Áo dài cưới từ lụa Bảo Lộc, Nha Xá đưa tình yêu Việt đến Athen, Hy Lạp
Bộ sưu tập áo dài cưới mang tên “Nơi tình yêu bắt đầu” lấy cảm hứng từ áo dài Việt Nam kết hợp với trang phục Hy Lạp cổ đại “khoe sắc” ở Athen, Hy Lạp khiến bạn bè quốc tế đánh giá cao và các cô dâu trẻ vô cùng thích thú.
Bộ sưu tập Greece where love begins – Nơi tình yêu bắt đầu của nhà thiết kế thời trang Phạm Ngọc Anh (thương hiệu thời trang La Phạm) mang phong cách hiện đại ở thiết kế đơn giản, trên nền phom dáng của những chiếc áo dài truyền thống dân tộc Việt Nam. Những cách điệu lấy cảm hứng từ trang phục Hy Lạp cổ đại mang đến cho các cô dâu một thần thái của một “nữ thần”, nữ hoàng thật sự trong ngày trọng đại của mình.
Gần đây những mẫu áo cưới cách tân, hiện đại, trẻ trung có thể sử dụng được nhiều lần trong đời, sử dụng trong cả các sự kiện đang là xu hướng.
Nét đẹp trong những thiết kế đó chính là sự tinh tế, dịu dàng, nữ tính của chiếc áo dài Việt cùng sự sang chảnh, kiêu sa tựa như nữ thần của các trang phục Hy Lạp cổ.
Được sử dụng 100% từ lụa Việt ở vùng lụa cổ Bảo Lộc (Lâm Đồng), Nha Xá (Hà Nam), những chiếc váy cưới cách tân của La Phạm là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa Âu và Á thể hiện sự giao thoa văn hóa thời trang đầy ngọt ngào mang đến vẻ đẹp đầy nữ tính mà cũng rất sang trọng, kiêu sa. Điểm nhấn của trang phục chính là kỹ thuật phối áo dài với ren, cúc, cườm và chiffon… tất cả tạo nên sự thanh lịch, thời thượng và cũng là điểm nối tạo ra sự đồng điệu giữa hai nền văn hóa Việt Nam – Hy Lạp.
Hơn nữa, để tạo điểm nhấn cho trang phục, NTK đã phối áo dài với ren, cúc, cườm và chiffon – những phụ kiện xuất hiện trong các chuyến đi vòng quanh thế giới. BST áo dài cưới lấy cảm hứng từ trang phục Hy Lạp cổ đại, kết hợp với yếu tố hiện đại khiến các cô gái mang dáng dấp của một nữ thần trong lễ cưới hoặc các sự kiện. Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại giúp BST vừa mang sắc màu thần thoại của Hy Lạp cổ đại, vừa mang vẻ thanh lịch, thời thượng của Hy Lạp hiện đại. Mỗi thiết kế là kết quả của sự đồng điệu giữa hai nền văn hoá và là sự kết tinh của tình yêu mà NTK muốn gửi tặng đến đất nước Hy Lạp và con người Hy Lạp.
Video đang HOT
Bộ sưu tập áo cưới Greece where love begins – Nơi tình yêu bắt đầu được thiết kế trên những cảm hứng từ trang phục dân tộc Việt và trang phục cổ Hy Lạp.
Chia sẻ với phóng viên, NTK Phạm Ngọc Anh cho biết: “Tôi sống phần nhiều thời gian ở châu Âu nhưng tôi lại được sinh ra lớn lên ở Việt Nam. Chính vì thế, trong các thiết kế của mình, tôi luôn khao khát và nỗ lực truyền tải những gì đẹp đẽ nhất của quê hương. Áo dài là nền tảng để tôi làm tốt nhất những mong muốn đó. Như bạn biết đấy, thời trang có hai giá trị nổi bật. Đó là giá trị truyền thống và giá trị hội nhập. Một mẫu thiết kế, một mẫu thời trang mà được thị trường quốc tế đón nhận thì sẽ trở thành mẫu thiết kế, mẫu thời trang có tính hội nhập…”.
Nhẹ nhàng, tinh tế, sang trọng – bất cứ cô dâu nào cũng bị cuốn hút nếu… bắt gặp.
“… Tuy không phải là một thương hiệu lớn và lâu năm trong ngành thời trang nhưng tôi luôn mong muốn thời trang Việt Nam được nhiều khách hàng quốc tế biết đến. Những việc nhỏ bé như mang thời trang của mình ra nước ngoài qua các sự kiện, qua các buổi chụp, ghi hình và bán chúng cho khách nước ngoài tôi vẫn làm thường xuyên để mong người tiêu dùng quốc tế biết nhiều hơn đến hàng thời trang Việt. Bộ sưu tập thời trang áo dài cưới Nơi tình yêu bắt đầu là một bộ sưu tập mang trên mình nhiều dấu ấn của sự giao thoa văn hóa Âu – Á chính là để thực hiện những mong muốn đó của tôi…”, NTK nói tiếp.
