Áo dài- từ “biểu tượng văn hóa” đến… “thảm họa văn hóa” (II)
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến con đường trở thành… “thảm họa văn hóa” của áo dài?
“Hiện tượng hoang mang về bản sắc”
Những cách tân, “cải cách” vô độ trên tà áo dài những năm gần đây khiến công chúng không ít lần “nhức mắt”. Sắc màu lòe loẹt, kiểu dáng quái lạ, kết hợp không giống ai… đã biến nhiều áo dài trở thành tâm điểm chú ý giữa nhiều đám đông hiếu kỳ. Nhiều người đẹp diện áo dài “cách tân” theo xu hướng “quái lạ” đã nhận “gạch đá” không thương tiếc từ công chúng.
Những cách tân áo dài bị dư luận chỉ trích
Giải thích cho kiểu áo dài “không giống ai”, những áo dài “thảm họa”, NTK Minh Hạnh chia sẻ: “Trong cuộc sống hiện nay xảy ra một hiện tượng có thể gọi tên là: hoang mang về bản sắc. Câu chuyện về cách tân áo dài cũng là một hiện tượng kiểu này. Nhiều nhà thiết kế muốn sáng tạo, muốn làm mới trên tinh thần gìn giữ văn hóa truyền thống nhưng họ bất lực. Trước biến động dữ dội của thời đại, các nhà thiết kế muốn đưa ra những sản phẩm thật độc đáo, không giống ai, không bị trùng lặp về ý tưởng. Họ làm mới tức thì, họ muốn thể hiện tính độc đáo ngay lập tức… Nhưng, họ quên rằng, quy luật phát triển của thời trang không dựa trên những đặc điểm đó. Sự độc đáo, không giống ai- không đồng nghĩa với sự lập dị. Mọi sự biến đổi phải cần có sự kiểm chứng, sự bảo đảm của cả một quá trình dài phát triển. Thời trang đích thực không bao giờ có chỗ cho sự lập dị”.
“Áo dài phải đẹp rực rỡ nhưng không lòe loẹt, áo dài đẹp đa sắc nhưng không được diêm dúa”- NTK Minh Hạnh cho biết.
Xem thêm thông tin Du lịch tại:http://dulich.dantri.com.vn/ . Chuyện về người đàn ông du lịch 195 nước trong hơn 20 năm. Video hai xác ướp nguyên vẹn 1000 năm tuổi tại Peru. Những “thiên đường” không nên bỏ qua trong cuộc đời. Những điểm đến “quyến rũ” khách nước ngoài bậc nhất ở Hà Nội. Bật mí “tuyệt chiêu” tiết kiệm chi phí vé máy bay
Theo NTK Minh Hạnh phân tích, các nhà thiết kế của những mẫu áo dài bị chỉ trích đã không thể hiện được nội lực và bản lĩnh nghề nghiệp của mình. “Giữa vòng xoáy phát triển, họ bị lạc lối. Họ hoang mang về bản sắc. Họ không biết phát huy điều gì và loại bỏ điều gì. Hay nói cách khác, họ không có nền tảng văn hóa vững vàng để giữ gìn và bảo vệ bản sắc”.
Xuất phát điểm của hiện tượng “hoang mang về bản sắc” trong thiết kế áo dài là do các nhà thiết kế chưa có sự hiểu biết thấu đáo về lịch sử, cũng như ý nghĩa, và lòng tự tôn dân tộc trên chiếc áo truyền thống.
“Chúng ta có thể nhìn thấy những cô gái nhuộm tóc vàng hoe diện áo dài. Điều đó thật khó để… “chịu đựng”. Nếu là phụ nữ phương Tây tóc vàng, họ mặc áo dài vẫn đẹp. Nhưng là phụ nữ Việt nhuộm tóc vàng để mặc áo dài… Phải nói là, không chịu đựng nổi. Họ không hiểu bản chất, không hiểu giá trị thực sự của áo dài”- NTK Minh Hạnh lấy ví dụ.
Cũng giống như việc, khi phụ nữ phương Tây mặc váy đầm, họ quan điểm phải hở khe ngực mới là đẹp. Nhưng phụ nữ Việt nếu mặc áo dài cũng cố gắng khoe ngực to, ngực đầy- theo NTK Minh Hạnh, là sự phản cảm, thiếu hiểu biết.
Video đang HOT
“Áo dài không phải là kiểu áo để khoe thân một cách lộ liễu”
Thế nên, những sự “cách tân” được dán mác mới lạ, độc đáo, học hỏi, hiện đại… trong các thiết kế dành cho áo dài đôi khi chỉ là sự học đòi kệch cỡm. Với trang phục truyền thống có lịch sử lâu đời như áo dài, những sự thiếu hiểu biết, “hoang mang về bản sắc” được thể hiện rất rõ nét trên những thiết kế được khẳng định là “cách tân”.
NTK Minh Hạnh cho rằng, muốn cách tân, “cải cách” áo dài, phải thực sự hiểu về áo dài, phải có nền tảng văn hóa vững chắc, thêm nữa, cần phải có nội lực, bản lĩnh nghề nghiệp của người làm thiết kế.
