Áo mở lại hàng nghìn cửa hàng
Hàng nghìn cửa hàng khắp Áo sẽ tái mở cửa hôm nay khi quốc gia này trở thành một trong những nước châu Âu đầu tiên nới lỏng phong toả.
Áo đã sớm đóng cửa các trường học, quán bar, rạp phim, nhà hàng, các cửa hàng không thiết yếu và những địa điểm công cộng khác từ cách đây gần 4 tuần để kiềm chế nCoV lây lan. Chính phủ nước này cũng yêu cầu người dân ở nhà và làm việc từ xa nếu có thể.
Các biện pháp trên giúp Áo đạt được hiệu quả tương đối trong cuộc chiến với Covid-19 khi ghi nhận tổng cộng 368 ca tử vong, ít hơn nhiều so với số ca tử vong hàng ngày của một số nước châu Âu khác. Tỷ lệ gia tăng số ca nhiễm mới cũng ở mức một con số và số người nhập viện đã ổn định.
“Về mặt kinh tế, chúng tôi muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng này càng nhanh càng tốt và chiến đấu cho mọi việc làm ở Áo”, Thủ tướng Sebastian Kurz cho hay trong một bức thư gửi đến người dân hôm 11/4, trước Lễ Phục sinh.
Nhân viên một siêu thị tại thủ đô Vienna, Áo, đeo khẩu trang và găng tay phòng nCoV hôm 6/4. Ảnh: Reuters
Tuần trước, ông đã vạch ra kế hoạch từng bước tái mở cửa nền kinh tế, bắt đầu với cửa hàng có diện tích 400 m2, gấp gần hai lần diện tích một sân tennis đơn, cũng như các trung tâm cải tạo nhà cửa và vườn tược. Tiếp theo là các trung tâm thương mại, cửa hàng lớn hơn và tiệm cắt tóc từ ngày 1/5. Nhà hàng và khách sạn có thể hoạt động lại dần dần từ giữa tháng 5.
Video đang HOT
Trong khi đó, lệnh phong toả ở Áo vẫn kéo dài tới cuối tháng 4, số người được phép vào trong các cửa hàng vẫn bị hạn chế và tất cả phải đeo khẩu trang. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 10/4 đề nghị các quốc gia thận trọng, bởi “dỡ bỏ các lệnh cấm có thể dẫn tới một đợt tái bùng phát dịch chết chóc”.
“Tôi đơn giản là chắc chắn 100% rằng chúng tôi đã làm đúng và đang làm đúng”, ông Kurz nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Kurier hôm 12/4.
Cùng ngày, ông phát biểu trên đài phát thanh quốc gia ORF rằng ‘chúng ta chưa ra khỏi rừng rậm, nguy hiểm vẫn ở giữa chúng ta”, đề nghị người dân tiếp tục tự cách ly và cách biệt cộng đồng.
Các quốc gia Tây Âu khác cũng đang nới lỏng lệnh phong toả, dù theo những cách khác nhau. Hôm qua, Tây Ban Nha đã cho phép một số hoạt động, bao gồm xây dựng và sản xuất, tái khởi động. Đan Mạch sẽ mở cửa lại các nhà trẻ, trường học cho trẻ em lớp 1-5 vào ngày mai.
Anh Ngọc
Dịch Corona hoành hành, chuỗi rạp phim lớn nhất tại Mỹ sắp phá sản?
Nếu Nếu Hoa Kỳ ban hành lệnh đóng cửa đến tháng 8, và gần như chắc chắn điều này sẽ xảy ra, thì AMC sẽ không còn cách nào khác ngoài việc tuyên bố phá sản
Hiện tại, tình hình đang vô cùng tồi tệ với chuỗi rạp AMC, một trong những thương hiệu lớn nhất tại Mỹ. Tất cả các rạp chiếu phim tại nước này đã buộc phải đóng cửa từ giữa tháng 3, bởi sự bùng phát to lớn của dịch bệnh do virus Corona gây nên.
Chính việc đóng cửa này đã dẫn đến tình trạng chảy máu tài nguyên vô cùng nặng nề. Khoản tiền mà thương hiệu này vẫn phải chi trả trong khi không thể kiếm bất kì thu nhập nào thật sự vô cùng to lớn. Các nhà phân tích của tờ Wall Street dự đoán rằng, chuỗi rạp AMC sẽ phải đối mặt với tình trạng phá sản. Nếu điều này thật sự xảy ra, đó sẽ là cái kết cho thương hiệu đình đám bậc nhất trong chuỗi các rạp phim tại Hoa Kỳ.
