Áo dài Việt tiếp tục ‘gây thương nhớ’ trên đất Mỹ cùng ‘Cô Ba Sài Gòn’
Không chỉ mang một Sài Gòn đầy mộng mơ và náo nhiệt qua từng thước phim đến với khán giả đất Mỹ, ekip ‘ Cô Ba Sài Gòn’ lần này sẽ mang đến sự trẻ trung và tươi mới qua từng bộ áo dài mà NTK Thuỷ Nguyễn đã dày công chuẩn bị.
Ngày 18/10, ê-kíp Cô Ba Sài Gòn sẽ có mặt tại Nam California, Mỹ chuẩn bị cho lần đầu công chiếu trước bạn bè quốc tế. Bộ phim sẽ được trình chiếu tại cụm rạp Regency Theatres Westminster 10 (Goldenwest & Westminster) từ ngày 19 – 25.10.2018.
‘Tam đại mỹ nhân’ Sài Gòn xưa gồm Ngô Thanh Vân, Ninh Dương Lan Ngọc và Diễm My sẽ tiếp tục gây choáng ngợp khán giả bằng trang phục truyền thống Việt Nam trong thiết kế của Thuỷ Nguyễn. Không những thế, từng bộ áo dài còn mang trên mình những thông điệp nhẹ nhàng như sự yểu điệu, thục nữ mà không kém phần thâm trầm, sâu sắc của phụ nữ Việt bao đời nay.
Được biết, đây chính là những thiết kế mà NTK Thủy Nguyễn và ê-kíp dành rất nhiều tâm sức để ‘tam đại mỹ nhân’ kịp mang đi trong hành trình mang Cô Ba Sài Gòn đến với đông đảo khán giả quốc tế lần này.
NTK Thuỷ Nguyễn chia sẻ: ‘Bộ sưu tập được truyền cảm hứng từ ca khúc Hà Nội Mười Hai Mùa Hoa của nhạc sĩ Giáng Son. Lấy ý tưởng từ chính những đoá hoa rất đặc trưng của Hà Nội và các hinh anh dễ bắt gặp trong hoat đọng đơi thuơng nhu căm hoa, khau va cua nguơi con gai Viẹt’.
Có thể nói, không chỉ đầu tư trong khâu ra mắt phim mà cho đến việc chọn trang phục cũng được Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân chọn lựa kỹ lưỡng.
Video đang HOT
Nếu như một năm trước, hoạ tiết chấm bi và gạch bông từng ‘làm mưa làm gió’ trên khắp các mặt báo và trở thành trào lưu được ‘hội chị em’ yêu thích thì lần này với sự biến tấu từ bàn tay của NTK Thuỷ Nguyễn, bộ sưu tập mang đến một vẻ đẹp đô thành ngập màu sắc với những hoạ tiết bắt mắt và sắc nét. Với những sự thay đổi thức thời này, tà áo dài Việt lại chứng minh sự ‘bất tử’ của mình trong lòng công chúng với yếu tố đương đại và thức thời do chính NTK thổi hồn.
Lấy bối cảnh Sài Gòn xưa, phim Cô Ba Sài Gòn gắn chặt với hình ảnh tà áo dài truyền thống Việt Nam, thông qua câu chuyện về số phận của nhân vật Như Ý (Ninh Dương Lan Ngọc thủ vai). Phim do Trần Bửu Lộc – Kay Nguyễn đạo diễn và còn có sự tham gia diễn xuất của NSND Hồng Vân, Diễm My, Ngô Thanh Vân, Diễm My 9X…. Với những thành công trong và ngoài nước, bộ phim Cô Ba Sài Gòn được lựa chọn là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự giải thưởng Oscar 2019.
Xem thêm hình ảnh các ‘mỹ nhân Saì Gòn’ trong trang phục áo dài của NTK Thủy Nguyễn:
Theo tiin.vn
Khi phim Việt vươn ra "biển lớn"
Việc ngày càng có nhiều bộ phim điện ảnh Việt Nam được gửi đi tranh giải thưởng ở các LHP quốc tế phần nào khẳng định sự khởi sắc của điện ảnh nước nhà.
