Anonymous tấn công Triều Tiên hai lần trong nửa tháng
Các website tin tức của Triều Tiên đã bị khống chế và thay đổi nội dung trên trang. Nhóm hacker khét tiếng thế giới tuyên bố chuyện này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Một số trang hiện tê liệt, không thể truy cập, còn trên một số trang khác, nhà lãnh đạo Kim Jong-un bị hay bằng những hình ảnh mang tính chế nhạo.
Đầu tháng 4, tin tặc cũng đã thâm nhập tài khoản Twitter và Flickr của Triều Tiên. Hiện tài khoản Flickr đã bị xóa và khách ghé thăm sẽ thấy thông báo: “Thành viên này không còn hoạt động”.
Trong khi đó, tài khoản Uriminzokkiri trên Twitter vẫn liên tục được hacker cập nhật với những nội dung như: “Nhiều website Triều Tiên đang nằm trong tay chúng tôi. Chúng sẽ bị đánh sập”.
Anonymous tuyên bố sẽ còn những cuộc tấn công khác.
Anonymous cho hay nguyên nhân của các cuộc tấn công là vì họ muốn chính phủ nước này ngừng liên tục đưa ra những lời đe dọa phóng tên lửa, đồng thời yêu cầu Kim Jong-un thực hiện chính sách dân chủ, cho phép người dân truy cập Internet tự do, không bị kiểm duyệt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có vẻ như Triều Tiên không màng gì đến hành động của Anonymous.
Theo VNE
Hacker khét tiếng đối mặt bản án chung thân
Hiện tại, Jeremy Hammond đã bị bắt và bị cấm nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại. Nếu bị kết tội, thì hắn sẽ phải đối mặt với mức án 30 năm tù đến chung thân.
Sơ lược về Jeremy Hammond. Hắn ta là một trong những thành viên của nhóm hacker LulzSec, một trong những nhóm hacker khét tiếng bậc nhất, gây đau đầu cho không ít những chuyên viên an ninh mạng cũng như những doanh nghiệp lớn trên internet thời gian vừa qua. Hammond không ai khác chính là người bị buộc tội đã hack vào hệ thống của Strategic Forecasting, một tổ chức tư nhân chuyên nghiên cứu và phân tích vấn đề địa chính trị trên thế giới. Sau vụ đột nhập, hắn đã lấy được hàng ngàn tài khoản email, thẻ tín dụng và không ít những thông tin nhạy cảm mà quyền sở hữu thuộc về các khách hàng của tổ chức nghiên cứu StratFor.
Jeremy Hammond
Hiện tại thì những người ủng hộ Jeremy Hammond đang tỏ ra cực kỳ tức giận vì nhiều lý do liên quan tới vụ việc này. Hacker sinh năm 1985 đến từ Chicago này đã bị giam giữ liên tục trong 8 tháng liền, và phiên tòa xét xử vụ án tấn công vào cơ sở dữ liệu của StratFor chắc chắn sẽ không diễn ra cho đến năm 2013. Không chỉ có vậy, một làn sóng phản đối đã nổi lên và hướng về phía ngài thẩm phán đã được nhà chức trách cử ra để tiến hành phiên tòa, thẩm phán Loretta Preska.
Đọc đến đây hẳn các bạn sẽ nghĩ rằng, bà thẩm phán của chúng ta thì liên quan gì đến tên hacker mà dư luận lại chĩa mũi nhọn về phía bà? Xin thưa, đó là do chồng của bà thẩm phán Preska, ông Thomas Kavaler. Ông này chính là một trong những khách hàng của Strategic Forecasters và doanh nghiệp của ông Kavaler cũng bị Hammond đánh cắp không ít thông tin nhạy cảm. Chính điều này đã làm dấy lên mối lo ngại việc bà Preska để việc tư ảnh hưởng tới chuyện công.
Tính đến thời điểm hiện tại, StratFor đã phải trả cho các khách hàng của họ tổng cộng gần 2 triệu USD vì những thiệt hại xảy đến sau vụ tấn công của Hammond.
Anonymous, nhóm hacker khét tiếng đã tung ra một thông cáo nêu quan điểm ủng hộ Hammond và yêu cầu bà Preska tự nguyện rời khỏi vị trí thẩm phán phiên tòa xét xử tay hacker nguy hiểm:
"Thẩm phán Preska đã được bổ nhiệm vào vị trí... nạn nhân của chính tội ác mà bà chuẩn bị kết án cho Jeremy Hammond. Bà đã thất bại trong việc giấu đi sự thật, rằng chồng bà chính là một trong những khách hàng của Strategic Forecasters. Vì thế, việc bà tiếp tục theo đuổi vụ án này đã vi phạm nhiều khoản trong điều thứ 28 của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Thẩm phán Loretta Preska.
Việc chồng bà Preska có quan hệ làm ăn với Stratfor chính là thứ cản trở việc đưa ra một quyết định công bằng cho Hammond. Công lý bị bẻ cong chính là thứ đe dọa tới chính bản thân chúng ta, cũng như những quyền lợi và tài sản khác."
Nói thêm một chút, việc Hammond bị bắt vào hồi tháng 3 vừa qua chính là kết quả của những thông tin mà FBI thu thập được từ Hector Xavier Monsegur, hacker với biệt danh Sabu, "kẻ phản bội" đã quay lưng với chính nhóm hacker của mình, LulzSec để mua lấy tự do cho bản thân. Việc Sabu bắt tay với nhà chức trách đã dẫn tới việc không ít các hacker của LulzSec và Anonymous đã sa lưới pháp luật.
Các nhà chức trách cũng từ chối cho Hammond được quyền đóng tiền bảo lãnh với lý do hắn là "mối đe dọa đến cộng đồng". Bản thân Hammond cũng không được cấp hộ chiếu, và mới đây nhất hacker này còn bị liệt vào danh sách "Những tên khủng bố cần được theo dõi nghiêm ngặt".
Julian Assange.
Khi sự việc còn chưa ngã ngũ, thì câu chuyện giữa Hammond, cũng như những người ủng hộ hacker này, và những người thi hành luật pháp sẽ còn dai dẳng trong một thời gian tương đối dài nữa, tương tự như câu chuyện chúng ta đã được chứng kiến với Julian Assange, nhà báo người Úc với khát vọng tạo ra một thế giới minh bạch hơn thông qua việc tung những tài liệu mật của nhiều quốc gia lên mạng internet qua trang web của ông, WikiLeaks.
Theo Genk
Nhóm hacker nổi tiếng Anonymous tuyên bố "tiêu diệt" Zynga Nhóm hacker nổi tiếng thế giới Anonymous có vẻ như đang rất quan tâm vào tình hình tài chính hiện tại của Zynga. Được đăng tải trên trang AnonNews trong buổi sáng hôm nay, Anonymous nói rằng, mình sẽ đưa hãng làm game đang gặp khó khăn này "chết sớm hơn". Khi mà trước đó, trang AnonNews đã đăng tải một thông tin...