Áo tắm được làm từ lưới đánh cá
Các mẫu bikini làm bằng nguyên liệu tái chế được nhiều thương hiệu ưa chuộng.
Theo SCMP , doanh số bán áo tắm đang bùng nổ. Tuy nhiên, thị trường còn nhiều thiết kế làm từ chất liệu polyester hoặc spandex, không thể tái chế. Bởi vậy, nhiều thương hiệu đã nghiên cứu và cho ra mắt bikini làm từ lưới đánh cá, thảm công nghiệp…
Nửa đầu năm 2021 là thời điểm người tiêu dùng chi 2,7 tỷ USD cho đồ bơi. Các nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường NPD Group nhận định con số này tăng 19% so với cùng kỳ năm 2019.
Các mẫu đồ bơi từ thương hiệu Marah Hoffman, Rixo được làm từ chất liệu tái chế. Ảnh: SCMP .
Trong nhiều thập kỷ, hầu hết đồ bơi đều được làm bằng vải thun. Chất liệu phát minh bởi các nhà khoa học tại công ty hóa chất DuPont vào năm 1959. Nó trở thành chất thay thế cho cao su.
Video đang HOT
Vào năm 1972, Speedo trở thành công ty đầu tiên bán đồ bơi bằng vải thun. Theo Allied Market Research, tính đến năm 2017, polyester và spandex chiếm khoảng 65% các loại vải được sử dụng trên thị trường đồ bơi.
Shannon Bergstrom, giám đốc công ty quản lý chất thải Recycle Track Systems cho biết: “Vải thun là loại vật liệu rất khó tái chế. Sợi tổng hợp quá ngắn cho các quy trình cơ học để phân loại và không có phương pháp hiệu quả nào để tái sử dụng”.
Người tiêu dùng có thể quyên góp hoặc bán lại các sản phẩm đã qua sử dụng. Tuy nhiên, đối với đồ bơi, đây không phải phương án hợp lý.
Trước khi tìm được chất liệu tái chế, hầu hết đồ bơi làm bằng vải thun. Ảnh: SCMP .
Nhiều thương hiệu đang nỗ lực khắc phục tình trạng này. Dòng sản phẩm EcoMade của công ty Lycra được làm bằng các sợi lấy từ phế liệu, hỗn hợp nhựa tái chế.
Trong khi đó, thương hiệu Speedo bán những bộ đồ được cải tiến bằng vải thun chống clo. Mặt khác, công ty Lycra hứa hẹn sản xuất sản phẩm bằng một chất liệu tồn tại lâu hơn các sợi thông thường để giảm thiểu lượng chất thải.
Nổi bật nhất là sản phẩm của công ty kỹ thuật Aquafil từ Đức. Những mẫu đồ bơi được làm từ lưới đánh cá và thảm công nghiệp. Các chất liệu được kéo thành sợi và may thành bikini.
Dòng sản phẩm đồ bơi mới của Beyoncé bị chỉ trích
Dòng sản phẩm đồ bơi mới Flex Park của Beyoncé nhận hàng ngàn bình luận chỉ trích vì sự thiếu đa dạng về kích thước.
Thương hiệu thời trang Ivy Park của Beyoncé vừa tung sản phẩm đồ bơi mới Flex Park, với tinh thần "thể hiện bản thân, cá tính tự tin một cách tích cực và táo bạo" đang trở thành tâm điểm của sự tranh cãi.
Cụ thể, sau khi một bức ảnh quảng cáo loạt bikini, quần bơi và áo tắm màu cam neon của Flex Park có sự góp mặt của những ngôi sao nổi tiếng như Kristen Noel Crawley, diễn viên Quincy Brown và người mẫu ngoại cỡ Tabria Majors... ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích của hàng ngàn người vì sự thiếu đa dạng, không có sự đồng nhất về kích thước cho cả 2 giới.
Dòng sản phẩm đồ bơi mới Flex Park của Beyoncé gây tranh cãi.
"Tôi thích sự đa dạng về kích cỡ trong các mẫu áo tắm dành cho phụ nữ nhưng còn nam giới thì sao?" hay "Người mẫu nam ngoại cỡ ở đâu? Luôn luôn là những người nam tính và cơ bắp... Chán nản"... đây là những bình luận chỉ trích gay gắt đồ bơi Flex Park.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Edited, năm ngoái, số lượng quần áo ngoại cỡ dành cho nam đã tăng 24%, bao gồm các dòng của boohooMan và Jack & Jones. Mặc dù trên thực tế người tiêu dùng ở Anh và Mỹ hầu hết đều sở hữu tỷ lệ cơ thể lớn nhưng họ lại có rất ít lựa chọn mua sắm so với những người có sắc vóc cân đối.
Vào tháng 10/2020, dòng đồ lót Savage X Fenty của Rihanna vô cùng táo bạo khi lựa chọn người mẫu nam ngoại cỡ Steven G làm mẫu và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người tiêu dùng. Động thái này một lần nữa cho thấy ngành công nghiệp thời trang đang xóa nhòa ranh giới hình thể, để tiến đến sự đa dạng hơn trong vài năm gần đây.
Năm 2016, dòng thời trang Ivy Park của Beyoncé kết hợp cùng Topshop cũng từng vướng cáo buộc bóc lột nhân công.
Dòng sản phẩm đồ bơi Flex Park là bộ sưu tập thứ tư của Beyoncé hợp tác với Adidas. Trước đó, dòng thời trang Ivy Park của Beyoncé kết hợp cùng Topshop cũng từng vướng cáo buộc bóc lột nhân công vào năm 2016, đi ngược lại với ý tưởng ban đầu thành lập Ivy Park - nhằm hỗ trợ, truyền cảm hứng và truyền sức mạnh cho phụ nữ.
Khi đó, Topshop sử dụng nhân công từ các xưởng may, xí nghiệp tại các nước đang phát triển, nhất từ Sri Lanka. Phụ nữ ở đây chỉ được trả khoảng 140.000 VND một ngày và phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt.
Bị cá mập cắn vẫn không hề hấn gì, người phụ nữ sống sót ngoạn mục trở về liền viết ngay bài... review đồ bơi khiến chị em rần rần Bài review sản phẩm đồ bơi của một người phụ nữ mới đây đã "gây bão" mạng xã hội. Theo lời kể của người phụ nữ, thời điểm đó cô đang đi bơi ở vùng biển thuộc Bắc Carolina, Mỹ, thì bất ngờ đối mặt với một con cá mập dữ tợn. Con vật cắn ngay vào phía sau lưng của người phụ...