ANZ: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng trong tháng 9
Cập nhật chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam ANZ- Roy Morgan vừa công bố cho biết, đã tăng 1,6 điểm lên 135,3 điểm trong tháng 9 và cao hơn 0,3 điểm so với cùng kỳ tháng 9 năm trước (Tháng 9/2014: 135 điểm).
Số hộ gia đình cho rằng tình hình tài chính của họ hiện tại tốt hơn năm ngoái, và kỳ vọng sẽ tốt hơn trong vòng 1 năm tới đang giảm (Ảnh Internet)
Theo ANZ, chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng này đạt mức tăng nhẹ bởi sự lạc quan của người tiêu dùng về triển vọng nền kinh tế trong năm tới và 5 năm kế tiếp đều gia tăng.
Cụ thể, xét về tình hình tài chính cá nhân, 29% người tiêu dùng Việt Nam (giảm 2% so với tháng 8) cho rằng tình hình tài chính gia đình họ hiện tại “tốt hơn” năm ngoái, mức thấp nhất cho chỉ số này kể từ tháng 11 năm 2014. Ngược lại, 22% ( không thay đổi) người tiêu dùng cho biết tình hình tài chính gia đình họ “xấu hơn”.
Bên cạnh đó, 55% người tiêu dùng (giảm 3% so với tháng 8) kỳ vọng rằng tình hình tài chính gia đình họ sẽ “tốt hơn” vào thời điểm này năm tới, đây là mức thấp nhất cho chỉ số này kể từ tháng 1/2015. Tuy nhiên, chỉ 6% (không thay đổi) người tiêu dùng dự đoán tình hình tài chính gia đình họ sẽ “xấu hơn”.
Thêm vào đó, 50% người tiêu dùng (tăng 4% so với tháng 8) cho rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới. Ngược lại, 12% (không thay đổi) người tiêu dùng dự đoán rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu”.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong vòng 5 năm tới, 61% người tiêu dùng Việt Nam (tăng 6% so với tháng 8) kỳ vọng rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong 5 năm tới so với chỉ 7% (không thay đổi) người tiêu dùng Việt Nam dự đoán rằng tình hình kinh tế sẽ ở “trạng thái xấu”.
Cuối cùng, 41% người tiêu dùng (tăng 1% so với tháng 8) cho rằng “đây là thời điểm tốt” để mua các vật dụng chính trong gia đình so với 12% (giảm 2%) người tiêu dùng Việt Nam cho rằng “đây là thời điểm xấu” để mua các vật dụng này.
Ông Glenn Maguire, Chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của ANZ nhận định, Việt Nam tiếp tục khẳng định sự bình ổn đáng kể của mình khi là nền kinh tế duy nhất ở châu Á không có ghi nhận tăng trưởng âm về xuất khẩu và nhập khẩu. Việt Nam đã mạnh mẽ thoát khỏi sự suy thoái kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, các động lực kinh tế của Việt Nam sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng của một môi trường thương mại toàn cầu đang suy yếu, và chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 9 này cho thấy những tín hiệu đầu tiên về sự thận trọng của người tiêu dùng trong nước.
Có một sự khác biệt rõ ràng, theo chuyên gia kinh tế ANZ giữa đánh giá tình hình tài chính cá nhân trong ngắn hạn và đánh giá về triển vọng nền kinh tế từ trung hạn đến dài hạn. Đáng chú ý là số hộ gia đình cho rằng tình hình tài chính của họ hiện tại tốt hơn năm ngoái, và kỳ vọng sẽ tốt hơn trong vòng 1 năm tới đang giảm. Tuy nhiên, trong khi niềm tin của người tiêu dùng vào tình hình tài chính cá nhân đang suy giảm, thì niềm tin vào triển vọng nền kinh tế Việt Nam từ trung hạn đến dài hạn lại tăng khá mạnh mẽ.
“Chúng tôi cho rằng khả năng niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam sẽ sụt giảm mạnh là không có. Với dòng vốn đầu tư FDI mạnh mẽ trong những năm vừa qua tác động tích cực lên hoạt động thương mại của Việt Nam trong những tháng sắp tới, chúng tôi kỳ vọng cao về khả năng phục hồi của Việt Nam”, ông Glenn Maguire nhấn mạnh.
Nhuệ Mẫn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Rau an toàn vẫn "bí" đầu ra
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội, hiện diện tích trồng rau an toàn (RAT) của TP Hà Nội đã đạt hơn năm nghìn ha và sản lượng đáp ứng gần 100% nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Nhưng có một nghịch lý mà theo người nông dân Hà Nội cho biết thì RAT do chính họ làm ra mới chỉ tiêu thụ được 30% tại hệ thống siêu thị, cửa hàng, trường học..., còn lại nông dân vẫn phải tự tiêu thụ trên thị trường.
Nông dân xã Yên Mỹ thu hoạch rau để mang đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối.
Từ xây dựng vùng chuyên canh
Nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn trong đó có rau sạch của người tiêu dùng là hoàn toàn chính đáng. Nhất là trong thời điểm hiện tại khi những chế tài xử phạt những vi phạm trong vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp còn bị xem nhẹ, dẫn đến những vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn đã và đang xảy ra thường xuyên hơn trên phạm vi cả nước. Theo số liệu từ Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hết quý I-2014, TP Hà Nội đã mở rộng vùng chuyên canh RAT đạt 4.500 ha (được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT); 150 ha sản xuất RAT theo VietGAP và 12 ha sản xuất rau hữu cơ, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của người dân hằng ngày, còn lại 40% phải nhập từ các địa phương khác. Tuy nhiên, sau một năm, diện tích trồng RAT của Hà Nội đã đạt con số hơn năm nghìn ha, sản lượng RAT có thể đáp ứng gần như 100% nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Nhưng có một nghịch lý mà theo người nông dân Hà Nội cho biết thì RAT do chính họ làm ra mới chỉ tiêu thụ được 30% tại hệ thống các kênh phân phối như Công ty cổ phần Thực phẩm an toàn Hà Nội, cửa hàng rau an toàn Tâm Đạt, một số khách hàng tại chợ đầu mối Phương Viên, các bếp ăn tập thể ở Hà Đông, còn lại nông dân vẫn phải tự tiêu thụ thông qua các thương lái.
