Áo hồi sinh nhà máy nhiệt điện than vì Nga cắt nguồn cung khí đốt
Hôm 19/6, Chính phủ Áo cho biết sẽ làm việc Tập đoàn Verbund để khôi phục nhà máy nhiệt điện than giúp đối phó với tình trạng thiếu khí đốt do Nga cắt giảm nguồn cung.
Máy đo khí đặt gần bồn chứa khí đốt tại Trans Austria Gasleitung (TAG), điểm phân phối khí đốt của Áo ở Baumgarten. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp nội các ứng phó với khủng hoảng do Thủ tướng Karl Nehammer chủ trì. Giới chức lo ngại trong trường hợp khẩn cấp, Áo có thể phải sản xuất điện từ than đá nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng khi nguồn cung khí đốt từ Nga giảm dần.
Video đang HOT
Văn phòng Thủ tướng Nehammer cho biết Tập đoàn Verbund thuộc sở hữu nhà nước – doanh nghiệp cung cấp điện chủ chốt của nước này – đã đồng ý khởi động lại nhà máy điện Mellach, ở miền nam Styria. Nhà máy Mellach là cơ sở sản xuất điện từ than đá cuối cùng của Áo, đã đóng cửa vào dầu năm 2020 khi chính phủ nước này loại bỏ dần nguồn cung năng lượng gây ô nhiễm, chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
“Chính phủ liên bang và Tập đoàn năng lượng Verbund đã đồng ý tái vận hành nhà máy nhiệt điện ở Mellach , hiện đang ngừng hoạt động, để trong trường hợp khẩn cấp, nhà máy này có thể tái sản xuất điện từ than đá,” văn phòng của Thủ tướng Nehammer cho biết trong một tuyên bố. Giới chức cho biết thêm rằng Chính phủ cũng đang cân nhắc các biện pháp pháp lý để đa dạng hóa nguồn cung khí đốt với mục đích giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Dòng khí đốt từ Nga đến châu Âu đã giảm mạnh vào cuối tuần trước, đúng thời điểm đợt nắng nóng sớm kéo đến phía nam của đất nước, khiến giá năng lượng tăng cao. Các nhà phân tích lo ngại châu lục này có thể phải vật lộn để tích trữ khí đốt kịp cho mùa đông.
Vienna nhập khẩu khoảng 80% khí đốt từ Moskva. Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, quốc gia này đang phải nỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Việc Liên minh châu Âu phụ thuộc lớn vào khí đốt của Nga và nguy cơ Moskva có thể cắt giảm nguồn cung hơn nữa để trả đũa các lệnh trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt, đang trở thành vấn đề đau đầu đối với các quốc gia thành viên. Nhiều quốc gia đã phải tăng cường dự trữ và tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Trước đó, nước láng giềng Đức cũng đã công bố các động thái để đối phó với khủng hoảng Nga giảm cung cấp khí đốt. Trong đó, nước này đẩy mạnh khởi động các nhà máy nhiệt điện than. Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck nói đây là quyết định “cay đắng nhưng cần thiết để giảm tiêu thụ khí đốt”.
Tại Hy Lạp, nhà chức trách cũng đã tăng cường hoạt động khai thác than tại khu vực gần thành phố Kozani kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tuyên bố tăng sản xuất than nâu 50% để dự trữ cho đến năm 2024. Nước này cũng tạm dừng kế hoạch đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than.
“Không chỉ có Hy Lạp, tất cả các nước châu Âu đang có những động thái nhỏ đối với các chương trình chuyển đổi năng lượng với các biện pháp ngắn hạn. Tôi nhấn mạnh rằng đây chỉ là các biện pháp ngắn hạn”, ông Mitsotakis nói.
Thủ tướng Áo và Tổng thống Nga điện đàm
Ngày 27/5, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sẵn sàng cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các cảng biển, đồng thời tiến hành đàm phán với Kiev về vấn đề trao đổi tù binh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Áo Karl Nehammer (phải). Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Nga ngày 27/5, Thủ tướng Nehammer nói rõ ông Putin đã bày tỏ sẵn sàng trên nguyên tắc về việc cho phép ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu qua các cảng biển sau khi đã tiến hành dọn sạch bom mìn. Ông Putin cam kết sẽ không có các hành động khác tại các cảng biển này và hoàn toàn hiểu rõ về những nguy cơ tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện nay.
Ngoài ra, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Putin cũng cam kết sẵn sàng thảo luận lại với Kiev về việc trao đổi tù binh và cho phép Hội Chữ thập Đỏ quốc tế tiếp cận các tù nhân chiến tranh. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga yêu cầu Kiev cũng phải có các động thái tương tự.
Thủ tướng Nehammer là người đứng đầu chính phủ một nước phương Tây đầu tiên tới thăm Moskva kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine để hội đàm với các nhà lãnh đạo Nga. Ông Nehammer cho rằng cuộc điện đàm mới nhất với Tổng thống Putin là hành động tiếp nối của bước đi trên và hai bên đã nói chuyện "rất tích cực và nghiêm túc" trong 45'.
Lãnh đạo quốc gia EU đầu tiên thăm Nga giữa xung đột Ukraine Thủ tướng Áo Karl Nehammer dự kiến thăm Moskva trong ngày hôm nay, 11/4, trở thành lãnh đạo quốc gia thành viên EU đầu tiên tới Nga giữa khủng hoảng Ukraine. Đài RT dẫn nguồn các quan chức Nga và Áo ngày 10/4 cho biết, Thủ tướng Áo Karl Nehammer dự kiến sẽ thăm thủ đô Moskva trong ngày 11/4. Tờ Kronen Zeitung...