“Áo xanh” đội nắng giúp dân đào giếng lấy nước sinh hoạt
Đó là một trong những nội dung mà thanh niên Quảng Ngãi tham gia thực hiện, nhân lễ phát động “Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2017″ diễn ra vào sáng nay (22.4).
Theo đó, ngay sau khi kết thúc lễ phát động “Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2017″ do Tỉnh đoàn và Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cùng phối hợp tổ chức tại huyện Mộ Đức; gần 1.000 đoàn viên thanh niên các cấp trong tỉnh đã tỏa về các vùng thôn quê của huyện để trồng cây xanh ven đường đi, đào giếng nước sinh hoạt, phát dọn cây cối dại, giúp dân lấy đất sản xuất…
Ngay sau lễ phát động, các đoàn viên thanh niên đã tỏa về các vùng thôn quê trồng cây xanh, đào giếng nước sinh hoạt giúp dân.
Video đang HOT
Những năm qua, Quảng Ngãi đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, làm thay đổi cơ bản nếp sống, tập quán sinh hoạt lạc hậu ở nhiều vùng nông thôn. Đến nay, có hơn 87% hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh; 59,2% gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc đủ tiêu chuẩn…
Một điểm nước sinh hoạt tự chảy tại huyện miền núi Sơn Tây.
Tuy nhiên, ông Đặng Minh Thảo, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi bày tỏ: “Vì nhiều nguyên nhân nên vẫn còn không ít nơi chưa đủ nước sinh hoạt, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn… Để giải quyết, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội mới có thể thực hiện được”.
“Vì vậy thông qua lễ phát động này, chúng tôi mong muốn mỗi người, mỗi ngày hãy làm một việc tốt để giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ công trình cấp nước sạch… nhằm từng bước nâng cao chất lượng và điều kiện sống của người dân ở vùng nông thôn”, ông Thảo tâm sự.
Theo Danviet
Cà Mau dồn sức giúp dân vùng "khát nước"
Ngày 1-4, thống kê từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, đầu mùa khô năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.000 hộ dân thiếu nước và không có nước sinh hoạt.
Trong đó, "tâm khát" là ở các xã: Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Tây, Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) với 1.850 hộ; kế đó là bảy xã lâm phần rừng tràm huyện U Minh (Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh Hòa, Nguyễn Phích, Khánh An) và vùng giáp ranh với huyện Thới Bình (xã Biển Bạch và Biển Bạch Đông), với tổng số hơn 2.700 hộ. Ngoài ra, còn hơn 1.300 hộ dân rải rác ở các xã Đất Mới (huyện Năm Căn), Đông Hưng và Hưng Mỹ (huyện Cái Nước), Quách Phẩm Bắc (huyện Đầm Dơi) và xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) cũng trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ vào cao điểm mùa khô hạn.
Để giải quyết "cơn khát" cho nhân dân trong vùng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Cà Mau đang tiến hành rà soát lại toàn bộ tình trạng thiếu nước trên địa bàn để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Về giải pháp trước mắt, sẽ tiến hành rà soát, xét đối tượng là hộ nghèo, hộ chính sách để cấp bồn chứa nước (loại một mét khối) để trữ nước cho các hộ tại huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời. Khẩn trương mở rộng tổng số 71 km tuyến ống các công trình cấp nước tập trung tại: Kinh 16 (xã Biển Bạch), Ấp 3, ấp Mũi Tràm (xã Khánh Bình Tây Bắc), xã Khánh Bình Tây, xã Khánh Lâm và xã Khánh Hòa.
Theo Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, cùng với các giải pháp nêu trên, trong năm 2016, tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục nâng cấp, sửa chữa, mở rộng và xây mới các công trình cấp nước tập trung tại các khu vực thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn, để nhân nhân sớm có nước sử dụng trong sinh hoạt. "Giai đoạn một, chúng tôi ưu tiên giải quyết tình trạng một số khu vực thiếu nước bức xúc với khoản kinh phí 16 tỷ đồng. Còn lâu dài cần đến hơn 42 tỷ đồng để khắc phục tình trạng thiếu nước cơ bản" - ông Sử cho biết.
Không chỉ gây thiếu nước sinh hoạt cục bộ, mà khô hạn, xâm nhập mặn còn làm khánh kiệt đồng đất ở Cà Mau, gây nhiều thiệt hại trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là ở các vùng ngọt hóa của huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời. Trong tháng ba vừa qua, Cà Mau nhận được khoảng 20 tỷ đồng từ T.Ư (cả từ Ngân hàng và MTTQ) để hỗ trợ tỉnh giúp nhân dân vùng thiên tai khắc phục thiệt hại, sớm ổn định sản xuất. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương rà soát, thống kê cụ thể mức độ thiệt hại từng hộ dân, để đến khoảng giữa tháng tư này tiến hành các thủ tục cần thiết chi hỗ trợ cho người dân có diện tích cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn là một trong các nhiệm vụ trọng tâm mà thủ trưởng các đơn vị, các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ quyết liệt hơn trong thời gian tới. "Sau khi rà soát lại thật chặt số hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng về hạn-mặn, tỉnh sẽ tiến hành chi hỗ trợ cho người dân, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu lượng thực, thiếu nước uống" - ông Nguyễn Tiến Hải khẳng định.
Do điều kiện địa chất mà nhiều nơi vùng ngọt ở Cà Mau chưa khoan được giếng nước ngọt, đặc biệt là tại xã Biển Bạch (huyện Thới Bình). Vì vậy, chúng tôi đang khẩn trương xúc tiến hoàn thiện các thủ tục để xây dựng một trạm nước mới (hơn 30 tỷ đồng) ở xã Tân Bằng (huyện Thới Bình) để nối ống (khoảng 75 km), dẫn nước về Biển Bạch, giúp gần 2/3 dân số xã này thoát khỏi cảnh khát nước vào mùa khô - Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau Nguyễn Hạnh Phúc, cho biết.
HỮU TÙNG
Theo_Báo Nhân Dân
Nước sạch màu đen, ký sinh trùng lổm ngổm ở khu đô thị Hà Nội Nhiều hộ dân ở khu đô thị mới Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt có màu vàng đen với ký sinh trùng bơi loăng quăng. Nhiều hộ dân ở hai tòa CT15 và CT16 Khu đô thị Hồng Hà Eco City còn gọi là Khu đô thị mới Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) 8 tháng...