Áo dài của NTK Thanh Thúy lấy cảm hứng từ Venice
Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2016 Bùi Nữ Kiều Vỹ đẹp nền nã khi làm mẫu cho bộ sưu tập áo dài ‘Venice in Love’.
Kiều Vỹ từng đoạt giải “ Người đẹp Áo dài” và lọt vào top 10 Hoa hậu Việt Nam 2016. Trở thành nàng thơ của NTK Thanh Thúy, cô toát lên vẻ dịu dàng trong những tà áo dài lấy cảm hứng từ vẻ đẹp lãng mạn của Venice mùa thu.
Năm 2019, nữ thiết kế dự triển lãm tơ lụa và thổ cẩm Việt Nam tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Nhân dịp này, cô ghé thăm thành phố Venice (Italy) để trải nghiệm văn hóa và say mê cảnh đẹp, con người nơi đây.
Thanh Thúy đi bộ dọc các con phố, ngắm từng ngõ nhỏ, những bóng cây, hòa vào cuộc sống của người dân bản địa, cảm nhận hơi thở nội tại của Venice yên bình.
Bên cạnh những tòa nhà cổ với kênh đào chạy xuyên qua, Thanh Thúy còn ấn tượng với màu sắc của nhiều ngôi nhà, viên đá trải đường, tường gạch rêu phong…
Khi chụp bộ sưu tập mới, nhà thiết kế quyết định chọn địa điểm là Hội An bởi cô nhận thấy Venice và Hội An có những điểm tương đồng. Thông qua loạt tác phẩm, cô muốn truyền tải thông điệp: Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy cứ nhìn về cuộc sống tương lai với lăng kính tươi sáng.
Về lý do chọn Bùi Nữ Kiều Vỹ làm nàng thơ lần này, Thanh Thúy chia sẻ: “Kiều Vỹ là người con của Quảng Nam, rất hiểu về văn hoá nơi đây. Hơn nữa, cô ấy từng đoạt danh hiệu Người đẹp Áo dài nên dễ dàng truyền tải thông điệp mà tôi muốn gửi gắm”.
Video đang HOT
Trên nền phom dáng cổ điển của áo dài làng nghề Trạch Xá, nữ thiết kế cách tân một chút ở phần tay và tà áo nhằm phù hợp hơi thở thời đại mà vẫn tôn lên đường cong quyến rũ của người phụ nữ.
Loạt trang phục truyền thống mềm mại được tạo nên từ lụa Việt Nam và vải gai AP – những chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường và không gây kích ứng da.
Trên tà áo thấp thoáng dáng dấp kiến trúc cổ kính của Venice, điểm thêm sắc hoa mùa thu châu Âu. Các họa tiết này được đầu tư tỉ mỉ, công phu, kết hợp giữa kỹ thuật in hiện đại với những đường thêu tay tinh tế.
Bộ sưu tập “Venice in Love” sẽ được Thanh Thúy giới thiệu trong chương trình “Áo dài của chúng ta” do NTK Minh Hạnh làm tổng đạo diễn. Chương trình được tổ chức nhằm lan tỏa thông điệp về tình yêu, niềm tự hào của các nhà thiết kế đến đông đảo công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.
Thanh Thúy từng giới thiệu các bộ sưu tập áo dài tại Festival Áo dài 2016; Lễ hội Áo dài với chủ đề “Hội họa Huế và Áo dài” trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2017; “Áo dài trên con đường di sản” trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019; Lễ hội Áo dài “Hội An, danh thắng Việt Nam” 2020; sự kiện “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam” 2020.
NTK Cẩm Minh: Từ cô điều dưỡng đến nhà thiết kế áo dài miền Tây
Xuất thân từ một cô điều dưỡng, rồi đến một thợ may yêu nghề, sau những nỗ lực không ngừng, NTK Cẩm Minh đã khẳng định được dấu ấn của mình trong làng thời trang áo dài.
Ước mơ và động lực của NTK Cẩm Minh là mang lại vẻ đẹp cho những người phụ nữ tại quê hương Tiền Giang của chị thông qua tà áo dài truyền thống của dân tộc. Nhân dịp kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Tuần lễ Áo dài 2021, chị đã có những chia sẻ về con đường làm nghề. bí quyết thành công với thiết kế áo dài của mình.
Con đường đến với nghề thiết kế áo dài của chị như thế nào?
Trước khi vào nghề thiết kế áo dài, tôi là một điều dưỡng. Đó là một nghề rất đáng trân trọng, nhân văn. Mặc khác, tôi lại có niềm đam mê áo dài, rất thích mặc áo dài, thích ngắm các chị thướt tha trong tà áo dài truyền thống. Chính vì những lý do đó, tôi quyết định chọn nghề may áo dài làm kế sinh nhai và có thời gian chủ động lo cho con cái và gia đình.
Theo chị, thị hiếu và niềm yêu thích áo dài của phụ nữ Tiền Giang như thế nào?
