Áo dài Bản sắc phụ nữ Việt
Áo dài không chỉ là một trang phục, mà còn là một nét son trong văn hóa Việt, chuyên chở nhân sinh quan Việt Nam, một biểu hiện của bản sắc và tinh thần Việt Nam.
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ bao giờ, hình dáng ban đầu của nó ra sao. Chỉ biết rằng trong cuốn sách Kể chuyện chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn của ông Tôn Thất Bình (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997) có ghi lại là chiếc áo dài được hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Như vậy, chiếc áo dài được ra đời từ thế kỉ thứ 18. Tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo. Áo dài xưa được may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the … Các quan chức thì mới cho dùng xen the, đoạn … còn gấm vóc và các họa tiết rồng phượng thì dành cho các vua, chúa, vương công. Tiền thân của áo dài là chiếc áo tứ thân màu nâu non đi chung với váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng màu thiên lí hay màu đào.
Áo tứ thân, tiền thân của chiếc áo dài
Theo thời gian, áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Đầu thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc có một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và thay chiếc váy bằng chiếc quần dài. Tuỳ theo lứa tuổi, chiều dài áo buông xuống dài ngắn khác nhau, lúc thì đến đầu lúc thì chấm bàn chân. Bà Trịnh Thục Oanh, hiệu trưởng trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm một cuộc cách mạng cho chiếc áo dài Việt Nam . Bà thiết kế phần eo sao cho chiếc áo dài ôm sát đường cong mềm mại trên cơ thể người phụ nữ để tạo nên một sức hấp dẫn mới mẻ, tràn đầy xuân sắc. Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, Áo Dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60 cm.
áo dài của thiếu nữ Hà nội xưa
phụ nữ Sài Gòn và chiếc áo dài truyền thống
áo dài Lemur cách tân bà Trần Lệ xuân mặc
Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990, Áo dài không thay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có vài mẫu đổi mới, chẳng hạn như quần và áo đồng màu, nhưng không phổ biến…Tuy nhiên, qua năm tháng đổi thay, dáng áo dài truyền thống với cổ cao, kín đáo và thanh lịch vẫn trường tồn và được biết bao thế hệ phụ nữ yêu mến.
Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Khi tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó hoặc xuất hiện trên truyền hình, Áo dài luôn là trang phục được phụ nữ Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của họ. Có thể nói rằng Áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới.
Video đang HOT
Không chỉ xuất hiện trong các cuộc thi trang phục dân tộc, các cuộc thi hoa hậu… Áo dài Việt Nam đã xuất hiện trên khắp thể giới. Năm 1970, tại hội chợ quốc tế O-sa-ka (Nhật Bản) chiếc áo dài của phụ nữ Việt nam đã đoạt huy chương vàng về y phục dân tộc. Khách quốc tế trầm trồ và ngây ngất khi ngắm nhìn những vạt áo dài lả lơi như những cánh bướm trước gió. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam .
Vào tháng 06/2001, lần đầu tiên Áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc Áo Dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt.
Trong những sự kiện quốc tế diễn ra tại Việt Nam, Áo dài đã được chọn làm bộ trang phục cho các nguyên thủ mặc khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội. Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ các nước đã bị hấp dẫn bởi trang phục dân tộc đặc sắc này và các Hoa hậu đã có dịp rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài và nón lá tại TP.Hồ Chí Minh, hay trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009…
áo dài gợi cảm hứng cho các nhà thiết kế thế giới
áo dài tại hội nghị Apec 2006
các hoa hậu rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài trong cuộc thi hoa hậu Trái Đất 2007
áo dài Minh Hạnh được chào đón nồng nhiệt tại Pháp
Có thể nói, so với tất cả những bộ trang phục truyền thống của các nước trên thế giới, áo dài chính là trang phục đẹp nhất. Kimono, hanbook thì quá kín đáo và rườm rà, xường xám gọn gàng thanh mảnh nhưng e có phần gợi cảm khi để hở quá nhiều phần thân dưới. Trong khi đó, áo dài vừa kín đáo với chiếc cổ cao ôm khít, lại vô cùng gợi cảm với dáng áo vừa vặn ôm trọn phần eo , mở tà khéo léo khoe phần hông, và cuối cùng là phóng khoáng với hai tà áo tung bay trong gió. Chiếc áo dài tựa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nhỏ nhắn mà dịu dàng, kín đáo nhưng vô cùng gợi cảm, bình dị và thanh cao như một đóa sen luôn đẹp kể cả giữa bùn lầy.
Yêu áo dài, nhưng ít ai biết chiếc áo ấy tuy đơn sơ là thế nhưng lại hàm chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Không chỉ là chiếc áo, nó là quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt, là đạo lý làm người, đặc biệt là đạo hạnh của người phụ nữ. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo (hai vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giữ cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau.
Ôi! Đẹp làm sao những tà áo dài chở nặng tâm tình người con đất Việt. Để khi xa rồi, lòng vẫn thấy nhớ thương và luôn nằm gọn trong hành trang theo ta đi khắp bốn phương trời.
Vậy nên, người viết bài này có lời nhắn nhủ các bạn trẻ, rằng, chiếc áo không chỉ là chiếc áo mà còn là lời mẹ dạy con về nhân nghĩa và đạo làm người. Nên khi khoác trên mình chiếc áo thiêng liêng ấy, hãy nhớ giữ trọn chữ công dung, đừng vô tình để rồi làm mất đi nét đẹp thanh cao của dân tộc.
Theo Depplus
Độc đáo chợ nổi miền Tây trong hội hoa xuân 2014
Những hình ảnh đậm chất miền Tây như áo bà ba, xuồng ba lá, cầu khỉ... cùng những giàn bầu, bí, mướp trĩu quả mang khung cảnh của một vùng quê được tái hiện tại hội hoa xuân 2014 ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng và hồ Bán Nguyệt quận 7, TPHCM.
Đường xuân tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) dài 700 mét, uốn lượn theo hồ Bán Nguyệt
Cung đường thủy sinh - đường xuân với nhiều loại hoa cây kiểng mang đậm chất miền Tây
Khu chợ nổi miền Tây với những xuồng ba lá chở đầy nông sản, hoa quả
Những cánh đồng lúa giữa Sài Gòn được nhiều bạn trẻ thích thú
Một góc miền Tây được tái hiện
Cầu khỉ giữa lòng Sài Gòn
Những chú cò trắng và đàn vịt càng khiến cho khung cảnh vùng quê thêm gần gũi
Bản sắc Tây Nguyên được tái hiện
Những chú ngựa kéo xe thật cũng được đưa đến hội hoa xuân năm nay
Ruộng dưa hấu, giàn bầu tái hiện hồn quê Việt Nam
Những giàn bí trĩu quả sẽ khởi gợi trong lòng khách du xuân tình yêu quê hương
Đình Thảo
Theo Dantri
Ngày hội Tây Bắc Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII với chủ đề "Các dân tộc Tây Bắc - Đoàn kết - Hội nhập hướng tới tương lai" sẽ diễn ra từ 16-11 đến 18-11 tại Thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình. Ngoài chủ nhà Hòa Bình, ngày hội sẽ có sự tham dự của...