Antifan của V-Pop, K-Pop hay US-UK: Ai nguy hiểm nhất?
Hễ ở đâu có ca sĩ là ở đó có antifan, dù thành công, xinh đẹp, và hát hay đến mấy thì mọi ngôi sao đều sở hữu cho mình một lượng antifan nhất định.
Antifan là cách gọi chung dành cho những khán giả cực kỳ căm ghét một nghệ sĩ nào đó, và tìm đủ mọi cách để bài trừ, tẩy chay. Thế nhưng liệu đặc điểm hành xử của các nhóm antifan đến từ 3 nơi: V-Pop, K-Pop và US-UK có giống nhau về các chiêu thức “ngược đãi” ngôi sao?
Antifan V-Pop và sở trường ném đá qua bàn phím
Nếu so sánh về sự lợi hại so với các nhóm antifan khác trên thế giới thì chắc chắn antifan V-Pop không hề mất đi đặc tính “ôn hòa” của mình. Nhìn vào kết quả của những ngôi sao từng được mệnh danh là “bị ghét nhất Việt Nam” một thời như Bảo Thy, Yến Trang, Thủy Tiên, Angela Phương Trinh… Có thể thấy dù sóng to gió lớn đến mức nào, bị kêu gọi tẩy chay ra sao, thì cuối cùng họ vẫn giữ được sự nghiệp phát triển đều đặn. Antifan thậm chí còn được xem là có công giúp đỡ PR tích cực cho “cái người mà họ ghét”, và cũng đã có hàng tá ca sĩ lên báo chân thành cám ơn antifan, vui mừng chia sẻ”nếu không có antifan chắc tôi buồn lắm”, hay “nhờ bị ghét mà tôi mua được nhà” …
Ca sĩ Vũ Hà là môt trong những ca sĩ nằm trong danh sách các ca sĩ bị antifan bêu xâu trên mạng
Antifan Việt cũng rất chịu khó “ném đá”, vùi dập thần tượng, thế nhưng đa phần họ chỉ biểu hiện hết mình ở thế giới ảo. Thông qua Internet, Facebook, diễn đàn, bình luận Youtube… Hàng chục ngàn antifan có thể lập hội đả kích, sáng tạo đủ mọi thể loại dùng để bêu rếu, làm xấu mặt ca sĩ. Thế nhưng họ quên rằng, nơi mà nghệ sĩ sống, sinh hoạt và hái ra tiền thật sự lại không nằm ở thế giới ảo, mà lại chính là những tụ điểm biểu diễn, event sự kiện, sân khấu sáng đèn hàng đêm. Khi không bị tẩy chay khỏi những nơi như thế, thì mọi ngôi sao đều có thể ung dung: “khán giả vẫn ủng hộ tôi, antifan chỉ là một bộ phận nhỏ trên mạng” …
Rõ ràng ở Việt Nam vẫn còn rất xa lạ với việc tẩy chay môt show diễn vì môt ca sĩ nào đó, trả vé đã mua, hay chỉ đơn giản là đứng dậy đồng loạt ra về khi ca sĩ này xuất hiện trên sân khấu. Những điều này đối với khán giả Quốc tế, họ còn làm tốt hơn thế rất nhiều. Sự ôn hòa của antifan Việt Nam cũng được xem là mang đến một số tích cực như việc tránh được những hành động quá khích, antifan cuồng… Tuy nhiên, ở các khía cạnh như chỉnh đốn, răn đe thái độ biến chất của một số ngôi sao tiêu cực thì xem chừng antifan V-Pop vẫn còn đang bị bất lực, trước xu thế ca sĩ cỡ nào cũng tự tin là mình đang được đón nhận tình cảm “yêu thương, ủng hộ từ khán giả”.
Antifan K-Pop: Chuyên gia tẩy chay hội đồng
Đây là điều mà antifan K-Pop có thể chứng tỏ rằng họ mạnh mẽ hơn V-Pop rất nhiều. Trong thực tế đã chứng minh, có rất nhiều nghệ sĩ, nhóm nhạc đang đứng trên vị trí rất cao thuộc vào hàng veddete của thị trường, thế nhưng chỉ cần 1 phút phạm lỗi khó tha thứ, là y như rằng mọi ngôi sao đều có thể bị tẩy chay không thương tiếc.
