Áo chần bông và Hà Nội xưa ơi!
Đó chính là cảm hứng chủ đạo trong bộ sưu tập áo dài chần bông mới nhất của nhà thiết kế La Sen Vũ.
Hồi ức về Hà Nội xưa
Là một nhà thiết kế (NTK) áo dài với cách nhìn và hướng đi mang nhiều nét hiện đại trong các thiết kế của mình, La Sen Vũ chia sẻ về niềm yêu thích đặc biệt dành riêng cho áo bông chần.
Cứ mỗi mùa đông về, cái lạnh căm căm cắt da của miền Bắc làm người ta nhớ đến tấm áo bông chần, những chiếc áo đã từng là món đồ đông quý giá nhất của các bà, các mẹ, giúp chở che và ủ ấm.
Nửa đầu thế kỷ 20, áo chần bông là trang phục phổ biến của “ông bà ta”.
Hồi ức về chiếc áo bông chần dường như đã trở thành kỉ niệm về Hà Nội xưa. Nửa đầu thế kỷ 20, áo chần bông là trang phục phổ biến của “ông bà ta”. Theo các nhà nghiên cứu, chiếc áo chần bông cổ nhất được tìm thấy ở nước ta có niên đại khoảng đầu thế kỷ 17.
Suốt nhiều thế kỷ, chiếc áo chần bông là trang phục phổ biến trong mùa đông của người Việt. Ngày trước, người ta không chỉ mua áo, mà những bà mẹ tự tay chần áo cho con. Nhất là dịp Tết, người Hà Nội không thể thiếu chiếc áo chần bông.
Ngày xưa ấy, mỗi chiếc áo chần bông dường như đều mang những câu chuyện riêng. Có chiếc áo bông chần là những tình cảm yêu thương trọn vẹn nhất, đặt vào từng đường kim mũi chỉ của người vợ may áo cho chồng; rồi những chiếc áo mang sự ấm lòng của những đứa con dành cho cha mẹ, mong cha mẹ vui khỏe ấm áp trải qua cái lạnh của miền Bắc; hay những chiếc áo chần bông mang màu sắc tươi vui sặc sỡ dành cho nhưng em nhỏ xinh xắn đón Tết,…
Video đang HOT
Chiếc áo chần bông cũng trở thành một một nét riêng đặc trưng trong sự phát triển của ngành thời trang.
Mỗi chiếc áo là kỉ vật thân thuộc khơi gợi lại cho họ hồi ức về cả một quãng đời, như gắn với những hồi ức sướng vui, đau khổ của quá khứ.
Cùng với thời gian, chiếc áo chần bông cũng trở thành một một nét riêng đặc trưng trong sự phát triển của ngành thời trang.
Mong muốn khôi phục lại chất liệu truyền thống
Ngày nay, mặc dù không phát triển quá mạnh mẽ như thời trang hiện đại, nhưng những chiếc áo chần bông vẫn giữ được một vị trí trong lòng người dân thủ đô. Với sức sống âm thầm mà mãnh liệt, chiếc áo bông chần làm nên hình ảnh một Hà Nội đầy ắp yêu thương, ngập tràn kí ức, và đậm nét văn hóa truyền thống trong sự phát triển của cuộc sống hiện đại…
Thông qua bộ sưu tập mới này, NTK La Sen Vũ chia sẻ mong muốn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống bằng cách tạo ra những chiếc áo dài, áo dài chần bông vừa mang nét hoài cổ truyền thống, vừa có những nét phá cách hiện đại nhằm tiếp cận với những thế hệ trẻ năng động hiện đại, mang những giá trị văn hóa truyền thống truyền bá đến các thế hệ trẻ ngày nay để những dấu mốc lịch sử không chỉ là những sự kiện lớn mà những dấu mốc được đánh dấu bởi văn hóa ăn mặc của người Việt.
NTK La Sen Vũ chia sẻ mong muốn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống
Thông thường, áo chần bông được làm bằng vải nhung, gấm, những được sử dụng nhiều nhất là chất liệu vải nhung – chất liệu vải dày giúp giữ ấm tốt, ánh tuyết nhung tạo cam giác sóng sánh trong từng đốt đột chỉ. Ngoài ra, sự mềm mại mịn màng của nhung còn tạo cảm giác sang trọng, quý phái cho người mặc.
Bên cạnh nhung và gấm, chất liệu lụa ngày nay cũng được sử dụng. Giả dụ, lót bên trong được làm bằng lụa tằm nguyên chất mềm mại và thoáng mát tạo cảm giác thoải mái dễ chịu khi mặc.
