Áo cưới người âm hút khách dịp lễ Vu lan
Váy cưới cõi âm cũng đủ màu sắc, kiểu dáng đa dạng; nhiều bộ váy còn đính cườm, thêu ren khá bắt mắt, có giá lên tới 800 nghìn đồng/bộ.
Mùa xá tội vong nhân năm nay, trong vô sô những món hàng mã đôc đáo, đáng chú ý nhất có lẽ là mặt hàng váy cưới dành cho người đã khuất. Đi kèm với những bộ váy cưới là những đôi giày cao gót, túi xách, mũ… cũng được thiết kế riêng và phối màu phù hợp.
Theo môt chủ cửa hàng này, những chiếc váy cưới độc đáo được thiết kế trên máy tính sau đó mới được thợ cắt cúp và tạo hình cho chuẩn. Chính vì thế giá của mỗi bộ đồ cưới này không hề rẻ. Có giá cao nhất là những loại váy cưới có vải ren – đính cườm, thêu hoa, lên đến 800 nghìn đồng một bộ. Cũng theo tiết lộ của chủ cửa hàng, loại váy cưới độc đáo này được nhiều gia đình sắm sửa để “cúng” cho những người không may mất sớm mà chưa kịp lập gia đình.
Để thu hút khách, chủ cửa hàng này còn có hẳn quyển in mẫu cho khách lựa chọn các mẫu váy cho người cõi âm.
Những ngày này, phố Hàng Mã – Hà Nôi nhộn nhịp người bán mua. Cảnh sắm đô cho người cõi âm náo nhiêt, sôi đông, gây cảnh tắc nghẽn ở nhiêu đoạn đường.
Đốt vàng mã đã trở thành tập tục với người Việt Nam. Nhưng thiết nghĩ người dân cũng cần có cái nhìn đúng hơn về bản chất của việc đốt vàng mã đê tránh những lãng phí không đáng có.
Xuân Ngọc – Hà Trang
Theo Dantri
Đồ "công nghệ" cho người âm mùa Vu Lan
Hàng hóa cho người cõi âm không chỉ có ngựa, quần áo, giày dép, tiền vàng... mà còn có cả đồ hiện đại như máy giặt, ô tô, tủ lạnh, điện thoại iPhone...
Để tận mắt tìm hiểu và chứng kiến lượng vàng mã được người dân tiêu thụ cho dịp lễ Vu Lan nhiều đến cỡ nào, chúng tôi đã tìm về làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Đây là một trong nhiều làng nghề chuyên "sản xuất" sản phẩm mã phục vụ cho người cõi âm. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào làng Đông Hồ là vàng mã khắp nơi.
Video đang HOT
Chạy suốt các con đường trong làng, các cửa hàng mã trưng bày các sản phẩm cao đến tận trần nhà với hàng chục chiếc kệ sắt để chất đồ. Thật khó có thể tìm được một ngôi nhà nào trong làng không làm mã. Mọi nhà trong làng lúc này cũng tranh thủ chuẩn bị và làm nốt những đơn đặt hàng cho đúng hạn.
Anh Vinh, chủ một cơ sở sản xuất tại Đông Hồ cho biết: "Có cung thì mới có cầu. Làng Đông Hồ nhiều năm gần đây rất nhiều hộ phất lên nhờ làm mã. Và khi người mua có nhu cầu thì những nhà làm vàng mã sẽ đáp ứng. Rất nhiều người luôn nghĩ là trần sao âm vậy. Thế nên mới thấy vàng mã hiện nay ở làng tranh Đông Hồ mới có nhiều mặt hàng và ngày càng phát triển như vậy".
Tìm hiểu nghề làm vàng mã nơi đây mới thấy, mỗi hộ gia đình thường chỉ tập trung sản xuất 1-2 sản phẩm riêng.
Chị Nguyễn Thị Lan - một hộ sản xuất giầy, hia tại địa phương cho biết đa số người dân ở đây sản xuất vàng mã với quy mô hộ gia đình, do đó, việc chuyên về sản xuất một mặt hàng giúp tăng số lượng sản phẩm và tiết kiệm được thời gian. "Thời điểm này còn đỡ, chứ dịp cuối năm người dân ở đây hoạt động luôn chân luôn tay, không có thời gian nghỉ ngơi. Có nhiều nhà phải thuê thêm nhân công mới sản xuất kịp tiến độ theo đơn đặt hàng của khách. Tùy theo tay nghề, mỗi người cũng được nhận từ 50.000-60.000 đồng/ngày", chị cho biết thêm.
Tại đại lý vàng mã phía đầu làng, trưng bày đủ các loại mẫu hàng, không chỉ các mặt hàng truyền thống như ngựa, quần áo, giày dép, tiền vàng..., mà còn cả hàng mã là các tiện nghi hiện đại như máy giặt, ô tô, tủ lạnh, điện thoại iPhone,...
Ông Tôn, chủ một cửa hàng cho biết, người sống dùng đồ gì thì ở đây đều có hết. Giá các mặt hàng cũng phong phú, từ hàng chục cho đến hàng trăm nghìn đồng.
Làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) trước đây nổi tiếng với hai nghề là làm tranh và làm mã
Giấy - nguyên liệu để sản xuất quần áo cho người cõi âm
Mặt hàng máy giặt rất đắt hàng, giá từ 70.000 - 100.000 đồng/chiếc
iPhone, iPad được thiết kế thêm tai nghe và vé số cào để trúng thưởng
Tại làng nghề Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội), người dân cũng tất bật sản xuất vàng mã theo nhu cầu của khách hàng
Ngựa có giá 600.000 - 800.000 đồng/con
Anh Thành (Phúc Am, Thường Tín) cho biết làng nghề này thường sản xuất đồ phục vụ hầu đồng, cúng tế. Các đồ vật làm bằng giấy và khung tre như voi, ngựa, người sơn trang, hình nhân, vàng và các vị tướng.
Chị Hoa (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, năm nay các mặt hàng phục vụ cho người cõi âm khá phong phú và đa dạng. Thu nhập của chị dao động từ 120 - 150 nghìn/ngày, vào mùa lễ hội thu nhập sẽ nhiều hơn.
Để hoàn thành một chiếc thuyền rồng bằng giấy phải mất thời gian từ 2 - 3 ngày và giá bán lên đến gần 1 triệu đồng
Cơ sở sản xuất tiền giấy cũng hoạt động hết công suất
Trẻ nhỏ cũng phụ giúp gia đình
Các sản phẩm được đóng gói cẩn thận chuẩn bị giao cho khách hàng
Theo Nhóm PV (Khampha.vn)
Đốt trạm xăng, iPad cho người cõi âm Sát ngày rằm tháng bảy, nhà lầu, xe hơi, iPad 3, iPhone 4S được bày bán tràn ngập trên phố Hàng Mã (Hà Nội). Với lý do "thiếu xăng chạy ôtô, xe máy", nhiều người còn mua cả trạm xăng giấy để đốt cho người cõi âm. Còn 3 ngày nữa đến lễ Vu lan, phố Hàng Mã ở thủ đô lại nhộn...