Video đang HOT
Đối với antifan K-Pop, chuyện ném đá qua bàn phím cũng chỉ là một hình thức phụ, không mấy quan trọng, thay vào đó họ luôn sẵn sàng tiến thẳng đến các tụ điểm biểu diễn, và cho ngôi sao thấy rằng “thế nào mới là tẩy chay đích thực”. SNSD, 2PM, T-ara,Hyori đều đã từng được nếm mùi những trải nghiệm không lấy gì làm thú vị này. Antifan K-Pop không chuộng ném đá vào màn hình máy tính, mà họ sẽ ném bất cứ thứ gì có trong tay về phía sân khấu, từ chai lọ, cà chua, trứng thối cho đến cả áo ngực, đồ lót… Thậm chí họ còn đeo bám, lập nhóm rình rập đuổi đánh nghệ sĩ, hoặc cản trở đi lại, khủng bố bằng điện thoại, gửi huyết thư dọa giết.
Đi xem ca nhạc còn phải mang theo cả dao để chuẩn bị tinh thần thanh toán các “đối thủ”
Chuyện nghệ sĩ K-Pop bị mất hợp đồng quảng cáo, cắt vai khỏi các dự án điện ảnh, hay nghiêm cấm xuất hiện trên truyền hình, diễn ra như cơm bữa tại Hàn Quốc, và dĩ nhiên, tác giả luôn là antifan. Một khi họ đã ghét ai thì điều mà họ muốn là mọi nhà sản xuất, đạo diễn, nhà đài đều phải “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, còn nếu không thì hậu quả ắt hẳn sẽ “rõ như ban ngày”.
Từ sự tích cực của antifan K-Pop, có thể thấy rõ, họ không bao giờ ngại chuyện “mất đi một ngôi sao, hay tên tuổi nào đó” dù đó có là hạng A, siêu sao hay huyền thoại gì thì đều sẽ được “xử” nếu họ phạm lỗi. Cũng vì lẽ đó mà khán giả chẳng bao giờ thấy sao Hàn dám lên báo hoạt ngôn kiểu như “antifan chỉ là một bộ phận ganh ghét, tôi đúng, họ sai và không hiểu biết vấn đề”… Thay vào đó, những sao K-Pop chỉ có thể nói “xin lỗi, xin lỗi và xin lỗi”, không chỉ nói suông, mà còn phải cúi gập người bày tỏ sự thành kính, thậm chí là quỳ gối khóc lóc van xin. Thế nên không có gì lạ khi đa số nghệ sĩ xứ kim chi dù nổi tiếng hơn ta rất nhiều nhưng lại vô cùng ngoan ngoãn và ôn tồn, cung kính với khán giả chứ không hề có kiểu dám lên gân thể hiện quan điểm mạnh miệng như nhiều ngôi sao nhà V-Pop.
Antifan US-UK: Những cá thể cực kỳ nguy hiểm
Nếu K-Pop rất giỏi việc “chơi theo nhóm” thì rõ ràng antifan US-UK không cần đến điều này, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là tầm sát thương của họ kém. Ngày nay ở Mỹ và các nước Châu Âu, người ta cũng không còn thịnh hành kiểu tập trung chửi bới, tẩy chay, thóa mạ một ca sĩ nào đó. Nếu không thích ai thì họ chỉ việc từ chối mua đĩa, không download bài hát, khiến ca sĩ bị hủy show, không vào được top.
Mariah Carey và dàn vệ sĩ bệ vệ
Bê ngoài, antifan US-UK rất văn minh và sạch sẽ, thế nhưng tiềm ẩn trong cái đẳng cấp ấy là rất nhiều nguy cơ. Không phải tự dưng mà sao Hollywood nào ra đường cũng kè kè theo hàng đoàn vệ sĩ hùng dũng. Dĩ nhiên, với danh tiếng mang tầm thế giới sẵn có, họ không cần đến những chiêu trò để gây sốc như tại Việt Nam. Tất cả chỉ đơn giản là muốn tránh khỏi những cá thể antifan đột biến, có thể gây ra đủ mọi loại hậu quả, thậm chí là giết người tự sát.
Thời điểm 2:20, Britney Spears chết kiếp vì không biết người phóng lên sân khấu là fan hay antifan.
Không khó để nhớ lại những quá khứ buồn đã cướp đi rất nhiều huyền thoại chỉ bởi antifan muốn mang người mình ghét xuống địa ngục và ngay cả những trường hợp nhẹ nhàng hơn như ném bột mì trên thảm đỏ cũng đủ cho người nổi tiếng cảm thấy ê chề, và lo sợ: liệu sắp tới mình có bị ném thứ gì khác không được trắng, và vô hại như bột mì hay không?
