Áp dụng công nghệ nâng chất đàn bò thịt, bò sữa
Nhìn lại chặng đường 5 năm tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng giống, chăn nuôi bò thịt, bò sữa tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng thành phố đã có những bước phát triển nổi bật trong chăn nuôi, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân.
Từ năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND, Sở NNPTNT Hà Nội, Trung tâm Phát triển chăn nuôi và Công ty Giống gia súc Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng giống bò thịt, bò sữa.
Cụ thể: Triển khai chương trình thụ tinh nhân tạo bò (TTNT) miễn phí (tinh bò, vật tư và công TTNT) trên toàn địa bàn thành phố. Toàn bộ lượng tinh bò sử dụng trong công tác lai tạo giống đều là giống bò có năng suất, chất lượng cao như Brahman, Droughmaster, Angus, BBB (đối với bò hướng thịt), HF…
Chăn nuôi bò BBB đang mang lại thu nhập cao cho người dân Thủ đô. Ảnh: H.Đ
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới dẫn tinh viên TTNT bò tại các huyện, thị xã bằng việc tổ chức các lớp đào tạo mới, đào tạo nâng cao kỹ thuật TTNT bò. Nhờ đó, đến nay, trên địa bàn thành phố đã có trên 90 dẫn tinh viên tay nghề cao, nhiệt tình.
Đối với bò thịt, tính đến nay, tổng đàn bò toàn thành phố có 128.829 con. Tỷ lệ các giống bò thịt năng suất, chất lượng cao chiếm trên 30% tổng đàn (tăng 20% so với năm 2011). Tỷ lệ bò cái được lai tạo giống bằng phương pháp TTNT đạt 61,4% đối với đàn bò cái sinh sản hướng thịt (tăng 31,4% so với năm 2011). Từ năm 2011 đến nay, đã có khoảng 132.000 con bê lai hướng thịt các giống Brahman, Droughmaster, Angus, BBB được sinh ra từ phương pháp TTNT.
Đối với chăn nuôi bò sữa, trong 5 năm vừa qua, đã có 39.460 bê lai hướng sữa được sinh ra từ phương pháp TTNT. Bê sinh trưởng, phát triển tốt, ít bệnh tật, có ngoại hình đẹp, mang đặc trưng phẩm chất giống bò sữa, được đông đảo người chăn nuôi đánh giá cao. Sản lượng sữa bò tăng từ 4.200kg/con/chu kỳ (năm 2011) lên 4.800kg/con/chu kỳ (năm 2015)…
Nhờ nâng cao chất lượng giống, hiệu quả chăn nuôi bò của người dân Thủ đô đã tăng lên rõ rệt. Ước tính, giá trị kinh tế tăng thêm của người chăn nuôi từ bán con giống, bán bò thịt, bò sữa đạt từ 290 – 386 tỷ đồng/năm.
Với nhiều cơ hội và thách thức, trong thời gian tới, TP.Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng giống bò. Phấn đấu đến năm 2020, năng tỷ lệ đàn bò cái sinh sản được TTNT lên 70%, tỷ lệ bò cao sản chiếm 45%. Đối với bò sữa, tăng cường chất lượng giống bò sữa bằng phối tinh nhập ngoại, tinh phân ly giới tính để tăng năng suất và chất lượng sữa với mục tiêu tăng năng suất sữa lên 5.500 kg/con/chu kỳ…
Theo Danviet
Vắt sữa bò bằng máy - vừa sạch vừa tiết kiệm
Thực hiện đề án: "Tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa năm 2016", mới đây, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM (TTKN) đã tổ chức bàn giao hàng trăm máy móc, thiết bị trong chăn nuôi bò sữa cho nông dân (ND) huyện Củ Chi.
Trong đợt này, có 110 hộ ND ở các xã: Trung Lập Hạ, Thái Mỹ, An Phú, Phú Hòa Đông, Hòa Phú, Trung Lập Thượng, Trung An, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Phước Thạnh, Nhuận Đức, An Nhơn Tây, Tân Thông Hội, Phú Mỹ Hưng, Phước Vĩnh An và Phước Hiệp được nhận máy móc - thiết bị. Các thiết bị, máy móc bao gồm: 58 máy vắt sữa đơn, 8 thiết bị rửa máy vắt sữa, 305 bình nhôm chứa sữa, 8 máy băm thái cỏ và 7 hệ thống làm mát chuồng trại, tổng trị giá trên 2 tỷ đồng. Trong đó, TTKN trợ giúp ND 50% kinh phí mua máy, số còn lại ND chi trả trực tiếp cho nhà cung cấp.
Anh Nguyễn Trung Lập - nông dân nuôi bò sữa ở Củ Chi, đã trang bị hệ thống tắm bò tự động. T.Đ
Ông Phạm Đăng Bảo - ND nuôi bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông cho biết, nếu không có máy vắt sữa, người nuôi phải tự vắt hoặc thuê người vắt sữa bò. Điều này khiến người nuôi bò sữa mất một khoản lợi nhuận và bị động vào người vắt sữa. Thậm chí, nếu người thuê vắt sữa không giữ vệ sinh tay thì nhiều khả năng sữa bị nhiễm khuẩn và giảm chất lượng, giá thành... Vì vậy, khi được TTKN hỗ trợ thiết bị cơ giới hóa chăn nuôi, ông Bảo đã sắm một bộ máy vắt sữa bò. "Giờ thì tôi tự vắt sữa bò với bộ máy vắt sữa vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng" - ông Bảo khoe.
Theo ông Nguyễn Văn Chệt - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Củ Chi, hiệu quả từ đề án "Tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa" giúp rất nhiều cho ND ngoại thành trong việc áp dụng KHKT vào chăn nuôi bò sữa để nâng cao thu nhập.
Theo ông Nguyễn Ngọc Anh - Giám đốc TTKN thành phố, để ngành chăn nuôi bò sữa của thành phố phát triển bền vững, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường... người chăn nuôi phải theo đúng quy trình khuyến cáo như sử dụng giống tinh bò chất lượng cao, loại thải những con yếu, ít sữa, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất chất lượng...
Hiện, tổng đàn bò sữa ở Củ Chi còn hơn 57.000 con (chiếm khoảng phân nửa số bò sữa của thành phố) với 6.655 hộ chăn nuôi, trong đó hơn 55.000 con đang cho sữa.
Ông Chệt cho biết thêm, thời gian tới, huyện Củ Chi khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, sản xuất quy mô lớn để dễ kiểm soát dịch bệnh, dễ thu mua. "Năm 2016, năm đầu thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng sữa bò trên địa bàn thành phố giai đoạn 2106 - 2020", Hội ND huyện Củ Chi sẽ kiến nghị với TTKN nghiên cứu thêm những máy móc thiết bị tân tiến hơn và thời gian sử dụng lâu hơn để chuyển giao cho ND góp phần nâng cao thu nhập hơn nữa cho ND và hiệu quả của đề án" - ông Chệt nói.
Theo Dantri
2 ngày "khai sáng" chăn nuôi bò sữa Hội thảo "Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam" vừa được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phối hợp Hội ND CHLB Đức, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức giữa tuần này. Cùng với việc đánh giá thực trạng, tìm giải pháp cho tương lai ngành bò sữa Việt Nam, các chuyên gia Đức...