Ảo tưởng đi tìm “miền đất hứa”
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình vừa bắt giữ hai đối tượng Phan Văn Mười, trú tại Cửa Lò, Nghệ An và Vũ Thị Vân, trú tại Diễn Châu, Nghệ An về hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2020, Phan Văn Mười và Vũ Thị Vân đã móc nối với đối tượng có tên Rois ở Indonesia để tổ chức cho 17 người Việt Nam xuất cảnh hợp pháp sang Indonesia theo diện đi du lịch, rồi sau đó tìm cách vượt biển, xâm nhập trái phép sang Úc với chi phí mỗi người từ 15.000 đến 30.000 USD.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và không tìm được tàu lớn vượt biển, đã có 6 người trong đoàn đã từ bỏ ý định đến Úc và quyết định hồi hương; còn lại 11 người đồng ý sang Úc bằng thuyền nhỏ, nhưng do thuyền bị hỏng máy, trôi dạt vào vùng biển Đông Timor nên đã bị lực lượng chức năng nước này bắt giữ.
Người Anh thắp nến tưởng niệm 39 nạn nhân Việt Nam nhập cảnh trái phép bị chết trong xe container ở Anh.
Thật may mắn cho 11 người này vì không gặp phải sóng to, gió lớn hay đá ngầm nên vẫn còn bảo toàn được tính mạng. Chúng ta hẳn chưa quên sự việc 39 người Việt Nam xấu số chết trong container vào tháng 10/2019, khi nhập cảnh trái phép vào nước Anh. Trong danh sách những người thiệt mạng, có tới 21 người quê ở Nghệ An. Giấc mơ cùng những khao khát ra đi tìm “miền đất hứa” của họ đã khép lại nhưng nỗi đau của những người thân thì còn mãi.
Ở Nghệ An, Hà Tĩnh, nhiều người vượt biên kiểu này từ hàng chục năm nay. Họ nhìn thấy hàng xóm, họ hàng trốn đi nước ngoài trót lọt, gửi tiền về xây nhà cao cửa rộng là những nhà xung quanh cũng chạy vạy, vay mượn cho con đi bằng được để cho bằng người ta… mà đâu có biết qua nơi đất khách quê người mưu sinh như thế nào? Nhưng ai cũng biết việc làm này là vi phạm pháp luật, thậm chí là rủi ro đến cả tính mạng, nhưng họ vẫn cứ làm.
Video đang HOT
Có thể lý giải vì cơm áo gạo tiền, vì “miền đất hứa”, vì tương lai trong mơ có thể tổng kết bằng: Ảo tưởng dễ kiếm tiền = Lòng tham Ưa nhàn Ít thông tin.
Chính vì ảo tưởng như vậy, nên mới có chuyện đi xuất khẩu chui, du lịch rồi trốn ở lại nước ngoài, làm việc không kể giờ giấc, tằn tiện không dám ăn tiêu gì để lo gửi tiền về cho gia đình. Đành rằng là vì cuộc mưu sinh, nhưng bỏ ra vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng là một số tiền quá lớn đối với người dân quê, trong khi không chắc chắn.
Ở Việt Nam bây giờ đầy nghề lương tháng 10 đến 12 triệu/tháng, nói chung là cũng sống tốt, tích góp dần dần không giàu nhưng cũng khá giả. Vậy, sao nhiều người vẫn mạo hiểm tính mạng của mình vậy nhỉ? Phải chăng xuất phát từ tư duy muốn đổi đời nhanh chóng mà lại không có cơ sở, kiếm tiền là một chuyện nhưng không thể bất chấp cả mạng sống được.