Hầu hết các chị em ở Tiền Giang đều yêu trang phục áo dài truyền thống. Sở thích này được nuôi dưỡng từ thời học sinh cấp 2, cấp 3 vì mặc đồng phục áo dài đến trường. Tiền Giang là tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, người miền Tây có vóc dáng đầy đặn, đậm hơn so với các chị miền Trung và miền Bắc. Vì vậy, với thiết kế hoa văn nhỏ đều trên thân áo, hay các hoa văn uốn lượn giúp tạo dáng thon gọn và mềm mại là lựa chọn của chị em Tiền Giang. Thêm nữa, về tone màu áo thì hầu hết các chị chọn tone màu sáng để trông trẻ trung hơn.
Trước khi trở thành NTK áo dài, Cẩm Minh là một cô điều dưỡng
Được biết, Cẩm Minh tham gia rất nhiều hoạt động văn hóa, xã hội nhằm quảng bá áo dài dân tộc. Đến với CLB Áo dài Việt Nam, chị nhận thấy CLB đem lại ý nghĩa gì?
Là nơi quy tụ các nhà thiết kế áo dài, những người yêu thích áo dài, CLB Áo dài Việt Nam có nhiều đóng góp cho việc quảng bá và phát triển áo dài dân tộc. Được tham gia CLB là cơ hội để tôi được học học thêm các NTK lớn, tìm hiểu thêm về xu hướng sở thích của người mặc. Đặc biệt, tôi được thỏa niềm đam mê quảng bá hình áo dài dân tộc tại quê hương Tiền Giang, bạn bè trong nước và quốc tế.
Không những thiết kế, chị còn làm mẫu cho BST áo dài của chính mình. Theo chị, đâu là ưu và nhược điểm của việc vừa làm NTK vừa làm người mẫu?
Tôi nghĩ mỗi người đều có những nét đẹp và những khiếm khuyết về hình thể. Khi vừa là NTK, vừa là người mẫu, tôi muốn khẳng định với các chị em rằng: Mỗi người có nét đẹp riêng của mình, thông qua các thiết kế áo dài của Cẩm Minh, các chị sẽ được phô diễn những nét đẹp riêng mình và che đi các khuyết điểm mà vốn dĩ ai cũng có.
NTK Cẩm Minh tự làm mẫu trình diễn áo dài do mình thiết kế
Nhân ngày 8/3 và hưởng ứng Tuần lễ Áo dài 2021, chị đã có những hoạt động gì?
Áo dài Cẩm Minh đã phối hợp với Hội LHPN tỉnh Tiền Giang thực hiện các hoạt động như: Thiết kế áo dài cho các chị em cán bộ và nhân viên cơ quan Hội LHPN tỉnh, thiết kế áo dài cho các chị trong CLB Nữ doanh nhân tỉnh mặc trình diễn dự thi Duyên dáng áo dài , trình diễn BST Hương sắc miền Tây tại Cảng Du thuyền Mỹ Tho trong buổi họp mặt CLB Nữ doanh nhân Tiền Giang...
Được biết, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam là người thầy của chị. Chị đã học tập và thay đổi ra sao từ khi theo học NTK danh tiếng này?
Trong thời gian làm nghề, tôi đã tìm hiểu, theo dõi và học tập thiết kế qua các lớp học online của thầy từ năm 2018 để nâng cao tay nghề. Đến tháng 8/2020, tôi quyết định bay ra Hà Nội để học trực tiếp từ thầy. Bài học đầu tiên thầy dạy tôi là lòng biết ơn và sự tử tế, sự giàu có không chỉ là tiền bạc mà còn là các mối quan hệ. Ngoài việc dạy thiết kế, thầy còn truyền thêm cho tôi động lực để gia tăng niềm đam mê thực hiện sứ mệnh quảng bá áo dài tại tỉnh nhà và cùng thầy tiếp tục quảng bá với bạn bè quốc tế.
Từ khi học nơi thầy Đỗ Trịnh Hoài Nam, cuộc sống của tôi trở nên nhẹ nhàng hơn, biết buông bỏ những điều tiêu cực để hướng đến những điều tốt đẹp, phát triển công việc kinh doanh để tạo thêm việc làm cho các chị em thợ may.
NTK Cẩm Minh là thành viên của CLB Áo dài Việt Nam
Đến nay, Áo dài Cẩm Minh đã là một thương hiệu được yêu mến không chỉ riêng tại Tiền Giang. Chị có thể chia sẻ bí quyết thành công của mình?
Cũng như tất cả các ngành nghề khác, Cẩm Minh thành công trong làng thời trang áo dài nhờ có một niềm đam mê. Niềm đam mê đủ lớn đã giúp tôi luôn tìm giải pháp để vượt qua khó khăn.
Bí quyết thứ 2, là cần phải có một người thầy lớn để hướng dẫn, thúc đẩy. Đối với tôi đó là thầy Đỗ Trịnh Hoài Nam.
Bí quyết thứ 3 phải kể đến là sự ủng hộ nhiệt tình của chồng và gia đình, để tôi có thời gian thỏa đam mê với những thiết kế áo dài. Xin cảm ơn chị!
Cách tân thổ cẩm Làng Teng Những ngày cuối năm, các cô gái Hrê ở Làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ) bận rộn hơn khi nhận nhiều đơn hàng mới. Đó là những đơn hàng dệt khăn quàng, mẫu đầm, váy cưới thổ cẩm có họa tiết tinh tế, nhẹ nhàng, nhưng không kém phần lộng lẫy. Hai năm trở lại đây, nghề dệt thổ cẩm ở Làng...