Ảo mộng “trúng thưởng” qua mạng xã hội, nhiều người “nhẹ dạ” hoa mắt
Các đối tượng lừa đảo tự lập nên những trang web “ảo” với tên miền na ná tổng đài. Sau đó, chúng tung ra vô số tin nhắn trúng thưởng đến người sử dụng mạng xã hội.
Khi con mồi sập bẫy, nhóm đối tượng hướng dẫn họ nộp tiền phí nhận thưởng vào tài khoản của mình để chiếm đoạt.
“Biết rồi, khổ lắm!…”
Lừa đảo trúng thưởng qua điện thoại, facebook, zalo… tưởng như là chiêu thức “xưa như trái đất” và dễ dàng nhận biết. Vậy nhưng, mới đây có rất nhiều người sử dụng mạng zalo “sập bẫy” nhóm “siêu lừa” trẻ tuổi. Điều đáng nói có những nạn nhân “ngây thơ” đến mức sẵn sàng nộp tiền vào tài khoản cho chúng tới 3-4 lần. Trong câu chuyện này, ngoài sự tinh vi, ma mãnh của nhóm lừa đảo, không thể không bàn đến tâm lý phán đoán của những thượng đế “nhẹ dạ”.
Nhóm lừa đảo qua zalo mới nhất vừa bị Phòng CS ĐTTP về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) CA TP HCM bắt giữ gồm: Lê Văn Pháp, SN 1990, Nguyễn Minh Tài, SN 1994 và Nguyễn Thị Phương, SN 1996, cùng trú tại thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trong đường dây này, Pháp được xác định là “thủ lĩnh” trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của đồng bọn. Hai nhân vật còn lại đóng vai trò như những mắt xích quan trọng hỗ trợ “đại ca”.
Để có thể dẫn dụ được “con mồi”, nhóm “siêu lừa” lập nên nhiều trang web với tên miền “ăn cắp bản quyền” từ tổng đài zalo do Cty Venagame quản lý. Chính các trang web: tongdaizalo.tk, trangchuzalo.vn đóng vai trò như “bức bình phong” che chắn, đánh lạc hướng người sử dụng. Nắm tâm lý mong muốn được nhận quà, các chương trình khuyến mại từ bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà mạng, Pháp đã chỉ đạo đàn em lên kế hoạch lừa đảo.
Chúng tự ý trưng ra các giải thưởng khuyến mại vô cùng hấp dẫn như xe SH, Liberty, điện thoại iPhone 5S… hay tiền mặt lên tới 50, 100 triệu đồng… Để củng cố “uy tín”, chúng thường đăng kèm theo muôn vàn lý do như: tuần lễ tri ân khách hàng, ngày kỷ niệm thành lập zalo… Và chính chiếc “bánh vẽ” hào nhoáng đã hạ gục nhiều người sử dụng. Ban đầu, nhóm đối tượng sử dụng mạng phát tán hàng nghìn tin nhắn báo trúng thưởng đến người sử dụng trên khắp cả nước. Sau đó, là công đoạn chờ tín hiệu trả lời. Chỉ cần vị khách hàng nào đó tò mò, hồi âm trở lại họ rất có thể bị nhóm của Pháp biến thành “chú cừu non ngoan ngoãn”.
Thủ đoạn mà nhóm “siêu lừa” tiến hành vốn không có gì xa lạ, thậm chí nó còn được xem là “bổn cũ soạn lại”. Nhưng chẳng hiểu vì lý do gì trong khoảng thời gian ngắn rất nhiều người sử dụng zalo đã “ngoan ngoãn” tin và làm theo. Từ những thông tin trả lời của người bị hại, nhóm lừa đảo bắt đầu chậm rãi tiến hành công cuộc “săn bắt” quen thuộc. Và rồi khi lọt vào mê cung giải thưởng ảo của Pháp, khó có nạn nhân nào có thể thoát ra được.
Video đang HOT
Theo ghi nhận, trước khí bị đánh sập số tiền mà nhóm Pháp chiếm đoạt lên đến hàng trăm triệu đồng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại có nhiều người cả tin đến tội nghiệp như vậy? Tại sao báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục khuyến cáo người sử dụng mạng xã hội nên cẩn trọng trước các hình thức lừa đảo tinh vi… vậy mà số người bị hại vẫn tăng lên theo thời gian.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một nạn nhân bị Pháp lừa đảo thổ lộ: “Ban đầu tôi cũng không tin lắm từ tin nhắn trúng thưởng. Nhưng sau quá trình tò mò kiểm tra tôi thấy nó được gửi đến từ tổng đài zalo có địa chỉ, trang web cụ thể. Tôi gọi điện kiểm tra thì phía bên kia trả lời rành rọt, khoa học vả lại đang tự nhiên có cơ hội trúng số tiền lớn nên tôi nhất thời quên đi mối nghi ngại. Sau này biết bị lừa vì xấu hổ tôi đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, chính sự im lặng của tôi làm nhiều người khác sập bẫy”.