Ai cũng biết, không chỉ ở Tây mà ngay cả ở ta, muốn lao động nhàn nhã mà có mức thu nhập cao thì đều bắt buộc phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, có tay nghề cao cũng như ngoại ngữ thì mới hoà nhập và sống tốt được, còn đi theo kiểu bất chấp, hên xui thì không khác nào đánh bạc. Trên mạng xã hội đã lưu truyền nhau bài thơ buồn về số phận hẩm hiu của những con người tha hương cầu thực:
Buồn thay cho một kiếp người
Tha phương cầu thực để rồi biệt ly
Cha ngồi mang nỗi sầu bi
Mất con lệ đẫm ướt mi mẹ già
Ra đi kiếm mớ đô la
Nào ngờ vĩnh viễn lìa xa gia đình
Xứ người chưa kịp mưu sinh
Chưa tròn chữ hiếu bỏ mình đau thương
Xin thưa rằng những người thân đang ở nhà hãy nhớ rằng chốn tha hương con em họ đang ngày đêm phải đánh đổi mồ hôi, xương máu, thậm chí là tính mạng để kiếm tiền gửi về, cay đắng lắm đấy mọi người ạ.
Đã có nhiều gia đình người thân ra đi rồi mất tích, nợ chồng nợ, khổ càng thêm khổ. Đây là lời cảnh tỉnh cho những ai muốn ra nước ngoài theo kiểu đi chui như vậy. Tuổi trẻ ai cũng có hoài bão ước mơ, nhưng hãy sống thực tế hơn đi, bởi không trình độ, không năng lực bạn có sống ở đâu cũng vẫn cơ cực thôi. Đừng ảo tưởng sang nước ngoài là sẽ kiếm được nhiều tiền.
Không thân thích, không giấy tờ, không bảo hiểm, không y tế và giáo dục, suốt ngày trốn chui trốn lủi như tội phạm, làm việc quần quật chỉ để kiếm tiền về trả nợ. Hay có tiền để ba mẹ, gia đình khoe khoang với xóm làng và phải đánh đổi bằng tuổi trẻ, tương lai, hạnh phúc bản thân.
Thiết nghĩ các cụ có câu rất đúng: “Tối kị của việc kiếm tiền đó là vội vã”. Học hành thật tốt là phương pháp thoát nghèo bền vững. Cần cù bù thông minh cũng là một cách thoát nghèo. Nếu muốn giàu thì hãy nên nhẫn nại và cần cù lao động.
Bắt hai kẻ đưa người vượt biển sang Úc, giá hàng chục nghìn đô
Sau khi nhận tiền cọc, các đối tượng đã tổ chức cho 11 người vượt biển bằng tàu nhỏ để đến Úc nhưng do thuyền hỏng máy, trôi dạt vào bùng biển Đông Timor nên đã bị bắt.
Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa bắt giữ hai đối tượng Phan Văn Mười (SN 1976, trú tại Cửa Lò) và Vũ Thị Vân (SN 1980, trú tại Diễn Châu), Nghệ An về hành vi "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép".
Phan Văn Mười và Vũ Thị Vân tại cơ quan điều tra
Trước đó, vào đầu tháng 3, Mười và Vân đã móc nối với đối tượng Rois ở Indonesia để tổ chức cho 17 người Việt Nam xuất cảnh hợp pháp sang Indonesia theo diện đi du lịch rồi sau đó tìm cách vượt biển, xâm nhập trái phép sang Úc với chi phí mỗi người từ 15.000 đến 30.000USD.
Tại Jakarta, Indonesia, hai đối tượng này đã thu tiền cọc mỗi người 2.000USD và tổ chức mọi người di chuyển đến Makassar (Indonesia) đợi tàu biển đến đón sang Úc.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và không tìm được tàu lớn vượt biển nên có 6 người trong đoàn đã từ bỏ và quyết định hồi hương.
Còn lại 11 người đồng ý vượt biển sang Úc bằng thuyền nhỏ nhưng khi đang đi thì thuyền bị hỏng máy, trôi dạt vào vùng biển Đông Timor nên đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Hiện vụ việc đang được điều tra mở rộng.
Sâu tiêu hóa rác thải nhựa Trước tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa tràn lan tại các bãi biển, giết chết sinh vật biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn, các nhà khoa học đã thử nghiệm dùng sâu bột dài hơn 2cm để xử lý. Chị Brandon với loại sâu ăn nhựa Đây là giai đoạn ấu trùng của bọ cánh cứng. Từ lâu, các nhà...