Áo giáp của Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Mỗi lần xuất kích, máy bay Mỹ được trang bị áo giáp điện tử nhiều lớp nhưng điều đó không giúp Mỹ chiến thắng trong cuộc chiến với phòng không Việt Nam.
Sự hình thành tác chiến điện tử trong Chiến tranh Việt Nam
Máy bay tác chiến điện tử EB-66 làm nhiệm vụ gây nhiễu dẫn đầu đội hình 4 chiếc F-105 ném bom miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Nationalmuseum
SAM-2 tham chiến
Đầu năm 1965, tình báo Mỹ xác nhận sự xuất hiện của tên lửa phòng không S-75 Dvina (SAM-2) ở miền Bắc Việt Nam.
S-75 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao do Liên Xô sản xuất và đưa vào hoạt động từ năm 1957. Tên lửa có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly 34 km, tầm cao tối đa 25 km.
Ngày 24/7/1965, một chiếc F-4C bị bắn rơi nhưng Mỹ không quan tâm đến vũ khí bắn hạ đó. Hai ngày sau, một máy bay trinh sát không người lái BQM-34A bị bắn hạ khi đang hoạt động ở độ cao 20 km.
Lúc này, giới quân sự Mỹ mới giật mình nhận ra, họ đang đối mặt với cuộc chiến mới – cuộc chiến với tên lửa phòng không.
Sau khi kết thúc cuộc tập trận “Tấn công sa mạc” năm 1964, giới lãnh đạo quân sự Mỹ từng nhận định: “Máy bay chiến thuật không thể tồn tại trong môi trường tên lửa phòng không”.
Năm 1965, thực tế chiến trường Việt Nam đã chứng minh tính xác thực của cảnh báo.
Sự tham chiến của tổ hợp S-75 kết hợp với lưới lửa cao xạ phòng không khiến Không quân Mỹ thiệt hại nặng.
Các chỉ huy Mỹ thay đổi chiến thuật không chiến, chuyển sang sử dụng các tốp nhỏ lẻ, đánh nhanh, rút nhanh chứ không kéo vào đông, đánh ồ ạt như trước.
Áo giáp điện tử
Video đang HOT
Tiêm kích F-4 Phantom bốc cháy sau khi trúng tên lửa phòng không SAM-2 trên bầu trời miền Bắc. Sự tham chiến của S-75 buộc Mỹ phải thay đổi chiến thuật đối phó với phòng không Việt Nam. Ảnh: Wikipedia
Trong cuốn “Không chiến trên bầu trời Bắc Việt”, tác giả Marshall Michel từng nhận xét, việc buộc phải thay đổi chiến thuật khi đối đầu với SAM-2 là thước đo mức độ hiệu quả của tổ hợp tên lửa này.
Theo Ausairpower, giới tình báo quân sự Mỹ gấp rút nghiên cứu đặc tính kỹ, chiến thuật của tổ hợp S-75. Họ nhận thấy rằng, radar cảnh giới và radar điều khiển hỏa lực SNR-75 Fan Song của tổ hợp dễ tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử.
Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ lao vào phát triển các phương tiện chế áp phòng không. Đặc biệt là các phương tiện tác chiến điện tử nhằm vô hiệu hóa “mắt thần” của SAM-2.
Để phục vụ nhiệm vụ mới, Mỹ đã sửa đổi máy bay ném bom B-66 thành máy bay tác chiến điện tử EB-66.
Phi cơ này có nhiệm vụ gây nhiễu hệ thống radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực của tổ hợp SAM-2. Trong môi trường bị gây nhiễu, radar rất khó phát hiện, nhận dạng và tấn công mục tiêu.
Trước mỗi trận không kích 5 phút, EB-66 tích cực phát sóng chế áp, tạo lớp áo giáp điện tử che phủ cho các tốp máy bay chiến đấu đánh phá mục tiêu.
Thủ đoạn gây nhiễu này của Không quân Mỹ được gọi là nhiễu ngoài đội hình hay gây nhiễu yểm trợ từ xa.
Tuy nhiên, hiệu quả nhiễu ngoài đội hình không cao như giới quân sự Mỹ nhận định. Số lượng máy bay bị lực lượng phòng không Việt Nam bắn rơi không hề giảm, thậm chí còn tăng lên.
Các phân tích của Không quân Mỹ cho kết quả, gây nhiễu ngoài đội hình chỉ có tác dụng trong hướng bay của EB-66.
Radar điều khiển hỏa lực SNR-75 của tổ hợp SAM-2, đối tượng chế áp của các máy bay tác chiến điện tử Mỹ. Ảnh: Ausairpower
Trong khi đó, máy bay chiến đấu phải liên tục cơ động để tránh hỏa lực phòng không mặt đất. Khi đội hình đã vào khu vực chiến đấu, tấm áo giáp điện tử gần như mất tác dụng. Người Mỹ đã có câu trả lời cho hiệu quả của tác chiến điện tử ngoài đội hình.
Từ năm 1966, Mỹ áp dụng chiến thuật cho EB-66 bay cùng các máy bay chiến đấu để gây nhiễu trong đội hình. Ngoài ra, Mỹ còn phát triển máy gây nhiễu QRC-160 treo dưới cánh cho phép máy bay mang nó có khả năng tự gây nhiễu.
Đến khi kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất vào tháng 11/1968, 100% máy bay chiến đấu của Mỹ được trang bị QRC-160.
