Áo siết chặt kiểm soát biên giới
Áo đang có kế hoạch siết chặt biên giới nhằm chặn dòng người di cư tìm cách đến Bắc Âu.
Người tị nạn Syria tại nhà ga Hauptbahnhof ở thành phố Salzburg, Áo. (Ảnh: The Slate)
Bộ trưởng Quốc phòng Áo ngày 2/4 cho biết nước này đang có kế hoạch triển khai binh sĩ tại khu vực biên giới với Italy, đặc biệt ở cửa khẩu Brenner, nhằm ngăn chặn dòng người di cư đang tìm cách đến Bắc Âu ngày một tăng lên.
Theo Bộ Quốc phòng, do đường biên giới ngoài của Liên minh châu Âu không được bảo đảm hiệu quả, Áo sẽ phải nhanh chóng kiểm soát chặt chẽ biên giới của mình, thể là tăng cường binh sĩ nhằm siết chặt an ninh ở cửa khẩu Brenner. Các binh sĩ này sẽ hỗ trợ bảo vệ biên giới, giúp người di cư đăng ký tị nạn, triển khai các hoạt động cứu trợ nhân đạo và trục xuất những người di cư không đủ điều kiện.
Video đang HOT
Theo_VTV
EU xích gần hơn tới việc đóng cửa Không gian tự do đi lại Schengen
Khả năng Schengen bị đóng cửa đang dần hiện hữu khi dòng người nhập cư đổ về châu Âu không có dấu hiệu giảm nhiệt.
Liên minh châu Âu EU hôm qua đã có quyết định được xem là mở đường cho việc chính thức đóng cửa tạm thời không gian tự do đi lại Schengen trong 3 tháng tới khi ra tối hậu thư cho Hy Lạp phải tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới. Đây được xem là một nhiệm vụ bất khả thi đối với một trong những quốc gia cửa ngõ vào EU này.
Bài toán người tị nạn vẫn khiến giới chức châu Âu phải "đau đầu". (Ảnh: Getty)
Là quốc gia cửa ngõ vào Liên minh châu Âu đối với những người di cư từ Trung Đông, năm 2015 vừa qua, Hy Lạp đã phải chứng kiến hơn 1 triệu người vượt biên giới nước này để vào những quốc gia châu Âu giàu có khác, gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất và lớn nhất tại châu lục kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2.
Trước tình hình cuộc khủng hoảng ngày càng vượt tầm kiểm soát, Hy Lạp thường xuyên phải nhận những lời chỉ trích vì "thiếu hành động" hay "hành đông không hiệu quả".
Như "giọt nước tràn ly", các nước thành viên Liên minh châu Âu hôm qua đã ra tối hậu thư yêu cầu Hy Lạp trong vòng 3 tháng tới phải khắc phục được những lỗ hổng trong việc kiểm soát dòng người di cư nước ngoài, trong đó bao gồm những vấn đề liên quan tới việc đăng ký, giám sát các khu vực biển và kiểm soát biên giới.
Tuy nhiên việc thực hiện những khuyến nghị này lại dường như là bất khả thi đối với Hy Lạp và theo các nhà phân tích, lời kêu gọi mà châu Âu đưa ra sẽ mở đường cho việc áp dụng quy định cho phép các nước thành viên khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ bên trong khu vực tự do đi lại Schengen, bao gồm với Hy Lạp trong tối đa 2 năm, thay vì 6 tháng như thường lệ.
Trong một tuyên bố, Chính phủ Hy Lạp hôm qua khẳng định sẽ làm mọi việc có thể để kiểm soát luồng người di cư từ Trung Đông. Theo các quan chức và ngoại giao EU, mục đích của biện pháp này không phải là nhằm cô lập hay quay lưng lại với Hy Lạp mà là nhằm khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới, đặc biệt là giữa Áo và Đức mà không đi ngược lại với các hiệp ước của khối.
Quyết định của Liên minh châu Âu đưa ra trong bối cảnh, dòng người nhập cư đổ về châu lục này vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt dù nhiều biện pháp kiểm soát đã được đưa ra. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 80.000 người tị nạn đã đến châu Âu kể từ đầu năm 2016, nhiều hơn so với 4 tháng đầu năm 2015.
Một nguồn tin châu Âu cho biết, nhóm 4 nước Hungary, Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Séc muốn giúp đỡ Macedonia đóng cửa biên giới với Hy Lạp để ngăn chặn dòng người nhập cư. Những biện pháp theo hướng này có thể sẽ được thông báo tại cuộc họp cấp cao giữa lãnh đạo 5 nước vào đầu tuần tới tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc.
Trong một phát biểu ngày hôm qua, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz cũng tuyên bố, người Macedonia cần phải chuẩn bị để có thể ngăn chặn hoàn toàn luồng người di cư vào lãnh thổ nước này trong những tháng tới. Bởi Áo cũng sẽ đóng cửa biên giới của mình một khi nước này hoàn thành hạn ngạch người nhập cư như đã cam kết.
Tiếp nhận 90.000 người xin tị nạn hồi năm ngoái, chính phủ Áo đã ấn định con số tối đa 45.000 người nhập cư trong năm nay./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
EU để ngỏ khả năng kéo dài thời gian kiểm soát biên giới Động thái này được cho là để đối phó với dòng người di cư ồ ạt tới châu Âu đang vượt quá tầm kiểm soát. Tại hội nghị Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Liên minh châu Âu diễn ra ở thành phố Amsterdam, Hà Lan diễn ra ngày 25/1, một số nước thành viên Liên minh châu Âu đã đề nghị...