Nhóm “siêu lừa” tại CQĐT. Ảnh: H. Hùng
Chuyển tiền để nhận… lời hứa vỗ cánh bay
Băng nhóm lừa đảo chuyên nghiệp của Pháp bị đánh sập khi liên tục có rất nhiều người bị hại nhận ra bản chất vấn đề và thông báo tình hình lên CQĐT. Nhận thấy đây là một loại tội phạm nguy hiểm, có tổ chức, hoạt động tinh vi, lực lượng PC46 đã lập tức vào cuộc điều tra. Bằng các phương pháp nghiệp vụ xuất sắc, CQCA nhanh chóng giải mã các tên miền tongdaizalo.tk, trangchuzalo.vn cũng như tài khoản zalo tham gia đường dây.
Danh tính Pháp, Tài, Phương bị đưa ra ánh sáng. Các đối tượng bị triệu tập phục vụ quá trình điều tra. Sau thời gian quanh co chối tội, đường dây “siêu lừa” buộc phải cúi đầu thừa nhận hành vi. Các đối tượng khai báo rằng do sử dụng mạng zalo đã lâu và nhận thấy có thể qua đó nhắn tin lừa đảo trục lợi. Ban đầu phạm vi hoạt động của chúng hạn hẹp, số tiền kiếm được theo đó cũng nhỏ giọt nhưng do nhận ra tiềm năng to lớn từ các “con mồi” mới mở rộng quy mô ra khắp cả nước.
Khi bị bắt giữ, kẻ cầm đầu Lê Văn Pháp được xác định đã từng mang hai tiền án “cướp tài sản” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, thụ án hơn 30 tháng tù giam. Với bản chiến tích một thời “ngang dọc” gã dễ dàng thu phục được 2 tay “đàn em” đồng hương tin cậy hoạt động dưới trướng. Tên cầm đầu ngoài việc quản lý trang web, phát tán tinh nhắn còn sắm vai nhân viên chăm sóc khách hàng, hướng dẫn họ thao tác trên trang web giả mạo. Trong hệ thống “nữ quái” Phương chính là người yêu của tay “thủ lĩnh”. Thị thủ vai những khách hàng đã từng trúng thưởng nhằm tạo dựng niềm tin cho con mồi. Tài làm nhiệm vụ cung cấp tài khoản ngân hàng, thẻ ATM sau đó rút tiền đưa cho đại ca. Sự kết hợp ăn ý giữa Pháp, Tài, Phương đã tạo ra một đường dây lừa đảo chuyên nghiệp khiến rất nhiều người sử dụng zalo ngoan ngoãn dâng tiền cho chúng.
Thế nhưng, lưới trời lồng lộng, dù Pháp và đồng bọn có ma mãnh, khôn ngoan đến đâu cũng không thể qua mặt được CQĐT. Chính nạn nhân bị chúng lừa đảo với số tiền gần như lớn nhất đã mạnh dạn đứng ra nói lên sự thật. Chị tên N.T.N.D, SN 1986, trú tại quận 12, TP HCM. Khai báo tại CQCA chị D cho biết, ngày 8-3 vừa qua, chị nhận được tin nhắn từ zalo “bạn đã nhận được giải nhất chương trình tri ân khách hàng, giải thưởng gồm xe SH125i và phiếu quà tặng trị giá 100 triệu đồng, muốn nhận giải hãy truy cập trang web: www.trangchuzalo.vn để hoàn tất thủ tục”.
Chị D dù “bán tín bán nghi” nhưng vì tò mò và hoa mắt vì món tiền thưởng quá hời nên vẫn quyết định truy cập vào trang web. Tại đây, chị gần như bị hạ gục hoàn toàn bởi tính chuyên nghiệp từ trang mạng, mọi thông tin về chương trình tri ân khách hàng đều được đăng tải đầy đủ, chi tiết. Người phụ nữ cả tin gọi điện vào số đường dây nóng thì bắt gặp giọng nói “ngọt như mía lùi” từ chàng trai “chăm sóc khách hàng” của “công ty”. Sau hồi trao đổi, chị D chắc bẩm mình sắp có được khối tài sản khổng lồ từ trên trời rơi xuống và sẵn sàng làm theo hướng dẫn của bọn lừa đảo.