Phim "Co Ba Sai Gon" đuoc Cuc Đien anh Viet Nam lua chon gui đi du vong so tuyen Oscar 2019
Doanh thu cao, không đón chào tại thảm đỏ
Trong hơn 10 năm trở lại đây, thị trường điện ảnh Việt Nam có nhiều biến chuyển khởi sắc, tăng vọt cả về số lượng, chất lượng lẫn doanh thu. Không chỉ trở thành những bộ phim ăn khách trong nước, nhiều tác phẩm được lựa chọn gửi đi tranh giải hoặc được mời chiếu tại các liên hoan phim (LHP) có uy tín như: Cha cõng con (đạo diễn Lương Đình Dũng) được lựa chọn trình chiếu ở LHP Tallinn Black Nights (Estonia), LHP Quốc tế Ấn Độ; Đảo của dân ngụ cư (đạo diễn Hồng Ánh) lọt vào chung kết LHP Quốc tế Cairo 2017, thăng cac hang muc "Phim hay nhât", "Nam diên viên chinh xuât săc" (Phạm Hồng Phước) va "Đao diên hinh anh xuât săc" (Lý Thái Dũng) tại LHP ASEAN 2017.
Có thể thấy, việc đưa phim Việt tới các LHP có uy tín không chỉ giúp nâng tầm điện ảnh Việt Nam mà còn mở ra nhiều cơ hội khác cho đạo diễn, nhà sản xuất. Theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: "Trước đây, chất liệu phim Việt Nam về mặt kỹ thuật (âm thanh, hình ảnh) có thể khó nhưng bây giờ những cái quy chuẩn đó chúng ta đã đáp ứng được. Cho nên, LHP là nơi để các nhà làm phim có cơ hội mới như: Bán cho các rạp hay các kênh truyền hình nước ngoài".
Kể từ năm 1993, Việt Nam đã gửi 13 tác phẩm dự Oscar ở hạng mục "Phim ngoại ngữ hay nhất" như: Chuyện của Pao (2007), Áo lụa Hà Đông (2008), Đừng đốt (2010), Khát vọng Thăng Long (2012), Mùi cỏ cháy (2013), Trúng số (2015), Cha cõng con (2018) nhưng đều bị "loại từ vòng gửi xe". Thành công duy nhất tại giải thưởng danh giá này của điện ảnh Việt là bộ phim Mùi đu đủ xanh của đạo diễn Trần Anh Hùng (đạo diễn gốc Việt người Pháp) lọt vào vòng đề cử giải "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất" của Oscar 1994.
Do đó, ngày càng có nhiều phim Việt được gửi đi tham gia các kỳ LHP quốc tế. Mới đây nhất là bộ phim Cô Ba Sài Gòn do Ngô Thanh Vân sản xuất và Trần Bửu Lộc, Kay Nguyễn làm đạo diễn được Cục Điện ảnh Việt Nam lựa chọn là tác phẩm điện ảnh Việt chính thức tham dự hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc" tại Oscar 2019. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam gửi phim đi Oscar, nhưng chưa năm nào có phim lọt vào danh sách rút gọn của giải thưởng điện ảnh danh giá này.
Một bộ phim được dự thi các giải thưởng lớn trên thế giới là điều đáng mừng. Tuy nhiên, với doanh thu 60 tỷ đồng của Cô Ba Sài Gòn không tạo nên cơn sốt phòng vé như Em chưa 18 (đạo diễn Lê Thanh Sơn), Em là bà nội của anh (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh). Có thể thấy, con số doanh thu dường như không phải là thước đo chính đánh giá sự thành công của một bộ phim. Đạo diễn Lương Đình Dũng cho rằng, ở Việt Nam không nên đánh giá chất lượng của một bộ phim qua doanh thu, nhưng cũng không nên cho rằng, những phim không có hoặc rất ít khán giả đến xem là một bộ phim hoàn thiện. Tất cả phải được đánh giá theo những áp số chung nhất định của từng nơi: Quan điểm nghệ thuật, bối cảnh xã hội...
