai đủ sức thuê mai lớn chơi Tết nữa. Tết năm nay, người làm mai sẽ thất thu lớn", ông Tuấn bộc bạch.
Tuy nhiên, cũng theo ông Tuấn, với bất cứ lý do gì, thì người làng mai vẫn phải chăm sóc cây mai. Nếu bỏ bê chăm sóc, phân thuốc vườn mai vàng tiền tỷ sẽ tàn lụi.
Làng mai vàng Thủ Đức một thời v ang bóng
Không ai biết chính xác làng mai vàng Thủ Đức có tự bao giờ. Nhưng theo ông Năm Đông (Nguyễn Văn Đông, P.Linh Đông), một nghệ nhân kỳ cựu của làng mai vàng Thủ Đức, gia đình ông có ba đời trồng mai tại làng mai vàng Thủ Đức.
Chị Nguyễn Thị Bích Huyền (phường Tam Phú, TP Thủ Đức, TP HCM), chủ vườn mai ở làng mai vàng Thủ Đức, chăm sóc cho cây. Ảnh: Trần Đáng.
Ông Năm Đông nhớ lại, trước kia ở làng mai này có rất nhiều người trồng mai. Vào dịp cuối năm, khách ra vào tấp nập chọn mua mai chơi Tết. Nhiều hộ gia đình trồng mai nhờ đó mà khá giả lên.
Thế nhưng, những năm gần đây, số người trồng mai trong làng giảm sút rất nhiều, nhiều vườn mai đã bị xóa sổ.
Theo ông Năm Đông, trước đây ông có đến ba vườn mai. Nhưng giờ chỉ còn cái vườn mai nhỏ này.
"Trồng mai giờ không có lời nhiều, nhưng những người đã gắn bó với cây mai từ nhỏ như tôi thì không thể bỏ nghề được. Đó là niềm vui và cả duyên nợ nữa. Giờ người trồng mai trong làng chủ yếu là cho thuê mai", ông Năm Đông bộc bạch.
Hiện, vườn mai của ông Năm Đông có hơn 2.000 cây. Số đơn đặt hàng thuê, mua mai từ ngoài Bắc bằng một nửa so với thời hoàng kim.
Nghệ nhân Năm Đông cho hay, trước kia mai ở Thủ Đức được xuất khẩu sang nhiều nước, như: Canada, Úc, Mỹ...
Thế nhưng, những năm gần đây không còn nhà vườn nào xuất khẩu mai nữa, bởi quy định kiểm dịch rất gắt gao, cũng như điều kiện bảo quản không có.
Làng mai vàng Thủ Đức mỗi năm giải quyết khá nhiều lao động địa phương, nhất là vào vụ Tết. Ảnh: Trần Đáng.
Từ tháng 3/2006, UBND TP.HCM đã ra quyết định thành lập Làng hoa kiểng Thủ Đức trên cơ sở phát triển vùng trồng mai truyền thống ở 3 phường: Linh Đông, Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước.
Thế nhưng, cho đến nay, dự án này vẫn chưa thể đi vào thực tế bởi quỹ đất, vốn cho người dân... vẫn chưa được giải quyết.
Thậm chí, một lãnh đạo Phòng Kinh tế TP.Thủ Đức cho biết, kế hoạch thành lập làng hoa kiểng Thủ Đức đã "chết non".
"Không thể làm được vì không đạt yêu cầu như đề án đưa ra. Làng mai vàng Thủ Đức giờ bị xé nát do đô thị hóa", vị lãnh đạo này thổ lộ.
Trước làng mai vàng Thủ Đức có khoảng 70 hộ trồng mai. Nhưng theo Phòng Kinh tế TP.Thủ Đức giờ làng mai chỉ còn hơn chục hộ giữ nghề.
Mai giảo Thủ Đức có màu sắc hoa vàng tươi, mùi thơm nhẹ. Mỗi hoa có 6 - 8 cánh, có khi lên đến 10 - 12 cánh.
Đặc điểm mai vàng ở làng mai vàng Thủ Đức là bông to, nhiều cánh, tỏa hương thơm. Ảnh: Trần Đáng.
"Khác với làng mai Cái Mơn (Bến Tre), An Nhơn (Bình Định), Phước Định (Vĩnh Long)..., mai Thủ Đức được ghép mắt, cắt bỏ các cành, chờ cây đâm chồi bằng đầu đũa mới ghép, tạo dáng, thế bonsai. Như thế, mai sẽ có nhiều nụ và tuổi thọ cao", ông Năm Đông chia sẻ.
Cái hồn Tết miền Nam sẽ vơi đi ít nhiều, khi hình ảnh cây mai giảo Thủ Đức chỉ còn lác đác trong nhà mỗi người dân.
Cuộc sống ở con rạch ô nhiễm nhất Sài Gòn Là một trong những khu "ổ chuột" còn sót lại ở Sài Gòn, rạch Xuyên Tâm bị ô nhiễm nặng do các loại rác thải của nhiều hộ dân sinh sống dọc hai bên rạch xả xuống mặt nước làm tắc nghẽn dòng chảy. Nhằm chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường và tăng khả năng thoát nước, rạch Xuyên Tâm được...