Áo giáp vỏ cây của chiến binh Cơ Tu
Từ xa xưa, đồng bào Cơ Tu sống dọc trên dãy Trường Sơn hùng vĩ đã biết dùng vỏ cây để tạo nên những chiếc áo, giúp họ chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, thú dữ và cả kẻ thù. Những chiến binh của núi rừng khoác lên mình những tấm áo chắc, bền, hùng dũng hiên ngang đương đầu với thú dữ, kẻ thù. Áo từ vỏ cây rừng trở thành những tấm áo giáp độc đáo của người dân tộc Cơ Tu.
Những chiếc áo giáp của người dân Cơ Tu nay thỉnh thoảng chỉ xuất hiện đâu đó trong những dịp lễ hội mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu của dân làng. Nhưng với những chiến binh Cơ Tu một thời, nhưng tấm áo đó từng là vật bất ly thân mỗi lần đi săn, xông trận đánh kẻ thù.
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi lên vùng biên giới Việt – Lào đoạn qua huyện Tây Giang (Quảng Nam) để tìm hiểu về những tấm áo giáp còn sót lại của người dân tộc Cơ Tu. Thôn Pơ Ning, xã Lăng đẹp như tranh vẽ hiện ra giữa núi rừng mù sương, huyền bí. Cuộc sống người dân nơi đây đổi thay từng ngày, khi công cuộc xây dựng nông thôn mới ở vùng biên giới được triển khai bằng những cuộc di dân về những mặt bằng tái định cư sạch sẽ. Người dân Pơ Ning không còn phải sống cảnh cô lập, lạnh lẽo giữa núi rừng nữa.
Già làng Clâu Nâm đang ngồi vót tên, gươm giáo để cùng dân làng chuẩn bị mùa lễ hội. Clâu Nâm là một trong những già làng uy tín nhất ở vùng biên giới Tây Giang. Lời già nói ra, dân làng đều nghe răm rắp và hết sức kính trọng. Già Nâm cũng chính là một trong những “chiến binh” của núi rừng Tây Giang một thời và trở thành huyền thoại. Thời trai trẻ già Nâm đã lập nhiều chiến công trong nhiều chuyến đi săn đến nay dân làng hãy còn nhắc nhớ.
Những tấm vỏ cây được đàn ông Cơ Tu chế tác thành những tấm áo giáp
Nhắc đến những tấm áo giáp của đồng bào mình, mắt già Nâm sáng lên. Ở tuổi 83 nhưng đôi chân già hãy còn mạnh lắm, đôi mắt hãy còn tinh thông, hằng ngày vẫn chân trần giữa núi rừng với manh áo giáp đi săn, lượm. Già hồ hởi kể về một thời trai trẻ xông pha khắp núi rừng với những tấm áo dệt từ vỏ cây và những chiến công lừng lẫy.
Video đang HOT
“Áo này làm từ vỏ cây nên bền lắm. Mũi tên bắn không xuyên, vuốt thú rừng cào cấu không rách. Đây là bảo bối của dân làng mỗi lúc đi rừng, đi săn” – già Nâm vừa nói vừa khoác lên chiếc áo một thời theo chân mình vượt rừng suối. Chính tấm áo già Nâm đang mặc đi vào những câu chuyện huyền thoại của dân làng Pơ Ning kể lại cho con cháu hôm nay.
Tấm áo đã đan mấy chục năm trước nhưng không hề mục nát, hư hỏng. Già Nâm nói: “Mỗi tấm áo vỏ rừng đều được dân làng nâng niu gìn giữ vì nó chứa đựng về những câu chuyện kỳ bí, chiến công cha ông một thời”. Nói về huyền thoại của những chiếc áo, già Nâm kể rằng: khi mặc áo vỏ cây rừng, nếu mình đứng im hoặc nằm im dưới đất thì kẻ thù cứ tưởng mình là khúc gỗ mục. Thế nên phục kích quân thù rất hiệu quả. Lớp vỏ của loài cây này có chức năng khử độc, nên nếu trúng tên độc của kẻ thù cũng không sao.
Làng Pơ Ning còn lưu lại câu chuyện thời chống Pháp, hàng chục lính Pháp bị dân làng mặc áo giáp ngụy trang, phục kích bắn hạ bằng những mũi tên độc rồi chết một cách bí ẩn khiến kẻ thù khiếp vía, phải rút quân. Những chiến binh Cơ Tu ngày ấy với manh áo từ vỏ rừng cùng với cung tên, gươm giáo đã giữ bản làng mình bình yên trước họng súng quân thù.
Hình ảnh chiến binh Cơ Tu với áo giáp vỏ cây được tái hiện trong mùa lễ hội
Theo Nguyễn Thành (Tiền Phong)
Thanh niên làm cầu tạm giúp dân tránh lũ
Đến mùa mưa bão, các hộ dân ở thôn Rbượp, xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phải sống trong cảnh chia cắt vì không có cầu qua lại.