“Phải giữ lấy linh hồn dân tộc trên tà áo dài”
Áo dài với tiến trình lịch sử phát triển lâu dài, với phong cách thiết kế đặc biệt, với những câu chuyện văn hóa gắn liền… nên, áo dài luôn có một vị trí đặc biệt trong đời sống, trong vẻ đẹp, trong tâm hồn của người Việt. Bởi thế, NTK Minh Hạnh nhấn mạnh, nền tảng văn hóa vững vàng của các nhà thiết kế khi bắt tay vào công việc cách tân áo dài. “Bên cạnh tình yêu với áo dài phải có sự thấu hiểu, sự hiểu biết về áo dài, để thấy trên mỗi tà áo là linh hồn dân tộc, là linh hồn văn hóa. Chỉ khi nhận thức rõ được điều đó, các nhà thiết kế mới ý thích được sự trân trọng trong mỗi thiết kế áo dài”.
Một số mẫu thiết kế áo dài với chất liệu thổ cẩm của NTK Minh Hạnh
Điều quan trọng nhất trong thiết kế áo dài để tà áo vừa “truyền thống vừa hiện đại” theo NTK Minh Hạnh, “Tinh thần thời đại trên mỗi thiết kế áo dài, rất quan trọng. Ví dụ, cùng là một chiếc áo sơ-mi, nhưng chiếc này bạn thấy lỗi thời, chiếc kia bạn thấy hiện đại. Nhà thiết kế phải biết chọn lựa, chi tiết nào đã lỗi thời thì bỏ đi. Những nét văn minh của tà áo phải biết giữ lại và khai thác tận cùng. Chỉ có cách làm đó mới giúp tà áo dài vừa giữ nét truyền thống, vừa mang hơi thở, tinh thần của thời đại”.
Trong những thiết kế áo dài của mình, NTK Minh Hạnh đặc biệt yêu thích chất liệu thổ cẩm. “Với những sản phẩm có tính truyền thống, việc sử dụng chất liệu truyền thống là một cách tăng thêm ý nghĩa sâu sắc, tăng thêm phần linh hồn cho chiếc áo”. Tuy nhiên, trong xu hướng mới của thời trang hiện đại, có những chất liệu mới mang tính khuynh hướng như ren, lưới, voan… Với những chất liệu này, NTK Minh Hạnh khẳng định, hoàn toàn có thể đưa vào thiết kế áo dài. “Tuy nhiên, nhà thiết kế phải đủ bản lĩnh nghề nghiệp để đặt những chất liệu đó vào thiết kế áo dài một cách hợp tình, hợp lý. Phải giữ được linh hồn dân tộc trên tà áo truyền thống”.
“Thiết kế áo dài nếu chỉ chú trọng vẻ bề ngoài- đó sẽ chỉ là vẻ đẹp hời hợt”
Trước ý tưởng đưa áo dài chính thức trở thành Quốc phục, Lễ phục của Việt Nam, NTK Minh Hạnh cho rằng, đó là việc nâng tầm một “biểu tượng văn hóa” như áo dài. Nhưng, khi thiết kế áo dài, điều quan trọng nhất là… linh hồn của chiếc áo.
“Áo dài là một vật thể có linh hồn. Vẻ đẹp của áo dài được định hình bởi tinh thần tinh dân tộc. Bởi thế, nếu chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài của áo dài, đó sẽ chỉ là một vẻ đẹp hời hợt”- NTK Minh Hạnh khẳng định.
Theo Dantri
Áo dài- từ "biểu tượng văn hóa" đến... "thảm họa văn hóa" (I)
Trải qua những biến thiên, thăng trầm, trải qua nhiều cuộc cách tân, cải tổ gây tranh cãi, cho đến tận bây giờ, áo dài vẫn là niềm cảm hứng vô tận với các nhà thiết kế. Những cuộc tranh cãi ồn ào quanh tà áo dài vì thế cũng chưa bao giờ dừng lại.
Hành trình của một "biểu tượng văn hóa"
Chưa có văn bản chính thức nào công nhận áo dài là quốc phục của Việt Nam nhưng từ lâu, áo dài đã được xem là biểu tượng cho vẻ đẹp phụ nữ Việt.
Cùng với những biến cố lịch sử thăng trầm từ thế kỉ 16, áo dài đã có cả cuộc hành trình riêng bên cạnh đời sống văn hóa biến thiên của người Việt. Áo dài đi vào thơ ca, nhạc họa. Áo dài đi vào đời sống với vẻ đẹp riêng. Áo dài đi vào những câu chuyện thời trang của từng thời đại. Với cả hành trình quá khứ, hiện tại, tương lai chứa đựng trong tà áo dài suốt nhiều thế kỷ, áo dài đã trở thành một biểu tượng văn hóa của người Việt.
Các nguyên thủ quốc gia diện áo dài Việt Nam tại hội nghị APEC năm 2006
Cùng với hành trình trở thành biểu tượng văn hóa, áo dài cũng đi qua những cuộc cách tân ồn ào để trở thành tà áo "vừa truyền thống, vừa hiện đại" ở nhiều thế kỷ.
