Áo gia hạn phong tỏa tới tháng 2
Ngày 17/1, Chính phủ Áo thông báo nước này sẽ gia hạn lệnh phong tỏa do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tới ngày 8/2. Tuy nhiên, các lĩnh vực kinh doanh ăn uống và du lịch sẽ không thể mở lại trong tháng tới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Korneuburg, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết chính phủ nước này buộc phải hành động do sự lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao hơn. Nhà chức trách khuyến cáo người dân làm việc tại nhà, giữ khoảng cách tối thiểu 2m và đeo khẩu trang trong các cửa hàng và trên phương tiện giao thông công cộng.
Áo đang trong đợt phong tỏa thứ 3 do dịch COVID-19, theo đó chỉ cho phép các cửa hàng thiết yếu mở cửa. Tính đến thời điểm này, Áo ghi nhận gần 390.000 ca mắc COVID-19 và gần 7.000 ca tử vong. Chính phủ nước này đặt mục tiêu kiểm soát số ca mắc COVID-19 xuống dưới 700 ca/ngày.
* Cùng ngày, Chính phủ Anh cho biết nước này đang cân nhắc việc yêu cầu tất cả hành khách nhập cảnh phải thực hiện cách ly trong khách sạn, cùng với các hạn chế mới dự kiến có hiệu lực trong những giờ tới.
Theo quy định mới, từ ngày 18/1, tất cả du khách đến Anh sẽ phải cách ly và trình chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Chính phủ Anh có kế hoạch siết chặt các quy định, theo đó yêu cầu du khách tự cách ly ở khách sạn và chịu mọi chi phí, đồng thời sử dụng công nghệ GPS và nhận dạng khuôn mặt để giám sát việc thực hiện cách ly.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 16/1, Chính phủ Anh đã cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Nam Mỹ và Bồ Đào Nha do lo ngại biến thể virus SARS-CoV-2 tại Brazil.
Nhằm kiểm soát tỷ lệ mắc COVID-19 ngày càng gia tăng, Anh đang thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, theo đó người dân được khuyến cáo ở trong nhà ngoại trừ một số lý do như đi làm, chăm sóc trẻ, tập thể dục… Ngày 16/1, Anh ghi nhận thêm 1.295 ca tử vong do COVID-19, mức cao thứ 3 kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Số ca mắc mới cũng tăng 41.346 ca lên 3,36 triệu ca, trong đó có 88.500 ca tử vong.
* Tại Đức, Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể sẽ được nới lỏng các hạn chế như được phép đến nhà hàng và tạp chiếu phim sớm hơn những người khác.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Essen, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Viện dịch tễ Robert Koch, tính đến ngày 15/1 vừa qua, khoảng 1 triệu người trong tổng số 83,2 triệu dân ở Đức đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Đức đã gia hạn các biện pháp phong tỏa do dịch COVID-19 đến ít nhất là cuối tháng này. Dự kiến, ngày 19/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ nhóm họp với các lãnh đạo địa phương để thảo luận về việc áp dụng các hạn chế nghiêm ngặt hơn.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm ngoái, đến nay Đức có 2,04 triệu ca mắc COVID-19 và 46.400 ca tử vong.
Đức ghi nhận số ca tử vong trong ngày cao nhất từ đầu dịch COVID-19
Đức ghi nhận thêm 1.188 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 8/1, mức cao nhất kể từ đầu dịch, chỉ vài ngày sau khi chính phủ nước này siết chặt các biện pháp phong tỏa toàn quốc.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Dusseldorf, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Viện dịch tễ Robert Koch, số ca tử vong do COVID-19 ở Đức đã vượt mức cao kỷ lục 1.129 ca của ngày 30/12/2020, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 38.795 ca. Trong khi đó, số ca mắc mới tăng 31.849 ca, cũng là một trong những mốc cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Trước tình hình này, Thủ hiến bang miền Đông Thuringia - một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, ông Bodo Ramelow đã hối thúc Chính phủ Đức gia hạn lệnh đóng cửa toàn bộ hoạt động kinh tế như đã áp dụng trong giai đoạn làn sóng dịch bệnh thứ nhất. Lời kêu gọi được đưa ra ngay sau khi bang láng giềng của Thuringia là Saxony ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 là người nhập cảnh từ Anh.
Hiện Đức đang cân nhắc mở rộng danh sách các quốc gia mà nước này sẽ tạm ngừng tiếp nhận các chuyến bay đến, trong đó có Ireland, do lo ngại biến thể của virus SARS-CoV-2.
* Số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 8/1 cho thấy, riêng tuần trước, vùng England có trên 1,1 triệu ca mắc COVID-19. Điều này đồng nghĩa cứ 50 người dân thì có một người mắc bệnh, trong đó ở thủ đô London tỷ lệ này là 1/30.
Cụ thể, trong tuần tính đến ngày 2/1, England phát hiện thêm 1.122.000 ca mắc COVID-19. ONS cho biết London, khu vực phía Đông và Đông Nam England có tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 cao nhất liên quan đến biến thể của virus. Trên toàn nước Anh, trên 2,89 triệu ca mắc COVID-19 đã được ghi nhận, trong đó 78.508 ca tử vong.
* Ngày 7/1, Bhutan ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19. Theo Bộ Y tế Bhutan, nam bệnh nhân 34 tuổi bị suy gan và suy thận giai đoạn cuối ở thành phố Thimphu đã không qua khỏi sau một thời gian điều trị ở bệnh viện.
Số ca mắc COVID-19 ở Bhutan đã tăng trở lại kể từ ngày 20/12/2020 sau khi nước này phát hiện các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng ở Thimphu. Từ đó đến nay, trung bình mỗi ngày quốc gia Nam Á này ghi nhận 17 ca mắc mới COVID-19.
Tính đến thời điểm này, Bhutan có 767 ca mắc COVID-19, trong đó 308 ca vẫn đang được điều trị.
COVID-19 tại ASEAN hết 16/1: Malaysia vượt ngưỡng 4.000 ca/ngày, Indonesia tính cho tư nhân phân phối vaccine Trong ngày 16/1, các nước ASEAN ghi nhận trên 20.500 ca mắc COVID-19, trong khi số ca tử vong tăng 300 trường hợp. Malaysia và Indonesia lại lập những kỷ lục buồn về số ca lây nhiễm mới. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Shah Alam, Malaysia, ngày 8/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo thống kê của trang...