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng đồng ý với việc không nên quá đặt nặng việc đi thi và đoạt giải vì mỗi một LHP có những tiêu chí và cách chấm khác nhau. "Không phải ai cũng nghĩ rằng, làm phim để đoạt giải mà làm phim để cho người khác xem, kể những câu chuyện mình muốn truyền tải. Giải thưởng nhiều khi cũng rất quan trọng nhưng hãy cứ xem như đó là phần thưởng cho sự nghiệp của mình".
Phim Việt muốn đoạt Oscar: Không khó!
Theo thống kê của Hội Điện ảnh Việt Nam, năm 2017 và 2018, mỗi năm có 35 - 40 phim ra đời, trong đó hơn 90% do các hãng tư nhân thực hiện, thật khó để hy vọng có phim của Nhà nước đi tranh giải tại các LHP lớn. Nhưng nếu các nhà sản xuất tư nhân vẫn cứ chiều theo khách hàng, sa đà nhiều vào giải trí, không để ý nhiều đến chất lượng và nội dung thì không dễ lọt mắt xanh giới chuyên môn quốc tế. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo doanh thu phòng vé, nhà sản xuất tư nhân lại không thể thường xuyên bỏ ra hàng chục tỷ đồng mỗi dự án mà không đem về lợi nhuận.
Đạo diễn Lương Đình Dũng nhận định, đây là một bài toán vừa khó vừa không khó. "Trong bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt điện ảnh, phải đáp ứng quy luật: phim phải đẻ ra phim. Nếu như Nhà nước có một khoản quỹ cho các nhà sản xuất đấu thầu công khai một dự án phim với danh nghĩa là Nhà nước đặt hàng, chúng ta đã giải quyết được phần nào bài toán kinh tế. Thứ hai, bên cạnh đó, chúng ta cần song hành với việc phát triển đội ngũ nhân lực. Điện ảnh Việt Nam có tốt hay không do chính đội ngũ thực hiện. Mỗi năm, chúng ta đâu cần phải sản xuất hàng loạt mà chỉ cần 5 bộ phim có chất lượng cao để tham dự ở các liên hoan quốc tế thì chỉ liên tục trong 10 năm (khoảng 50 bộ phim), thị trường điện ảnh Việt Nam chắc chắn có một dấu son rất đỏ trên trường quốc tế một cách chính đáng.
Có thể thấy, việc ngày càng có nhiều phim dự các LHP lớn trên thế giới là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, việc tác phẩm đó chỉ dừng lại ở vòng sơ khảo hay tiến sâu vào các vòng trong vẫn còn là một dấu hỏi. Đạo diễn Quang Dũng cho rằng, không nên vì thế mà đánh giá rằng, điện ảnh Việt Nam đang thụt lùi hoặc dậm chân tại chỗ. Thực tế, điện ảnh Việt đang đi vào giai đoạn phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa được khắc phục. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế, việc giới thiệu phim Việt với bạn bè là điều cần thiết và nên làm. Hơn lúc nào hết, cần có sự chung tay của Nhà nước và chính cá nhân những người làm nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực điện ảnh để đưa điện ảnh nước nhà phát triển mạnh mẽ, nhưng bền vững và đi lên một tầm cao mới.
Theo baogiaothong.vn
Ngô Thanh Vân trở thành đại diện giám khảo Việt Nam duy nhất trong hạng mục phim truyện tại LHP Quốc tế Hà Nội 2018 Trở thành giám khảo của LHP Quốc tế Hà Nội (Haniff 2018), Ngô Thanh Vân xác lập lỷ lục người trẻ nhất của Việt Nam tính đến nay đảm nhận vai trò này. Ngày 12/10, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch) đã công bố danh sách Ban Giám khảo các chương trình phim dự thi Liên hoan Phim...