Theo ghi nhận của phóng viên tại xã chuyên canh An Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội), thu nhập của người dân địa phương năm 2014 đã đạt xấp xỉ ngưỡng 30 triệu đồng/người/năm. Theo Chủ tịch UBND xã An Mỹ Trần Quang Khánh thì thu nhập từ RAT mới chỉ chiếm 30% trong tổng thu của người dân địa phương, do đầu ra của RAT vẫn còn gặp nhiều khó khăn và người dân vẫn tự tiêu thụ là chính.
Khi được hỏi về quy trình sản xuất RAT và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch, ông Nguyễn Văn Hội ở xã Yên Mỹ cho biết: Gia đình ông có ba sào ruộng trồng RAT theo đúng quy trình từ bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật do HTX dịch vụ Yên Mỹ cung cấp, nhưng khi tiêu thụ, sản phẩm RAT vẫn "bí" đầu ra, nên mỗi năm trừ chi phí gia đình ông chỉ có thể thu được 30 triệu đồng, trong khi nếu có đầu ra ổn định thu nhập sẽ lớn hơn gấp nhiều lần.
Không chỉ có nông dân xã Yên Mỹ gặp khó khăn trong tiêu thụ RAT, mà cái khó còn đến với người dân xã Vân Nội, huyện Đông Anh và xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Tại các vùng chuyên canh RAT tiềm năng và sản lượng rau rất lớn đủ sức cung cấp 100% rau sạch trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận. Thế nhưng đã và đang có sự mất kiểm soát giữa RAT và rau từ nơi khác chuyển đến, dẫn đến dù ở giữa vùng chuyên canh RAT nhưng người dân Hà Nội vẫn phải đối diện nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm do không xác định được nguồn gốc.
Đến việc mở rộng thị trường
Để RAT phát triển bền vững, ổn định đầu ra và thu nhập cho người nông dân, trong thời gian qua, Hà Nội đã xây dựng được 300 điểm phân phối RAT, 15 doanh nghiệp và 25 HTX tham gia sản xuất và kinh doanh RAT. Thế nhưng, những nỗ lực này vẫn chưa đủ để RAT có thể đến tận tay người tiêu dùng.
Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Đại Lan Đặng Bá Thắng, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì cho biết: "RAT tại HTX Đại Lan đã được gắn tem nhận diện, tuy nhiên việc tiêu thụ ổn định qua siêu thị và các doanh nghiệp là rất ít. Chưa kể, giá bán vẫn còn cao do chịu nhiều chi phí trung gian, chưa hấp dẫn người mua".
Có một thực tế đang diễn ra tại hầu hết các điểm, xã hay nói đúng hơn là các vùng chuyên canh rau màu là người trồng RAT vẫn phải tự bươn chải để tìm đầu ra cho sản phẩm, do đây là lĩnh vực kinh doanh chịu nhiều rủi ro vì hệ thống bảo quản, chế biến sau thu hoạch vẫn chưa được chú trọng nên không thu hút được doanh nghiệp đầu tư nếu như không muốn nói số doanh nghiệp đầu tư chỉ đếm trên đầu ngón tay. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện vùng RAT xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) mới có Công ty Hương Cảng đầu tư hơn bảy tỷ đồng xây dựng khu sơ chế, bảo quản RAT. Song, đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa thể hoạt động hết công suất do lượng RAT thu mua được còn thấp, chưa kể tâm lý của người tiêu dùng vẫn chưa tin lắm vào tem dán trên các sản phẩm RAT do tình trạng hàng giả, hàng nhái gây nên.
Theo lý giải của các chuyên gia nông nghiệp thì một trong những nguyên nhân khiến RAT vẫn "bí" đầu ra là do chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn trong suốt thời gian qua chỉ chú trọng đến việc lập dự án mới, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật sản xuất nhưng lại bỏ qua công đoạn quan trọng nhất là tuyên truyền, vận động, tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp người tiêu dùng biết và tìm đến sản phẩm RAT của các HTX trên địa bàn thành phố.
Chính vì chưa có đầu ra ổn định, nên RAT vẫn chỉ được xem là nguồn thu phụ trong bài toán kinh tế hộ gia đình của người nông dân ngoại thành Hà Nội. Trong khi, nếu biết xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng thì chắc chắn người nông dân đã có thể làm giàu từ trồng RAT. Đã đến lúc cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương thông qua những chính sách ưu đãi về đất đai, về nguồn vốn để doanh nghiệp có thể đầu tư nhà xưởng, xây dựng bến bãi và đầu tư giống cây trồng giúp người nông dân yên tâm sản xuất từ đó tìm hướng đi cho RAT hiệu quả.
Bài và ảnh: NGỌC HÀ.
Theo_Báo Nhân Dân
Sẽ giảm quyền tự tăng giá điện của EVN Văn phòng Chính phủ mới đây thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về các giải pháp chiến lược cải thiện tình hình tài chính Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp Bộ Tài chính chỉ đạo EVN xây...