Dù chỉ cách trung tâm huyện 3km, nhưng thôn Rbượp, xã Atiêng, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam lại là một trong những thôn khó khăn nhất về giao thông. Do địa hình chi cắt bởi núi cao, vực sâu nên việc đầu tư xây dựng xây dựng đường tốn kém. Cứ đến mùa mưa bão, 88 hộ dân ở đây phải sống trong cảnh chia cắt vì không có cầu qua lại.
Nhằm giúp bà con nhân dân thôn Rbượp giảm bớt khó khăn trong việc đi lại mùa mưa bão, trong hai ngày 19 và 20/10, Chi đoàn Công an huyện phối hợp với Chi đoàn trường THPT Tây Giang và Xã đoàn Atiêng tổ chức ra quân làm 4 cây cầu tạm bắc qua 4 con suối thuộc tuyến đường từ Trung tâm huyện đi thôn Rbượp...
Từ mùa mưa bão này, người dân nơi đây không sợ chia cắt nữa vì đã có những cây cầu tạm mang tên " cây cầu thanh niên tình nguyện".
Vượt quãng đường bùn lầy trơn trượt dài 3km, chúng tôi đến thôn Rbượp, xã Atiêng, một thôn khó khăn nhất của xã. Toàn thôn, có 88 hộ với 376 nhân khẩu. Thôn có 3 khu dân cư và mỗi khu cách nhau 4 con suối lớn nhỏ.
Trong điều kiện giao thông khó khăn, trời lại mưa nhưng gần 100 đoàn viên - thanh niên vẫn hăng hái giúp dân "xây dựng" những cầu tạm. Không ai bảo ai, họ tự đi cưa cây, xẻ ván từ rừng kéo về làm cầu, khiêng đá dưới suối lên làm móng....
Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết của mình, lần lượt 8 cây gỗ to đường kích trên 30cm, dài trên 30m được các thanh niên cưa, kéo về làm nên những trụ, dầm đỡ vững chắc cho 4 cây cầu.
Thầy Trần Văn Thanh, đến từ Chi đoàn trường THPT Tây Giang chia sẻ: "Bản thân là giáo viên trẻ công tác tại vùng núi khó khăn, mình thấy cần phải tham gia nhiều vào hoạt động xã hội, giúp đỡ nhân dân nơi đây.... như vậy mới làm gương cho thế hệ học sinh học tập noi theo".
Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên", cuối cùng 4 cây cầu cũng hoàn thành. Mỗi cầu dài khoảng 20m - 30m, rộng 2m đủ để người đi bộ và cả xe máy đi qua được...
Già làng Blúp Ứ, thôn Rbượp không dấu nổi niềm vui khi thôn mình được các đoàn viên, thanh niên về giúp đỡ để làm những cây cầu mới này.
Già làng Blúp Ứ tâm sự: "Thôn Rbượp có 4 con suối nhỏ. Mùa nắng đi lại đã vất vả, mùa mưa lại càng vất vả hơn. Mùa mưa học sinh ở đây phải bỏ học vì không đến trường được. Hôm nay, có cây cầu tạm bà con mình hết lo, học sinh sẽ không còn bỏ học nữa, cảm ơn các cháu thanh niên nhiều lắm".
Có thể nói phong trào thanh niên vì cuộc sống cộng đồng là những phong trào lớn do Trung ương Đoàn phát động và đã thấm sâu và lan tỏa nhanh trong tầng lớp thanh niên vùng cao Tây Giang.
Phong trào này đã tập hợp, vận động đoàn viên, thanh niên tham gia vào các hoạt động công ích, mà mô hình làm 4 cầu tạm do Chi đoàn Công an huyện phối hợp với Chi đoàn trường THPT Tây Giang và Đoàn xã Atiêng làm tại thôn Rbượp và một điển hình.
Thượng úy Ngô Văn Thìn - Bí thư Chi đoàn Công an, người có công đầu trong việc khảo sát, rồi đề xuất, tập hợp các đoàn viên thanh niên để làm những cây cầu này cho biết thêm: "Bản thân là một trinh sát địa bàn, mình đã đi nhiều và thấy giao thông đi lại nơi đây quá khó khăn, nhất là thấy người dân tự mình vượt qua lũ dữ nguy hiểm đến tính mạng. Mình đã bàn với Xã đoàn Atiêng và Chi đoàn trường THPT Tây Giang triển khai làm gấp những cây cầu tạm này trước mùa mưa bão và cuối cùng ý tưởng đó đã thành hiện thực"./.
Theo VOV
Sức trẻ giúp dân khai phá đất hoang ở Tây Giang Nỗ lực của lớp thanh niên trẻ ở huyện Tây Giang đang giúp người dân nơi đây khai phá những vùng đất hoang. Trong 3 ngày từ ngày 21- 23/8 vừa qua, Huyện đoàn Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phối hợp 10 Đoàn xã và các Chi đoàn cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện tổ chức ra quân giúp dân khai...