Và lẽ dĩ nhiên, tất cả những điều này, mọi cá thể antifan US-UK đều có thể tự hành động, họ không cần phải lập nhóm, hay theo số đông để có thêm dũng khí, bởi thế, antifan US-UK thường rất thành công trong việc tạo nên yếu tố bất ngờ. Nếu là một ngôi sao bị ghét, bạn sẽ không thể biết trước được mình có nguy cơ nhận được quà gì từ antifan, một gói bột mì hay một viên đạn cũng chỉ cách nhau trong gang tấc, thế nên đừng bao giờ tiếc tiền thuê vệ sĩ xịn hay chạy xe chống đạn khi đi shopping.
Trung Kiên
Theo VNN
Bên lề Olympic London 2012: Mại dâm là hợp pháp, nhưng...
Theo dự đoán của Thủ tướng Anh David Cameron, Olympic sẽ mang đến 2 triệu khách du lịch và mang về cho kinh tế xứ sương mù 20,2 tỷ USD trong vòng 4 năm tới. Thế nhưng trong số đó thì hoạt động tình dục lại chẳng thu lợi được gì giống như tại EURO 2012.
Mại dâm vốn là nghề hợp pháp tại Anh nhưng mở 1 nhà thổ hay tiếp cận xe trên đường để mua bán dâm lại là hoạt động bất hợp pháp. Thông báo mới nhất vừa được cảnh sát Newham đưa ra cho biết 80 nhà thổ bị buộc đóng cửa kể từ đầu tháng 3/2012, nằm trong chiến dịch càn quét hoạt động mại dâm, với mục tiêu mang đến một Thế vận hội "sạch" nhất lịch sử. Bên cạnh việc đóng cửa các nhà thổ, cảnh sát đô thị London cũng tiến hành các hoạt động trấn áp đối với gái mại dâm đứng đường, dẫn đến hệ quả tất yếu là số vụ bắt bớ tăng lên. Việc gần như chặn hết đường sống của gái mại dâm là chủ ý của thị trưởng thành phố London Boris Johnson. Người dân London tất nhiên ủng hộ chiến dịch này bởi nó sẽ giúp cho thành phố trở nên yên ả hơn.
Chiến lược càn quét khiến gái mại dâm cảm thấy bị bêu xấu và tổn thương- Ảnh Internet
Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không phải nhận được sự đồng tình của tất cả. "Trong hai năm qua, chúng tôi đã chứng kiến một sự gia tăng thực sự trong hoạt động của cảnh sát liên quan tới công nhân tình dục tại khu vực diễn ra Olympic", Georgina Perry, người điều hành Open Doors, một dự án chính phủ hỗ trợ gái mại dâm ở phía đông London cho hay.
Perry cũng cho rằng chiến lược càn quét khiến gái mại dâm cảm thấy bị bêu xấu và tổn thương. "Mại dâm là hoạt động hợp pháp tại Anh, và nó cũng có thể tạo ra một nguồn thu khá lớn cho những cô gái làm việc trong nghề." Bên cạnh đó, cuộc đột kích nhà thổ đã buộc nhiều gái mại dâm đương đầu với nguy hiểm khi tiếp cận người lạ trên ô tô và khiến họ mất liên lạc với các dịch vụ như Open Doors. Một số phụ nữ bán dâm, vốn đã làm việc tại nhiều nhà thổ bị đóng cửa cho biết hiện họ đang phải làm việc trên phố và đó là một nơi ít an toàn hơn.
Các nhà chỉ trích cũng cho rằng cuộc trấn áp không dập tắt được thương mại tình dục, nó đơn giản là dịch chuyển quanh thành phố, gây nguy hiểm cho các công nhân tình dục.
Khác với thái độ công khai như thị trưởng London, cảnh sát thành phố này đã phủ nhận rằng cuộc đột kích các nhà thổ có liên quan tới Olympic. "Bất kỳ hoạt động nào của cảnh sát liên quan tới gái mại dâm đã được thực hiện như một phần trách nhiệm giữ trật tự bình thường", phát ngôn viên cảnh sát cho biết.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Angela Phương Trinh biến dạng vì antifan Mới đây, cư dân mạng truyền tay nhau và bàn tán về những tấm hình không đẹp của Angela Phương Trinh. Được biết, đây là hình ảnh mà các antifan của "bà mẹ nhí" ghép. Có thể thấy, càng ngày Phương Trinh càng không được lòng khán giả khi cô liên tục bị dính những đòn ảnh "xấu". Điều này xuất phát từ...