Trong vòng 20 tháng kể từ lần đầu tham chiến với tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina, trình độ tác chiến điện tử của Mỹ có những bước phát triển. “Bộ áo giáp điện tử” của các lực lượng tiến công đường không của Mỹ ngày một dày dặn, chắc chắn.
Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Mario De Arcangelis, đã gọi thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ở Việt Nam là giai đoạn bùng nổ của tác chiến điện tử.
Theo Tri Thức
Báo Singapore viết về nỗi đau da cam 40 năm sau chiến tranh
Dù 40 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hàng triệu nạn nhân vẫn đang phải vật lộn với những di chứng do chất độc da cam, loại hóa chất được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh, gây ra.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt được gần bốn thập niên song kể từ đó tới nay, vẫn còn khoảng 3 triệu nạn nhân của chất độc da cam đang phải gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của chiến tranh, tờ News Channel Asia của Singapore viết.
Một nạn nhân chất độc da cam (Ảnh: AFP)
Trong số đó này, có Đạt, cậu bé mới chỉ 14 tuổi. Với bố mẹ của em, các bữa ăn hàng ngày là những lần thử thách sự ý chí và sự kiên trì. Di chứng của chất độc da cam khiến cậu bé gặp vấn đề về phát triển.
Mẹ của Đạt, bà Hiển cho biết: "Con tôi không giống những đứa trẻ khác, có thể tự đi lại và đến trường. Tay chân nó bị xoắn lại khi mới lên ba. Bác sĩ bảo chúng tôi rằng nó bị bại não".
Trong khi đó, cha của Đạt, ông Khoa cũng bị những ảnh hưởng tương tự như người con trai vì cha của ông đã nhiễm chất độc da cam trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Tuy vậy, trong gia đình của ông Khoa, 4 anh chị em khác của ông đều khỏe mạnh và con cái họ cũng vậy. "Cả nhà chỉ có mình tôi", ông Khoa buồn bã nói.
Chất độc da cam
Trong giai đoạn từ năm 1961 đến 1972, quân đội Mỹ đã rải xuống các khu vực ở miền Trung của Việt Nam một lượng lớn chất diệt cỏ hay còn gọi là chất độc da cam, với mục đích làm rụng lá cây rừng để quân du kích Việt Nam không còn nơi trốn tránh.
Biển cảnh báo khu vực nhiễm dioxin tại Đà Nẵng (Ảnh: AFP)
Chất độc da cam có chứa dioxin, một loại chất độc hại có thể gây ung thư, dị dạng và rối loại chức năng cho những người bị nhiễm và các thế hệ sau của họ.
Đạt hiện nhận được khoản tiền trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật 40 USD, khoảng 800.000 VND, nhưng đây là số tiền không đủ để gia đình em chi trả các loại viện phí và thuốc men chữa bệnh. Dẫu vậy, đây vẫn là khoản thu nhập ổn định duy nhất của gia đình và khi thiếu thốn, họ lại phải trông đợi từ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình và những lần quyên góp.
Hiện mẹ của Đạt ở nhà để dành toàn bộ thời gian chăm sóc con, trong khi cha của em đang thất nghiệp. Cách đây 7 năm, ông Khoa đã phải nghỉ làm vì các cơn đau ở khớp trở nên nghiêm trọng.
Không bồi thường
Huyện Ứng Hòa thuộc ngoại thành Hà Nội là một trong những địa điểm bị quân đội Mỹ rải chất độc da cam. Theo nguồn thông tin nơi sở tại, khoảng 3.000 nạn nhân chất độc da cam đang sống tại huyện này, trong khi vẫn chưa có số thông kê chính xác về nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3.
Theo Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA), chỉ có 10% trong tổng số khoảng 3 triệu nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam được hưởng trợ cấp của chính phủ. Nguyên nhân có nhiều như tình trạng quan liêu, cơ sở hạ tầng y tế kém chất lượng và ngân sách hạn chế.
"Chúng tôi vẫn còn nghèo. Chính phủ không thể hỗ trợ được cho toàn bộ các nạn nhân", bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch VAVA cho biết.
Kinh tế Việt Nam phát triển hiện được coi là cơ hội duy nhất giúp các nạn nhân của chất độc da cam được hưởng trợ cấp đầy đủ.
Tổng thư ký của VAVA, ông Nguyễn Thế Lực cho rằng: "Hỗ trợ tài chính cho các nạn nhân chất độc da cam phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Khi đất nước phát triển, chúng tôi có thể tăng khoản hỗ trợ lên".
Hiện chính phủ Mỹ đã đầu tư 40 triệu USD cho một dự án tẩy độc tại Đà Nẵng, và đề nghị hỗ trợ kinh phí cho nạn nhân chất độc da cam nói chung ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tới lúc này, các nạn nhân của chất độc da cam vẫn chưa nhận được bất cứ khoản đền bù nào từ các công ty hóa học sản xuất ra loại chất độc hại này. Các công ty như Monsanto hay Dow Chemical vẫn luôn bác bỏ vai trò trong việc gây ra những trường hợp thương tâm vì chất độc da cam tại Việt Nam.
Ngọc Anh
Theo Dantri/AFP
Chuyên gia Liên Xô và ký ức chiến tranh Việt Nam Câu chuyện của bà Ivanovna tái hiện một phần của bức tranh vô cùng gian khổ và ác liệt của cuộc chiến chống giặc Mỹ của nhân dân Việt Nam và tinh thần chiến sỹ vô sản ngoan cường của một người con Xô Viết. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, báo Tin Tức...