Áo phông từng có giai đoạn cấm kỵ mặc ra bên ngoài
Gần như mọi phụ nữ đều mặc chiếc áo phông ít nhất vài lần trong tuần đặc biệt trong mùa hè nóng bức này. Tuy nhiên chiếc áo vốn được thiết kế ban đầu làm áo lót và dần trở thành một chiếc áo mặc thông thường hàng ngày.
Nguồn gốc của áo phông có tay
Chiếc áo phông có tay áo như chúng ta biết được sinh ra từ truyền thống quân đội. Tại Hoa Kỳ, áo phông có tay (cap sleeve) xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thời gian thế chiến thứ 2 là trang phục lót cho đồng phục. Và tất nhiên không ai mặc nó bên ngoài cả.
Trong Thế chiến thứ 2, áo phông bắt đầu được làm từ các loại vải tổng hợp như rayon, nylon và viscose vì hầu hết len được sử dụng cho đồng phục quân đội. Điều này dẫn đến việc sản xuất nhiều hơn áo phông cap sleeve và thậm chí cả phiên bản không tay – áo tank top. Áo phông cap sleeve và áo tank top khởi điểm là những chiếc áo lót nhưng đến khi chiến tranh kết thúc, các cựu chiến binh mặc quần quân phục với áo phông cap sleeve như trang phục thường ngày.
Làm thế nào áo phông trở thành một thứ không thể thiếu trong tủ đồ của bạn
Video đang HOT
Phải mất một thời gian để đồ lót nam tính này, sau đó thành áo mặc ngoài giản dị, biến thành trang phục dành cho nữ. Mặc dù chiếc áo bắt đầu được sử dụng từ những năm 1920, nhưng mọi người phải mất một thời gian dài để chấp nhận nó như một món đồ thời trang.
Giữa những năm 1990 và đến cuối những năm 80, phụ nữ bắt đầu mặc chúng ngày càng nhiều, nhưng mãi đến những năm 1990, loại áo này mới trở thành một món đồ thời trang. Phụ nữ bắt đầu mặc áo phông cap sleeve như là một chiếc áo lót lại vừa là áo mặc ngoài thông thường kết hợp với quần jean xanh đơn giản. Ngày nay mọi người vẫn mặc áo cap sleeve vừa là áo phông thường vừa là áo lót.
Chiếc áo phông cap sleeve rất thành công nhờ sự thoải mái và đơn giản của nó. Cho dù bạn muốn ăn mặc chỉnh chu hơn hay ăn mặc bình thường, phụ nữ đều thấy rằng áo phông cap sleeve đều có thể được sử dụng cho cả hai mục đích.
Hơn nữa, nếu bạn đang tìm cách che giấu bất kỳ sự không hoàn hảo nào, mặc áo phông cap sleeve như một chiếc áo lót là giải pháp hoàn hảo. Cho đến ngày nay, chúng vẫn là một món đồ linh hoạt như vậy được mặc ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.
Vì nguồn gốc khiêm tốn của nó, áo phông cap sleeve vẫn là một yếu tố quan trọng của phong cách tủ quần áo cổ điển nhưng giản dị – mọi người đều cần một chiếc áo phông cap sleeve trong tủ quần áo của họ. Phong cách cổ điển này đã phát triển theo thời gian và bây giờ để lại cho phụ nữ nhiều chỗ để tự phát minh và sáng tạo. Tóm lại, trong thế kỷ qua, áo phông cap sleeve đã trở thành một nhu cầu thiết yếu cho tất cả phụ nữ và đàn ông.
Áo phông thời dịch
Áo phông được các nhà thiết kế sáng tạo với nhiều khẩu hiệu ý nghĩa để gây quỹ chống Covid-19.
Thương hiệu Palace vừa ra mắt bộ sưu tập trực tuyến "NHS Tri To Help", logo hình tam giác đặc trưng được thay thế bằng dòng chữ NHS (National Health Service - một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới của Anh). Chỉ sau hai phút, áo được bán hết và toàn bộ lợi nhuận dành cho quỹ từ thiện của NHS.
NHS trên áo phông của Palace và Sports Banger. Ảnh: Palace Skateboards, Sports Banger.