Gần đây, xu hướng áo cưới đơn giản và mang tính đời thường cao đang được các cô dâu trẻ yêu thích. Những bộ áo cưới như những bộ cánh của công chúa, nữ hoàng không phải là lựa chọn hàng đầu. Những cô dâu hiện đại thiên về xu hướng chọn các mẫu váy nhẹ nhàng, cách tân và đặc biệt là có thể sử dụng được nhiều lần trong đời.
NTK Phạm Ngọc Anh
NTK cùng mẫu và thiết kế của mình tại một show diễn.
Cùng với một số bộ sưu tập cưới gần đây cũng phong cách trẻ trung, hiện đại, cách tân, tiệm cận đời thường, bộ sưu tập Greece where love begins – Nơi tình yêu bắt đầu được thực hiện tại Athens, Hy Lạp ngay từ khi giới thiệu đã được đón nhận sự yêu thích của nhiều tín đồ thời trang, hứa hẹn một mùa thời trang cưới với các sản phẩm thời trang cưới mới lạ, hiện đại, thú vị.
'Hồi sinh' thực vật thần kỳ chữa bách bệnh của người Hy Lạp, La Mã, Ai Cập cổ đại
Silphion phát triển mạnh hàng nghìn năm trước, được coi là thần dược chữa khỏi mọi bệnh của người Hy Lạp, La Mã và Ai Cập cổ đại.
Các nhà nghiên cứu phát hiện gây sốc khi tuyên bố tìm thấy loài thực vật thần kỳ mà người Hy Lạp, La Mã và Ai Cập cổ đại từng sử dụng để chữa mọi loại bệnh ở Thổ Nhĩ Kỳ, cách môi trường sống tự nhiên của nó ở Bắc Phi khoảng 1.287 km.
Người Hy Lạp cổ đại gọi cây đó là silphion. Cây có hoa màu vàng, phát triển trên thân cây dày. Người xưa thường nghiền nát, rang, xào và đun sôi để làm thuốc, thực phẩm và thậm chí là để làm thuốc tránh thai.
Văn bản cổ đại ghi rằng người La Mã đã tích trữ loại cây này trong kho báu của hoàng gia, các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đã sử dụng nó để chữa mọi bệnh từ cơn đau dạ dày để loại bỏ mụn cóc.
Văn bản cổ mà nhà biên niên sử La Mã Pliny the Elder ghi lại tiết lộ rằng thân cây cuối cùng được trao cho Hoàng đế Nero vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên.
Các nhà sử học và nhà khoa học đã tìm kiếm loài thực vật thần kỳ khó nắm bắt trong hàng trăm năm, nhưng tất cả đều từ bỏ và cho rằng nó đã bị tuyệt chủng.
Tuy nhiên, gần đây, Mahmut Miski, một nhà nghiên cứu của Đại học Istanbul tuyên bố tìm thấy cây ferula drudeana mọc trên núi Hasan, Thổ Nhĩ Kỳ chính là thực vật thần kỳ một thời.
Hình ảnh của loài thực vật thần kỳ xuất hiện trên đồng tiền Hy Lạp cổ đại
Mahmut Miski nhận thấy cây ferula drudeana có nhiều điểm tương đồng với cây silphion được mô tả trong các văn bản cổ và hình ảnh về cây từng xuất hiện trên đồng xu Hy Lạp cổ đại.
Cả hai cây loại đều có rễ dày, phân nhánh, hoa màu vàng và đều dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Mặc dù địa điểm Mahmut Miski tìm thấy cây ferula drudeana cách nơi xuất phát của cây silphion hàng nghìn km nhưng cả hai đều từng là nơi sinh sống của người Hy Lạp cổ đại.
Theo Mahmut Miski, cây ferula drudeana lớn lên từ mặt đất và chỉ trong một tháng phát triển cao tới 182 cm. Đáng chú ý, cây ferula drudeana rất khó cấy ghép. Điểm này tương đồng với loài cây silphion ngày xưa gần như không thể trồng mà người cổ đại chỉ có thể tìm thấy và thu hoạch trong tự nhiên.
Mahmut Miski phát hiện ra cách duy nhất để trồng được cây ferula drudeana là sử dụng phân tầng lạnh, đó là quá trình đặt hạt giống trong điều kiện lạnh và ẩm. Với kỹ thuật này, nhóm của Mahmut Miski có thể trồng cây trong nhà kính.
Hy Lạp gửi 40 xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine để nhận phương tiện hiện đại từ Đức Hy Lạp đã cùng các đồng minh NATO hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga, gửi thiết bị quân sự tới Kiev. Hy Lạp sẽ nhận được 40 chiếc Marder của Đức để đổi lấy việc giao xe cho Ukraine. Ảnh: AAP/DPA Theo trang tin greekreporter.com, Hy Lạp sẽ gửi 40 xe chiến đấu bộ binh BMP-1 do...