Ảo tưởng quyền lực
Qua vụ đại úy công an Lê Thị Hiền (công tác tại Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội) có hành vi chửi bới, miệt thị, chống đối và tấn công nhân viên mặt đất, lực lượng an ninh tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (ảnh), nhiều bạn đọc đã nêu ý kiến về việc ứng xử có văn hóa, giữ lịch sự và lòng tự trọng khi giao tiếp.
Bài học đắt giá
Bà Hiền là một cán bộ công an, những hành vi to tiếng mạt sát, lăng mạ nhân viên hàng không, như trong đoạn clip ghi lại là không thể chấp nhận. Bà Hiền đã mất bình tĩnh trong đối thoại để tìm ra một giải pháp tốt. Với tư thế là một hành khách, khi không nhận được sự cảm thông, giúp đỡ của nhân viên hàng không, bà cảm thấy mình bị xúc phạm nên thiếu kiềm chế trong lời nói và hành động.
Với tư thế là một cán bộ công an, có “ảo tưởng quyền lực”, nên trước thái độ “quyền lực” của nhân viên hàng không, cái tôi “quyền lực” cá nhân của bà trỗi dậy, và cái kết không hay ho chút nào.
Qua sự việc này, về phía Cảng hàng không cũng nên rút ra một bài học ứng xử cho nhân viên. Vì sao có sự xung đột giữa nhân viên hàng không và hành khách, mà trường hợp bà Hiền không phải là lần đầu tiên? Không ít hành khách đã phải phàn nàn về cách phục vụ của nhân viên hàng không.
Nhìn lại vụ việc này, chúng ta có một bài học về văn hóa ứng xử. Sẽ không có chuyện căng thẳng như vậy nếu trước những yêu cầu của hành khách mà nhân viên không thể thực hiện được thì chỉ cần ôn tồn nói: “Xin lỗi anh/chị, chúng em đã làm hết cách mà không giúp được; anh/chị chịu khó vậy nghen!”, thì có hành khách nào nỡ “nổi khùng” với họ.
Về phía hành khách, nên hiểu những nguyên nhân gây khó thường là khách quan; do vậy nên có thái độ bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, sẽ không xảy ra những bất đồng, căng thẳng không đáng có. Chính cái ảo tưởng về quyền lực trong mỗi con người là nguyên nhân chính gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.
TÚ NGUYÊN, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Video đang HOT
Xử phạt nghiêm hành vi gây rối
Năm 2018, ngành hàng không tăng trưởng gần 13%, ước tính có trên 100 triệu hành khách thông qua cảng hàng không, với hàng trăm đường bay, việc tăng trưởng lượng khách đi máy bay đã kéo theo gia tăng các vụ việc gây rối.
Việc gây rối của hành khách thường tập trung vào hành vi dùng lời nói bạo lực đe dọa nhân viên; cố tình không tuân thủ các quy định về an toàn bay được tiếp viên đưa ra; quấy rối, hành hung nhân viên hoặc hành hung hành khách với nhau tại cảng hàng không. Không ít người ngụy biện rằng những hành động vô ý thức đó là do họ mới đi lần đầu, do thiếu hiểu biết.
Tuy nhiên, trong thực tế nhiều trường hợp hành khách đã đi máy bay nhiều lần nhưng vẫn hành xử theo thói quen hoặc tự cho mình cái quyền thích làm gì thì làm để xứng với đồng tiền đã bỏ ra.
Sự kém ý thức của người dân khi đi máy bay là từ sự thiếu hiểu biết, không được giáo dục từ trường lớp, lại tự ái cao. Đó còn do nếp sống, thói quen, sự thiếu ý thức đã thành tính cách.
Thiết nghĩ, trước thực trạng ngày càng gia tăng các hành vi gây rối nơi các cảng hàng không, uy hiếp an toàn bay, rất cần những quy định nghiêm minh, mức xử phạt thích đáng, kèm theo đó áp dụng hình phạt cấm bay vĩnh viễn mới mong giảm bớt tình trạng vi phạm an ninh trật tự tại cảng hàng không.
TƯƠNG QUAN, quận 7, TPHCM
Theo sggp.org.vn
Nữ đại úy nói hỏng đồng hồ 6000 USD: Xử lý sao?
Trong trường hợp chiếc đồng hồ của nữ cán bộ công an bị hỏng thật thì lực lượng an ninh sân bay không phải chịu trách nhiệm.
Những ngày qua, vụ việc bà Lê Thị Hiền (đại úy công an đang công tác tại đơn vị thuộc Công an quận Đống Đa, Hà Nội) liên tục chửi mắng, lăng mạ nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất đang nhận rất nhiều sự quan tâm của dư luận.
Trong rất nhiều clip gây náo loạn của nữ đại úy, dư luận đặc biệt chú ý tới đoạn clip bà Lê Thị Hiền ra sức kêu gào, mắng chửi các an ninh sân bay. Đỉnh điểm, nữ cán bộ công an nhảy vào xô xát với một nhân viên an ninh, túm tóc lôi nhân viên này.