Không riêng Palace, nhiều thương hiệu dùng áo phông để chuyển tải thông điệp tích cực và từ thiện thời dịch. Nhãn hiệu đồ thể thao Sports Banger sản xuất lại chiếc áo phông NHS Nike Swoosh - nổi tiếng từ năm 2015, mở bán trong 30 phút vào ba ngày thứ sáu, thu về 100.000 bảng. Toàn bộ số tiền được sử dụng vào việc cung cấp nước trái cây tươi và thực phẩm sạch cho đội ngũ bác sĩ tại năm bệnh viện ở London.
Công ty bán lẻ Kindred nhập cuộc với áo phông in hình cầu vồng kèm dòng chữ "Thank You" để gây quỹ hỗ trợ NHS. Thiết kế làm từ cotton hữu cơ dành cho cả nam và nữ, có giá 20 bảng dành cho người lớn và 15 bảng cho trẻ em. Ca sĩ Pixie Lott và diễn viên Laura Whitmore là hai trong số ngôi sao ủng hộ chiến dịch này.
Ca sĩ Pixie Lott (trái) mặc áo phông của Kindred. Ảnh: Instagram.
Tại Mỹ, thương hiệu thời trang dạo phố NYC, được thành lập bởi cựu giám đốc sáng tạo Brendon Babenzian, tung ra thị trường chiếc áo phông "Thank You Core Logo" tuần trước. Số tiền bán được sẽ dành cho Direct Relief - tổ chức từ thiện giúp đỡ nhân viên y tế tuyến đầu. Hãng thời trang Supreme hợp tác nghệ sĩ Nhật Bản Takashi Murakami tạo ra chiếc áo phông với tác phẩm nghệ thuật mang họa tiết hoa và hộp sọ đặc trưng của ông. Chiếc áo ban đầu được bán với giá 60 USD và nhanh chóng cháy hàng, trở thành hiện tượng. Mỗi khi Supreme mở bán lại, thiết kế nhanh chóng được mua và rao trên mạng với giá cao hơn nhiều lần, lên tới 1.750 USD trên trang web của thương hiệu Grailed. Chiến dịch đã quyên góp một số tiền được CNN cho là đáng kinh ngạc - hơn 1 triệu USD - cho tổ chức phi lợi nhuận Help USA.
Đầu tháng 4, Harry Styles ra mắt mẫu áo phông nhằm hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới. Thiết kế 26 USD in dòng chữ "Stay home. Stay safe. Protect each other", với thông điệp kêu gọi mọi người ở nhà thời dịch. Doanh thu bán áo được gửi vào quỹ chống Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Nam ca sĩ nói trên WWD: "Những lúc thế này, kêu gọi sức mạnh của cộng đồng là điều quan trọng hơn hết". Lời kêu gọi của anh được nhiều đồng nghiệp như Blake Lively, Rihanna, Kylie Jenner, Oprah Winfrey... ủng hộ.
Áo phông của Supreme hợp tác nghệ sĩ Nhật Bản Takashi Murakami (trái). Ảnh: Supreme.
Nicolaus Li, biên tập viên tạp chí Hypebeast, nhận định những hành động này là đáng giá, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng và bản thân các hãng cũng gặp khó khăn không nhỏ. Cô nói trên The Guardian: "Nếu có một cách để tiêu dùng có ý nghĩa, tại sao không? Những chiếc áo phông gây quỹ này thực sự rất quan trọng trong thời buổi hiện nay và tôi hy vọng những hành động đẹp như thế được duy trì sau khi đại dịch kết thúc".
Áo phông in khẩu hiệu đã trở thành trào lưu ảnh hưởng đến toàn thế giới dưới bàn tay của nhà thiết kế người Anh - Katharine Hamnett - từ thập niên 1980. Bà từng nói: "Áo phông thay đổi thế giới, chúng thậm chí có thể ngăn chặn một hành động, một thứ nào đó". Đại diện hãng Sports Banger rất tâm đắc câu nói này. Anh hy vọng những nỗ lực của các hãng thời trang góp phần vào cuộc chiến chống dịch, bắt đầu từ chiếc áo phông.
10 lỗi trang phục phổ biến nam giới hay mắc phải (P2) Như đã đề cập ở phần trước, thời trang hiện đại là bắt kịp xu hướng từng ngày. Chính vì vậy, những lỗi trang phục cơ bản sau đây là điều tối kỵ cần tránh khi phối đồ. 6. Đi dép với tất. Ảnh: BrightSide Phong cách này không những khiến bạn trông "luộm thuộm" mà còn mất đi vẻ chững chạc của...