Để tôn dáng người mặc, lớp bông có thể được xử lý mỏng hơn để vừa giữ được độ ấm nhất định vừa không tạo cảm giác dày, phù hợp với nhiều vóc dáng đậm, gầy của chị em.
Những chiếc áo dài chần bông được được xử lý vải theo cách truyền thống – đột từng đường kim mũi chỉ bằng cách thủ công. Các mảng màu được cắt phối với nhau tạo các mảng tối eo, vai, bắp tay để tạo nên hiệu quả thị giác.
Các mảng màu được cắt phối với nhau tạo các mảng tối eo, vai, bắp tay để tạo nên hiệu quả thị giác
NTK La Sen Vũ chia sẻ, những chi tiết bông chần được tính toán cho từng vùng cơ thể để người mặc tôn được vóc dáng và trẻ trung hơn thanh thoát hơn.
Để tạo thêm nét đặc sắc và tính duyên dáng của những chiếc áo bông chần, NTK điểm xuyết lên áo bằng các họa tiết hoa đính đắp nổi, đính kết hạt thủ công, để mỗi chiếc áo lại mang một màu sắc và nét duyên riêng biệt.
Quả thực, một điều đáng khuyến khích là vẫn có những nhà thiết kế thời trang dành riêng niềm yêu thích cho áo chần bông, tạo ra những chiếc áo với những nét phá cách về kiểu dáng, màu sắc hay chất liệu, để tạo nên tính mới mẻ cho chiếc áo bông chần.
NTK Viết Bảo quảng bá áo dài Huế tại Năm Du lịch Quốc gia 2021
Chương trình áo dài "Sắc màu Di sản" do NTK Viết Bảo đạo diễn sẽ giới thiệu các bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các tác phẩm ký họa di sản (có bản quyền) của họa sĩ 3 miền Bắc Trung Nam.
Chương trình áo dài Sắc màu Di sản nằm trong khuôn khổ Triển lãm Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống thuộc sự kiện Năm Du lịch Quốc gia 2021 diễn ra từ ngày 17 đến 24/12 tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình.
Triển lãm gồm nhiều hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa, các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế, khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch giữa các địa phương trong cả nước tạo động lực thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tại triển lãm có 2 sự kiện liên quan đến áo dài được chú ý gồm: Chương trình áo dài Sắc màu di sản và Trưng bày áo dài đến từ tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thiết kế Viết Bảo sẽ đảm nhận vai trò đạo diễn của 2 sự kiện này.
Áo dài Huế sẽ được NTK Viết Bảo quảng bá tại chương trình trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2021
Viết Bảo là nhà thiết kế có nhiều hoạt động sôi nổi tại Huế cũng như các chương trình văn hóa di sản trong cả nước. Anh hiện là Phó Chủ tịch Hội May Thêu thời trang tỉnh Thừa Thiên - Huế. Anh là đạo diễn Lễ hội Huế Dịu dàng về miền Hương Ngự (1 trong 7 Lễ hội chính thức của Festival Huế 2016); tham gia các sự kiện: APEC Việt Nam 2017, Dự án biểu diễn Xuống Đất gặp Trời trong lòng địa đạo Vĩnh Mốc do Sở VHTT tỉnh Quảng Trị tổ chức năm 2015 cùng họa sĩ Võ Xuân Huy; Festival Áo dài 2014 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Festival Áo dài 2014 tại Hoàng thành Thăng Long; Vietnamese Goods and Tourism Week in Thailand 2018 do Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức; Áo dài trên con đường di sản tại Festival Huế 2019; Áo dài và điện ảnh trong khuôn khổ LHP Việt Nam 2021...
NTK Viết Bảo cũng thường xuyên có bộ sưu tập được giới thiệu tại Festival Huế từ năm 2008 cho đến Festival 2019.
Một số mẫu áo dài cho NTK Viết Bảo thực hiện:
Triển lãm "Xuân hồng" lan tỏa năng lượng tích cực
Xu hướng áo dài xếp nếp dự đoán sẽ "soán ngôi" tất cả mọi kiểu cách tân trong năm 2022 Cường Đàm chính là NTK làm nên bộ áo dài vô cùng ý nghĩa của Kim Duyên tại Miss Universe 2021 vừa qua. NTK Cường Đàm - Người đứng đằng sau bộ áo dài trắng của Kim Duyên tại Miss Universe 2021 Hành trình của Kim Duyên tại Miss Universe 2021 có sự đồng hành của NTK Cường Đàm. Anh chính là người...