Trước hành động quá khích, các nhân viên an ninh sân bay buộc phải còng tay bà đưa vào phòng giải quyết. Vào đến phòng, bà gọi điện cầu cứu người khác và nói rằng lực lượng an ninh làm hỏng chiếc đồng hồ 6000 USD (tương đương 140 triệu đồng).
Bà Lê Thị Hiền cho rằng lực lượng an ninh sân bay đã làm hỏng chiếc đồng hồ 6000 USD của mình. Ảnh cắt từ clip.
Việc nữ cán bộ công an cho rằng lực lượng an ninh sân bay làm hỏng chiếc đồng hồ của mình, nhiều người đặt câu hỏi, liệu lực lượng an ninh sân bay có phải chịu trách nhiệm cho việc đó hay không?
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, sáng 26/8, báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Ông Nam cho rằng, trong trường hợp chiếc đồng hồ của nữ cán bộ công an bị hỏng thật thì lực lượng an ninh sân bay không phải chịu trách nhiệm.
"Hành vi của nữ cán bộ công an có tính chất gây rối trật tự công cộng, thậm chí có dấu hiệu của việc chống người thi hành công vụ. Hành vi này lại diễn ra ở sân bay, nơi có mức độ an ninh rất cao, cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Do vậy trong trường hợp bắt buộc, lực lượng an ninh phải áp chế, cách ly nữ cán bộ.
Cần phải nói rõ rằng, lỗi thuộc về nữ cán bộ công an, lực lượng an ninh sân bay chỉ làm đúng trách nhiệm của mình. Giả sử trong quá trình áp chế, một số vật dụng của đối tượng bị hỏng hóc thì lực lượng an ninh sân bay sẽ không phải chịu trách nhiệm", Luật sư Nam nêu quan điểm.
Sau vụ việc, nữ đại úy Lê Thị Hiền đã bị đình chỉ công tác 30 ngày. Ngoài ra, bà Hiền cũng bị Đồn công an sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất xử phạt hành chính 200 ngàn đồng, Cục Hàng không Việt Nam cấm bay 1 năm.
Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty luật Minh Bạch cho rằng, việc xử phạt hành chính 200 ngàn đồng đối với nữ cán bộ công an gây náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất gây nhiều băn khoăn.
Theo vị luật sư, nữ cán bộ công an bị xử phạt về hành vi gây mất trật tự ở khu vực cảng, vậy còn hành vi đe dọa xúc phạm nhân phẩm người khác thì sao?
"Không lẽ danh dự, tuy tín nhân phẩm của con người lại không được tính đến? Việc xử phạt không nghiêm sẽ không đảm bảo tính răn đe và giáo dục. Chúng ta có quy định chuyên biệt ở sân bay, tại sao không áp dụng quy định đó để xử lý về hành vi gây rối này?", vị Luật sư đặt câu hỏi.
Ông Tuấn Anh cho rằng, ngay cả dư luận - những người có ít kiến thức về pháp luật cũng thấy cảm thấy việc xử phạt như vậy là chưa thỏa đáng.
"Đáng ra, cần phải áp dụng tình tiết tăng nặng đối với trường hợp này, bởi lẽ người vi phạm là một công an, là người hiểu biết pháp luật mà vẫn cố tình vi phạm", Luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Như đã thông tin, khoảng 13h35 ngày 11/8, hành khách Lê Thị Hiền (36 tuổi, trú tại Hà Nội) đi cùng hành khách Ngô Tiến Dũng và Lê Bảo An đến làm thủ tục chuyến bay VN248 lộ trình TP.Hồ Chí Minh - Hà Nội.
Bà Hiền đã gửi 4 kiện hành lý tiêu chuẩn miễn cước nhưng yêu cầu nhân viên làm thủ tục gửi thêm 1 kiện hành lý xách tay, khi không được đồng ý, bà Hiền đã tỏ thái độ bức xúc và lớn tiếng, có lời lẽ thô tục với nhân viên hàng không.
An ninh sân bay Tân Sơn Nhất cũng cho biết, sau đó bà Hiền đồng ý xách tay kiện hành lý trên và đại diện hãng bay đã giải quyết cho hành khách này đi chuyến bay trên. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển đến bộ phận an ninh soi chiếu, bà Hiền làm mất thẻ lên máy bay và tiếp tục đến quầy 1A lớn tiếng.
Đại diện Vietnam Airlines đã quyết định hủy chuyến với bà Hiền để đảm bảo an ninh, an toàn. Trong lúc hướng dẫn bà Hiền liên hệ với Cảng vụ hàng không miền Nam để giải quyết vụ việc, bà Hiền lại tiếp tục to tiếng, gây mất an ninh trật tự công cộng.
Hoàng Hải
Theo baodatviet
Sau vụ nữ Đại úy công an chửi mắng nhân viên, hành khách có thể bị phạt tù nếu gây rối tại sân bay? Sau vụ nữ Đại úy công an chửi mắng nhân viên tại sân bay Tân Sơn Nhất bị cấm bay 1 năm, rất nhiều người đã bày tỏ những thắc mắc về mức phạt trong các trường hợp gây rối tại sân bay. Dưới đây là mức phạt chi tiết về những hành vi này. Vừa qua, dư luận vô cùng bất ngờ...