Áo giáp 3 lớp sống ‘bình thường mới’
Quan sát những ngày gần đây, nhất là dịp đón năm mới 2022, có thể nói, nhịp sống đã hồi sinh, dù vẫn còn những thông tin gây lo lắng về số ca, biến thể, liên tục có khuyến cáo phải 5K, đẩy mạnh tiêm vắc xin.
Được như vậy là nhờ chúng ta đã có những vũ khí cần thiết để chống lại virus, đó là vắc xin, là 5K và điều mà mọi người mong chờ đó là thuốc điều trị…
Đến nay, chúng ta mới đi những bước đầu tiên để sống “bình thường mới”. Học sinh ở nhiều nơi vẫn chưa đến trường. Tại Hà Nội, hàng quán ở “vùng cam” đã phải ngưng phục vụ tại chỗ. Người dân vẫn e ngại khi du lịch. Từ tháng 10-2021, số mắc COVID-19 tăng trở lại, số ca tử vong vẫn tăng.
Chúng ta đã trang bị cho người dân vắc xin nhờ “ngoại giao vắc xin” dày đặc và 1/2 lượng vắc xin còn lại là mua với kinh phí từ ngân sách và quỹ vắc xin. Đến nay, cả nước tiêm gần xong cho nhóm trẻ 12 – 17 tuổi và đang chạy đua phủ mũi 3 cho người từ 18 tuổi, dự kiến sẽ về trước kế hoạch.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện mỗi ngày vẫn có trên dưới 16.000 ca mắc mới, có khoảng 6% chuyển nặng (theo thống kê của Bộ Y tế). Có lẽ con số này chưa dừng lại, chưa kể nếu biến thể Omicron xâm nhập, số mắc gia tăng nhanh hơn gây áp lực lên hệ thống y tế.
Ca nhiễm có thể tăng, nhưng không thể để ca tử vong tăng theo tỉ lệ thuận. Vì thế, việc có đủ thuốc điều trị nhằm giảm số ca mắc chuyển nặng và số ca tử vong là mục tiêu phải đạt được. Phải lường đến tình huống virus vượt qua tấm khiên vắc xin thì người bệnh còn có thuốc để điều trị.
Chúng ta cũng đang gấp rút để có thuốc điều trị cho người bệnh. Ngày cuối cùng năm 2021, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết tháo gỡ các nút thắt về pháp lý để thuốc điều trị COVID-19 sớm được sản xuất tại Việt Nam. Dự kiến ngày 5-1-2022, hội đồng chuyên môn sẽ họp để xem xét cấp 4 số đăng ký trong số 10 hồ sơ đã đệ trình lên Bộ Y tế.
Hiện đã có 5 quốc gia cho phép lưu hành thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir, một trong những thuốc mới phát minh điều trị COVID-19. Thông thường, ít nhất 6 tháng sau khi thuốc được đăng ký lưu hành tại nước sở tại mới có thể xem xét cấp phép lưu hành tại Việt Nam, nhưng thực tế phải lâu hơn nhiều thuốc mới vào được Việt Nam.
Một cơ chế “đặc biệt” để nhiều loại thuốc điều trị COVID-19 khác cũng sẽ có mặt tại Việt Nam giúp ngành y tế có thêm “vũ khí” chống trả virus, người bệnh có cơ hội chiến thắng COVID-19.
Có thuốc, hy vọng sẽ chấm dứt tình trạng nhiều gia đình “đói thuốc” trị COVID-19 phải tự tìm mua thuốc theo đường xách tay với giá cao. Có thuốc, người bệnh sẽ được điều trị kịp thời. Chủ động được thuốc điều trị COVID-19, chúng ta bớt lo lắng khi nhịp sống “bình thường mới” trở lại trên mọi lĩnh vực mà đến nay vẫn còn ngập ngừng. Có thuốc, chúng ta có áo giáp 3 lớp để phòng chống COVID-19: 5K, vắc xin và thuốc điều trị.
Trách nhiệm của Bộ Y tế là sớm cho phép sản xuất và thuốc điều trị phải sớm đến các cơ sở y tế. Nhưng cũng đừng chủ quan, phòng chống (với 5K và vắc xin) vẫn là quan trọng bởi một khi đã dùng đến thuốc cũng là thêm việc cho hệ thống y tế. Có thuốc để mọi người vững tâm trở lại “bình thường mới”, nhưng đừng thêm áp lực lên hệ thống y tế.
Thực hư Bệnh viện FV phát hiện bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron
Sáng 27/12, mạng xã hội lan truyền thông tin khoa xét nghiệm của Bệnh viện FV, TPHCM phát hiện bệnh nhân dương tính với Covid-19, biến thể Omicron.
Giấy chứng nhận này có nội dung "Xác nhận dương tính với Covid-19 bằng kỹ thuật PCR, biến thể SARS-CoV02, Omicron tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện FV". Theo thông tin trên giấy xác nhận, người được cho mắc biến chủng Omicron là một bệnh nhân sinh năm 1996, ngụ quận 5, TPHCM.
Ngay sau đó, bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Giám đốc truyền thông của BV FV đã lên tiếng khẳng định giấy xác nhận trên là giả mạo. Cụ thể theo vị này, BV FV không cấp giấy xác nhận khi một bệnh nhân đến xét nghiệm và có kết quả dương tính.
Thay vào đó, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ thông báo ngay cho bệnh nhân trực tiếp hoặc qua điện thoại, và sau đó là email. Sau đó, BV sẽ báo cáo chi tiết cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC). Ngoài ra đến thời điểm hiện tại, BV FV chưa có sinh phẩm (bộ kit) xét nghiệm tìm biến chủng Omicron.
Thông tin BV FV phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron là giả mạo.
Lãnh đạo HCDC khẳng định, thông tin BV FV phát hiện bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron là "tin vịt". BV FV không có chức năng thực hiện giải trình tự gen.
Theo đó, muốn biết ca mắc thuộc biến chủng gì phải trải qua quy trình giải mã trình tự gen, không thể chỉ với xét nghiệm RT-PCR mà có thể xác định được. Hiện ở khu vực phía Nam, chỉ có Viện Pasteur thực hiện quy trình giải mã trình tự gen đối với mẫu bệnh phẩm Covid-19.
Theo Sở Y tế TPHCM, việc tạo dựng tài liệu giả và lan truyền thông tin giả mạo này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phòng chống dịch Covid-19, gây hoang mang cho người dân. Sở Y tế đề nghị người dân cập nhật, nắm bắt các thông tin từ nguồn chính thống; không chia sẻ, lan truyền các thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến kết quả phòng chống dịch của TP.
Trong sáng 27/12, Công Ty TNHH Y Tế Viễn Đông Việt Nam (BV FV) cũng đã có báo cáo nhanh cơ quan chức năng về sự việc này.
Công an làm việc với lãnh đạo, kế toán của CDC Nghệ An liên quan đến 4 gói thầu của Công ty Việt Á Theo nguồn tin riêng của Dân Việt, chiều qua và sáng nay (22/12) lực lượng công an đã thu thập hồ sơ, đồng thời làm việc với lãnh đạo, kế toán của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An liên quan đến 4 gói thầu của Công ty CP Công nghệ Việt Á tại Nghệ An. Sáng 22/12, trao đổi...