Năm 1930, họa sỹ Cát Tường từng thực hiện cuộc cải cách quan trọng với chiếc áo dài. Thời điểm ấy, vạt trước của chiếc áo được may dài chấm đất đồng thời thân trên may ôm sát theo đường cong cơ thể người mặc tạo vẻ yêu kiều, gợi cảm. Tuy nhiên, áo dài của họa sỹ Cát Tường đã bị chỉ trích là "lai căng" thái quá với phần tay bồng, cổ hở. Chiếc áo dài của họa sỹ Cát Tường với lối tân thời mới đã không nhận được thiện cảm trong những tác phẩm như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thời kỳ này.
Năm 1934, họa sỹ Lê Phổ cũng "vào cuộc" trong quá trình cách tân áo dài. Với Lê Phổ, ông bỏ bớt những nét lai căng trong áo dài của Cát Tường. Lê Phổ đưa các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào tạo ra kiểu áo dài cổ kín, ôm sát thân người, với những tà áo bay bổng. Kiểu áo dài này đã nhận được sự yêu mến đặc biệt thời ấy, và từ đây, chiếc áo dài của họa sỹ Lê Phổ được xem là kiểu dáng chuẩn mực cho áo dài.
Trải qua nhiều thế kỷ, áo dài đã đi qua những cuộc "cải cách" ồn ào. Cho đến tận bây giờ, áo dài vẫn là niềm cảm hứng vô tận của các nhà thiết kế.
Hay cuối những năm 1950, bà Trần Lệ Xuân đã thiết kế ra kiểu áo dài riêng, ở đó, bà Trần Lệ Xuân bỏ đi phần cổ cao quen thuộc và thay vào đó là kiểu cổ thuyền, cổ hở. Kiểu áo dài này vẫn được gọi là áo dài Trần Lệ Xuân. Tuy được những người phương Tây khen đẹp, quyến rũ, nhưng kiểu áo dài Trần Lệ Xuân lại khiến những người Việt Nam hoài cổ lên án cho rằng nó lai căng, không hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt.
Trải qua những biến thiên, thăng trầm, trải qua nhiều cuộc cách tân, cải tổ gây tranh cãi, cho đến tận bây giờ, áo dài vẫn là niềm cảm hứng vô tận với các nhà thiết kế. Những cuộc tranh cãi ồn ào quanh tà áo dài vì thế cũng chưa bao giờ dừng lại.
"Áo dài là vật thể có linh hồn"
Đầu thế kỷ 21, nhiều nhà thiết kế đương đại vẫn tiếp tục cuộc "chạy đua" với cải cách, cách tân áo dài. Ý tưởng ngày càng nhiều hơn. Sự táo bạo được nhân lên với những đường cắt, xẻ tân tiến. Không chỉ đổi mới về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, áo dài còn "đột phá" với những cách kết hợp trang phục như áo dài mặc với quần Jean, thậm chí có nghệ sỹ từng kết hợp áo dài và... "quần soóc".
Những cách tân "vô độ" với áo dài ở thế kỷ 21
Những cách tân "vô độ" với áo dài nhiều năm trở lại đây đã biến "biểu tượng văn hóa" trở thành... "thảm họa văn hóa" khiến công chúng phẫn nộ.
Trao đổi với phóng viên Dân trí quanh việc cách tân áo dài, giới hạn cách tân đến đâu với trang phục truyền thống, NTK Minh Hạnh cho biết, "Áo dài là một vật thể có linh hồn. Ở trên mỗi tà áo chứa đựng tinh thần dân tộc, truyền thống văn hóa đúc kết hàng trăm năm, bởi thế, các nhà thiết kế đừng mượn danh "cách tân" để biến biểu tượng văn hóa trở thành thảm họa văn hóa".
"Áo dài là vật thể có linh hồn. Không thể mượn danh "cách tân" để biến áo dài thành thảm họa văn hóa"- NTK Minh Hạnh khẳng định.
Theo NTK Minh Hạnh để cách tân áo dài, "nhà thiết kế chỉ có tình yêu với áo dài thôi cũng chưa đủ" và "Phải cần có nhiều hơn tình yêu để nhà thiết kế bước vào cuộc cải cách với áo dài. Đó sẽ là bản lĩnh nghề nghiệp. Đó là sự hiểu biết, là nền tảng văn hóa cần thiết. Và trên tất cả, nhà thiết kế phải biết đặt tinh thần dân tộc lên cao nhất để chiếc áo dài luôn là vật thể có linh hồn".
Cùng với những ý kiến về hình ảnh áo dài, NTK Minh Hạnh còn đưa ra nhiều phân tích để cho thấy, nguyên nhân sâu xa của những cách tân đã đẩy áo dài trở thành... "thảm họa".
(Còn nữa)
Theo Dantri
Quản lý thị trường vàng hơn 1 năm qua: Những hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế Quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24 đã có những tác động tích cực đối với kinh tế vĩ mô và đối với lợi ích của đa số người dân có đầu tư vàng. Thị trường vàng có nhiều chuyển biến tích cực Sau hơn một năm thực hiện, có thể khẳng định rằng, chính sách và mục tiêu chính sách...