Ao nước giữa Nam Cực đột nhiên chuyển thành màu tím, khoa học bất ngờ và đến giờ vẫn chưa hiểu tại sao
Tím chắc chắn không phải sắc màu thường thấy của một hồ nước. Vậy mà một cái ao tại Nam Cực bỗng nhiên chuyển sang sắc màu này, mà khoa học vẫn đang tranh cãi nguyên nhân.
Thời buổi tưởng như dân mạng sẽ chẳng quan tâm đến thứ gì khác ngoài dịch bệnh, nhưng không! Mới đây, mạng xã hội đã lan truyền tấm ảnh hết sức lạ về một ao nước tại Nam Cực. Lý do tấm ảnh được quan tâm thì chỉ cần nhìn là thấy: Nó có màu tím!
Scott Hotaling – sinh viên chương trình tiến sĩ tại ĐH Bang Washington, đang thực hiện nghiên cứu thực địa tại Nam Cực nhằm tìm hiểu về tập tính sinh học của loài côn trùng lớn bậc nhất châu lục này. Nhưng trong quá trình làm việc, Hotaling đã bắt gặp chiếc ao với sắc tím hết sức kỳ lạ, tọa lạc trên hòn đảo đá Humble.
Chiếc hồ nước lạ do Hotaling chia sẻ
Hotaling cho biết, ao nước nằm gần trạm Palmer, rất sát biển, cao hơn mực nước biển khoảng 5m và khá nông. Nhưng tại sao màu nước lại kỳ lạ như vậy? Hotaling không biết, và để có câu trả lời, anh quyết định… lên Twitter và hỏi các đồng nghiiệp trong ngày.
Video đang HOT
Được biết, hòn đảo Humble được xem là môi trường sống tự nhiên hết sức quan trọng của một số loài chim cánh cụt. Hotaling phỏng đoán, màu sắc này nhiều khả năng là do tổ chim gần đó gây nên. Dẫu vậy, một số nhà khoa học khác thì tin rằng có thể nguyên nhân là do vi khuẩn bùng nổ.
“Dựa trên sắc tím của vi khuẩn, tôi dám chắc đây là loại khuẩn tiến hóa để quang hợp không cần oxy. Nếu quanh đó không có mùi trứng thối (khí hydro sulfua), thì chúng có thể phát triển bằng ánh sáng từ các nguồn năng lượng xung quanh” - Michael Madigan, nhà vi sinh vật học chia sẻ. Tuy nhiên, Hotaling sau đó đã đưa thêm dữ kiện là cái ao không có mùi quá kinh khủng – ít nhất là theo những gì đội nghiên cứu của anh cảm nhận sau khi so sánh với đàn hải tượng đang nằm gần đó.
Stefano Amalfitano – chuyên gia sinh thái học đại dương thì nhận định chiếc hồ là một ví dụ thú vị về sự phát triển mạnh của các loài vi khuẩn có khả năng nhuộm màu tại Nam Cực. Một số loài có thể kể đến như Halobacterium halobium, Dunaliella salina, hoặc Rhodocylcus purpureus.
Nguyên nhân vì sao chiếc ao có màu sắc như vậy vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên về mặt tích cực, Hotaling cho rằng mạng xã hội đang là công cụ hết sức tuyệt vời để cộng đồng khoa học trao đổi cùng nhau.
“Twitter thực sự là nơi rất tuyệt. Chúng tôi thấy một thứ thú vị, chia sẻ nó lên và thu được rất nhiều kiến thức “xịn”. Dĩ nhiên là cũng có hiệu ứng xấu, nhưng ở trải nghiệm của tôi thì toàn là tích cực.” - Hotaling nhận xét.
Nhiều nhà khoa học đã lên Twitter với mong muốn có được một mẫu nghiên cứu, nhưng Hotaling cho biết anh hiện chưa có kế hoạch tiếp tục tìm hiểu thêm về chiếc ao này. Bởi lẽ, giấy phép nghiên cứu họ đang có không cho phép thu thập mẫu vật.
“Chủ yếu tôi muốn chia sẻ ở đây, với mong muốn cộng đồng khoa học có thể lập ra nghiên cứu riêng về chiếc ao này, hoặc các môi trường tương tự ở nơi khác!’
Phát hiện những "khu vườn" san hô tuyệt đẹp
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những "khu vườn" san hô dưới biển sâu trong chuyến thám hiểm đại dương kéo dài một tháng ngoài khơi bờ biển phía tây nam Australia.
Một rặng san hô được chụp bởi ROV trong chuyến thám hiểm hẻm núi Bremer.
Sử dụng một phương tiện hoạt động từ xa (ROV), nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Tây Úc (UWA) đã khám phá một hệ sinh thái san hô chưa từng thấy tại hẻm núi dưới nước Bremer.
"Các vách đá dốc đứng và các rặng núi đã tạo điều kiện một loạt các san hô phát triển dưới biển sâu tuyệt đẹp; nơi đây cũng chứa một loạt các sinh vật khác và tạo thành nhiều hệ sinh thái nhỏ".
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ ROV để điều tra hẻm núi đến độ sâu tới gần 4000m và chụp hình ảnh các vườn san hô dưới biển sâu và các mẫu địa chất.
Một trong những mục tiêu chính của cuộc thám hiểm là thu thập các mẫu san hô sống và hóa thạch từ vùng nước sâu của hệ thống hẻm núi dưới nước ngoài khơi bờ biển phía tây nam Úc, bao gồm các hẻm núi Bremer, Leeuwin và Perth.
Việc phân tích san hô hóa thạch từ môi trường sống dưới biển sâu này có thể giúp các nhà khoa học xây dựng các hồ sơ về điều kiện môi trường đại dương gần đây và lâu dài, bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ pH nước và chất dinh dưỡng thay đổi theo thời gian. Những ghi nhận này có thể là nhiều thập kỷ, thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ, làm sáng tỏ xu hướng môi trường sống trong đại dương.
Đáng chú ý, những thông tin thu được từ vườn san hô dưới biển sâu này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự thay đổi vật lý ở Nam Đại Dương, có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống khí hậu toàn cầu do vai trò của nó trong việc điều chỉnh việc cung cấp nhiệt và chất dinh dưỡng cho các đại dương lớn trên thế giới.
"Điều này có ý nghĩa toàn cầu do các vùng nước này bắt nguồn từ khắp Nam Cực, nơi nuôi sống tất cả các đại dương lớn trên thế giới và điều tiết khí hậu của chúng ta." Malcolm McCulloch, một thành viên khác của đoàn thám hiểm cho biết.
Phương Huyền
Theo dantri.com.vn/Newsweek
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp băng giá và chim cánh cụt ở Nam Cực Nhiếp ảnh gia người Hà Lan có chuyến trải nghiệm thú vị ngắm vẻ đẹp băng giá và đàn chim cánh cụt ở Nam cực. Ba mẹ con chim cánh cụt tại Nam Cực Nam cực là nơi giá lạnh nhất trên Trái đất với kỷ lục đo được là âm 89 độ C. Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực...