“Ảo” như người Hàn: Dùng duy nhất một nguyên liệu bình dân nhưng vẫn có thể tạo ra loạt bánh đẹp miễn chê
Không hổ danh dân tộc giỏi làm đẹp nhất thế giới, chỉ làm bánh gạo thôi mà người Hàn cũng sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp không nỡ ăn.
Người phương Đông dường như có một năng khiếu thiên phú: nâng tầm cái bình thường trở thành tinh hoa. Nếu Nhật Bản có nghệ thuật làm bánh wagashi đầy tinh tế, thì người bạn Hàn Quốc cũng có quyền tự hào với loạt bánh làm từ bột gạo của mình. Đặc điểm chung của chúng đều là cầu kì, xinh đẹp, tinh xảo như một tác phẩm nghệ thuật, khiến người ta quên đi nguồn gốc và nguyên liệu hết sức một mạc của nó.
Bột gạo là món dung dị ở Hàn Quốc. Thời xưa, nhà nào gặt nhiều gạo quá không ăn hết, sẽ đem tới những vựa xay gần đó (mà thời ấy nhiều vô số kể!), trả một số tiền nhỏ làm công, nhờ xay ra bột gạo. Bột gạo Hàn tuy bản chất không có gì cao sang, nhưng vẫn có những phẩm chất rất đặc trưng: mịn, giàu độ ẩm, khiến các loại bánh gạo truyền thống Hàn Quốc dẻo và dai không lẫn vào đâu được.
Qua bàn tay nhào nặn của những nghệ nhân tài hoa, bột gạo giản dị biến thành loạt bánh đẹp “quên sầu” dưới đây:
Bánh có vỏ bột gạo, nhân đậu đỏ và đường, vo tròn lại rồi thả vào nồi nước đang sôi sùng sục, từ đó giúp bánh nở tròn đều, căng bóng ngon mắt. Sau đó những viên bánh gạo này sẽ được phủ dừa và tạo màu tự nhiên từ trà xanh, vừng đen,… Một hộp bánh gạo sẽ có khoảng chục chiếc đủ màu sắc, thoạt nhìn như một hộp chocolate cao cấp.
Baekseolgi – bánh gạo h ấ p
Video đang HOT
Tên của bánh là chiết tự từ cụm từ “Bông tuyết trắng xốp”. Quả thực chiếc bánh xinh xắn thanh tao này trong như một bông tuyết đầu mùa, và để làm ra nó, người ta buộc phải dùng loại nồi đất nung truyền thống tên là siru để giúp điều tiết hơi nước, không làm ẩm bánh và khiến bánh đổi màu. Màu trắng muốt của Baekseolgi không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt thẩm mỹ mà cả văn hóa: Người Hàn tin rằng màu trắng tinh khôi sẽ đem lại may mắn và thuận lợi cả năm cho bất kì ai sở hữu.
Jeungpyeon – bánh gạo rượu
“Visual” của làng bánh gạo đích thị là đây! Nguyên liệu không khác những người anh em trên kia là mấy – bột gạo loại ngon thêm chút rượu ủ đậm đà – nhưng trên bề mặt Jeungpyeon là những tác phẩm nghệ thuật thật sự. Người ta dùng táo tàu, hạt dẻ, hạt thông,… để “vẽ tranh” trên mặt bánh rồi đem hấp trong xửng. Các hình ảnh có thể là hình hoa lá, cây cảnh, chim muông, rất chi tiết và tinh tế, đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ từng chút một. Vì vậy, chiếc bánh tuy nhỏ xíu và đơn giản nhưng có thể tốn tới 2 tiếng đồng hồ để hoàn thành.
Songpyeon – bánh mặt trăng
Nữ tính từ cái tên, ngoại hình và màu sắc xinh xắn của Songpyeon có thể dễ dàng hạ gục bất kì tâm hồn ăn uống nào. Những chiếc bánh nhỏ nhắn, trông như một vầng trăng tí hon này được ví như gói cả đất trời mùa thu bên trong, với phần nhân sử dụng những nguyên liệu đặc trưng của mùa thu gồm đậu đỏ, hạt dẻ, hạt thông,… Đến nay, chúng vẫn rất đươc ưa chuộng tại Hàn Quốc. Mỗi mùa Trung thu, Songpyeon trở thành món ăn quốc dân với ngày một nhiều sáng tạo về mặt hình thức hơn: đa dạng màu sắc, kết cấu, và còn đôi khi được điểm xuyến bằng những cánh hoa cầu kì thơ mộng.
Dù là một đất nước “tạo trend” số hai không ai dám nhất, nhưng người Hàn vẫn hết mực trân trọng những giá trị truyền thống. Sự tồn tại bền vững của những loại bánh gạo đơn sơ là một ví dụ điển hình. Theo thời gian, chúng càng được nâng cấp cho đẹp hơn, tinh xảo hơn, góp phần gìn giữ một vẻ đẹp rất dung dị và trang nhã bên dáng vẻ hào nhoáng, hiện đại thường thấy của đất nước củ sâm.
Theo Trí Thức Trẻ
Có 4 loại gia vị làm nên hương vị rất riêng của ẩm thực của Hàn Quốc, bạn đã biết chưa?
Cho dù là kim chi, bánh gạo, mì ramyeon hay bất kì những món ăn nổi tiếng nào của Hàn Quốc thì hầu như đều "thấp thoáng" bóng dáng của các loại gia vị sau đây.
Mỗi nền ẩm thực của một quốc gia đều có một đặc trưng riêng có thể tìm thấy trong đại đa số món ăn của nước đó, và hương vị này của Hàn Quốc thường được tạo nên bởi những loại gia vị truyền thống mà không phải ai cũng biết. Những vị cay, vị đậm đà đến chua nhẹ và béo ngậy đầy phức tạp làm nên các món ăn Hàn Quốc sẽ không bao giờ hoàn chỉnh nếu thiếu những yếu tố sau đây. Hãy cùng chúng mình điểm qua 4 loại gia vị Hàn Quốc được sử dụng phổ biến trong ẩm thực xứ Kim chi nhé!
Bột ớt (gochugaru)
Nếu bạn đã từng ăn kim chi thì chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với loại gia vị này. Bột ớt gochugaru là một loại bột ớt đặc biệt của Hàn, là ớt khô được xay nhuyễn thành bột mịn hoặc bột nghiền thành miếng nhỏ. Ớt Hàn Quốc ngoài vị cay thì còn có vị ngọt nhẹ, thường hay được dùng để muối các loại kim chi và là nguyên liệu cho một số loại sốt. Đôi khi, những người thích ăn cay còn thích cho bột ớt này vào nhiều món ăn khác như mì ăn liền, miến, bánh gạo...
Hạt mè xào (bokkeun-kkae)
Mè không đóng nhiều vai trò trong quá trình nấu nướng một món ăn, tuy nhiên nếu bạn hay đi ăn đồ Hàn thì hẳn phải nhận ra nó xuất hiện thường xuyên trong các món ăn. Có thể nói hạt mè góp phần tạo nên một trong những đặc điểm nhận dạng món ăn Hàn Quốc. Ta đã từng thấy những món ăn Hàn Quốc có rắc mè nhiều đến thức trở thành phản xạ có điều kiện, cứ thấy món nào mà rắc ít mè lên là lại vô thức nghĩ đến món Hàn. Hạt mè trên mỗi món ăn giúp làm dậy mùi món ăn, tăng khẩu vị và thêm một chút vị béo nhẹ, trung hoà các món quá cay hoặc quá mặn.
Tương ớt (gochujang)
Đây là thứ mang lại vị cay đặc trưng trong hầu hết các món ăn Hàn Quốc, từ cơm chiên, kim chi, bánh gạo, miến xào đến gà rán. Gochujang được làm từ ớt xay nhuyễn, đường, gạo nếp và một ít meju (đậu nành lên men) nên có hương vị đậm đà. Hơn cả bột ớt gochugaru, tương ớt gochujjang ít cay hơn, ngọt hơn và có vị thơm hơn, thích hợp để ướp thịt, sốt cơm, sốt mì, bánh các loại. Gochujjang thường được dùng trong các món súp như canh kim chi, pha với nước để sốt bánh gạo, sốt cơm bibimbap, ướp kimchi... Gochujang còn được dùng để pha chế ssamjang, một loại nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn Quốc.
Tương đen (Doenjang)
Tương đen Hàn Quốc là một loại gia vị lên men truyền thống, có vị mặn đậm đà, beo béo và hơi chua nhẹ được làm từ đậu nành lên men. Tương đậu nành lên men của Hàn cũng tương tự với các loại tương của Trung, Nhật và Việt Nam, tuy nhiên tương doenjang của Hàn lại mặn hơn, đặc hơn nên nếu muốn sử dụng thì phải hoà với ít nước. Món tương này được dùng trong các loại nước chấm, nước ướp thịt, các loại canh, hầm như canh hầm tương đen, thịt xào tương đen... Món nổi tiếng nhất với tương đen có lẽ là món mì tương đen được ăn trong ngày lễ độc thân của người Hàn Quốc mà ai cũng biết - jajangmyeon. Ngoài ra, doenjang (cũng như gochujang) là thành phần của ssamjang - nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn rất đặc trưng.
Theo Trí Thức Trẻ
Điểm danh những đất nước có ẩm thực nổi đình đám với vị cay "xé lưỡi" Đã là tín đồ của món cay thì chắc chắn không thể bỏ qua ẩm thực của những đất nước này đâu đấy. Vị cay thực ra không phải là "vị" được công nhận như mặn, ngọt, chua, đắng (hay thậm chí là umami). Vị cay thực chất là cảm giác cay, thuộc về cảm giác "cháy bỏng" trong miệng chứ không phải...