Các nhà phân tích của MKM Partners và Loop Capital là Eric Handler và Alan Gould đã xem xét kĩ các số liệu của AMC, và lời khuyên họ dành cho những ai đang sở hữu cổ phiếu của thương hiệu này, rằng tốt nhất là họ nên bán nó đi, ngay khi còn có thể. Đầu năm 2020, cổ phiếu của AMC trị giá khoảng 6 đô. Tuy nhiên, chỉ sau vỏn vẹn 4 tháng, con số này đã rớt xuống một nửa, chỉ còn là 3 đô cho một cổ phiếu.
Cổ phiếu của AMC đang ở mức rất đáng báo động
Trong một bài phỏng vấn gần đây, Eric Handler đã chia sẻ: "Dựa trên suy đoán rằng các rạp phim sẽ phải đóng cửa sớm nhất là đến tháng 8, chúng tôi tin rằng AMC thật sự không thể nào sống sót được đến thời gian đó. Thương hiệu này sẽ sớm phải đối diện với tình trạng phá sản. Trong tháng 4, AMC cũng đã quyết định ngừng trả tiền thuê mặt bằng tại rất nhiều nơi."
Một vài nguồn tin cũng cho biết, hiện tại số tiền của AMC trong ngân hàng tín dụng cũng đã gần như cạn kiệt. Điều này khiến cho việc khôi phục của thương hiệu này là gần như bất khả thi. Những điều này là vô cùng khắc nghiệt, và chính những con số đang là minh chứng rõ ràng nhất cho tình trạng này. Thậm chí trước khi các quốc gia yêu cầu đóng cửa chuỗi rạp phim, AMC đã nợ đến 4,9 tỉ đô, và giá trị của thương hiệu này chỉ dừng lại ở con số 330 triệu đô. Chuyên gia phân tích Alan Gould cũng tin rằng AMC sẽ sớm vỡ nợ trong tương lai. Tuy nhiên, anh tin rằng, vấn đề lớn nhất ở đây, đó chính là việc thương hiệu này sẽ cần thêm rất rất nhiều nguồn tiền nữa để có thể tiếp tục "thoi thóp" trong thời gian tới, và điều này chính là rắc rối vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư.
Được biết, AMC có trong tay khoảng 265 triệu đô tiền mặt, kèm theo 332 triệu đô trong thẻ tín dụng vào cuối năm ngoái. Ngoài ra, họ cũng nhận được các gói cứu trợ tài chính từ chính phủ. Tuy nhiên, theo tính toán sơ bộ, dù đã cắt giảm tiền thuê mặt bằng xuống mức tối đa, thì thương hiệu này vẫn phải chi ít nhất là 155 triệu đô mỗi tháng để có thể tiếp tục duy trì. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu Hoa Kỳ ban hành lệnh đóng cửa đến tháng 8, và gần như chắc chắn điều này sẽ xảy ra, thì AMC sẽ không còn cách nào khác ngoài việc tuyên bố vỡ nợ.
Các rạp phim khác cũng đang phải đối diện với tình cảnh tương tự
Adam Aron, giám đốc điều hành của thương hiệu AMC, gần đây cho biết rằng họ rất mong sẽ được mở cửa lại vào tháng 6, tuy nhiên quyết định này không hề phụ thuộc vào họ, mà là vào quyết định của Hoa Kỳ cũng như tình trạng lây lan của virus Corona.
Các rạp phim khác cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự trong thời kì này. Một vấn đề mà bất kì chuỗi rạp nào cũng gặp phải, đó là việc khán giả có quay trở lại nơi này sau khi lệnh cách ly xã hội được gỡ bỏ.
Nguyễn Trần Đăng Khoa
22 ngày khám phá 10 thành phố xinh đẹp Châu Âu, ngắm ảnh lại tưởng 9X Sài thành lạc vào xứ sở thần tiên Chị Đặng Thuỳ Dương (sinh năm 1989, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh) đã khiến cho friendlist của mình một phen "dậy sóng" khi khoe loạt ảnh "sương sương" đẹp không góc chết của mình khi đặt chân đến những vùng đất Châu Âu. Nối tiếp những địa điểm du lịch xuất hiện trong bộ phim gây bão "Hạ cánh nơi anh",...