Ban đầu, chị được yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản để thực hiện việc đăng ký hồ sơ nhận giải, chỉ ít ngày sau người phụ nữ này thật thà đóng thêm phí trước bạ xe máy, rồi phí vận chuyển … Sau năm lần bảy lượt đóng phí với số tiền hàng chục triệu đồng nhưng chị D vẫn không thấy phần thưởng của mình xuất hiện. Chị cố gắng liên lạc trở lại chỉ nhận được lời hứa có cánh. Lúc này, người phụ nữ mới tỉnh ngộ, biết mình bị lừa, chị quyết định đem sự việc tố cáo lên CQĐT. Từ đơn thư tố cáo của chị D và hàng chục lá đơn trước đó về cùng một nhóm lừa đảo, lực lượng PC46 đã xuất sắc đánh sập căn cứ lừa đảo chuyên nghiệp này.
Theo Phap luât Xa hôi
Khởi tố người vợ "nêm" thuốc chuột vào nồi thức ăn của chồng
Viện khoa học hình sự kết luận mẫu phẩm thức ăn và gói Fokeba thu được ở nhà anh Phan Trường Phi là một loại thuốc độc, có thể gây tử vong cho người sử dụng. Ngày 15/4, CA huyện Nghi Lộc đã ra quyết định khởi tố Đậu Thị Huệ để điều tra về hành vi giết người.
Bị can Đậu Thị Huệ.
Ngày 15/4, trao đổi với PV, Thượng tá Nguyễn Tất Thắng - Trưởng Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An), cho biết, cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Lộc đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Đậu Thị Huệ (SN 1988, trú tại xã Nghi Lâm, Nghi Lộc) để điều tra về tội giết người.
Như Dân trí đã thông tin trước đó, do nhiều mâu thuẫn không thể hóa giải, sáng ngày 26/3, anh Phan Trường Phi và vợ là Đậu Thị Huệ bàn bạc và đi đến thống nhất li hôn. Tuy nhiên, chiều cùng ngày, anh Phi phát hiện trong nồi thức ăn của mình có chất bột màu nâu đen. Anh này gặng hỏi vợ thì Đậu Thị Huệ khẳng định mình không bỏ gì vào nồi.
Nghi ngờ có điều bất thường, anh Phi mang nồi thức ăn đi trình báo cơ quan chức năng. Ngay khi anh Phi đi thì Đậu Thị Huệ cũng bỏ đi khỏi gia đình. Đến chiều 29/3, Huệ được nhà ngoại đưa về nhà xin lỗi chồng nhưng không được chấp nhận. Sau đó, được cơ quan chức năng vận động, Đậu Thị Huệ đến Công an huyện Nghi Lộc đầu thú.
Cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Lộc đã tạm giữ Huệ đồng thời gửi mẫu thức ăn cùng gói thuốc diệt chuột nhãn hiệu Fokeba 20% thu giữ được trong bếp nhà anh Phi đến Viện khoa học hình sự Bộ Công an để giám định.
Anh Phan Trường Phi và Đậu Thị Huệ kết hôn và có với nhau một con gái 3 tuổi. Trong quá trình sinh sống, vợ chồng Huệ thường xuyên có mâu thuẫn và li thân được một thời gian
Tại cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Lộc, Huệ khai nhận, do mâu thuẫn tích tụ lâu ngày, cộng với việc bị chồng đánh đập, bạo hành nên Huệ đã mua 2 gói thuốc chuột với giá 4.000 đồng về cất giấu trong nhà, chờ thời cơ sẽ ra tay đầu độc chồng. Tuy nhiên, hành vi của Huệ đã bị chồng phát giác.
Kết luận của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an cho thấy trong mẫu thức ăn và gói bột màu nâu có nhãn Fokeba 20% thu giữ được trong bếp nhà anh Phi là một loại thuốc độc, có thể gây tử vong nếu ăn phải. Từ kết luận này, cơ quan điều tra đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can Đậu Thị Huệ để điều tra về hành vi giết người.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Bắt giữ nguyên Phó phòng một ngân hàng Chuyển vào tài khoản riêng mang tên ông Bùi Nguyên Vĩ, Phó phòng kế hoạch kinh doanh Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang. Theo báo Công an Nhân dân, ngày 12/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đơn vì vừa tiến hành bắt...