Anh xem xét lại dự án hàng tỷ USD từ Trung Quốc vào phút chót
Chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May đã quyết định tạm hoãn việc ký kết thỏa thuận dự án điện hạt nhân khổng lồ trị giá 24 tỷ USD sử dụng nguồn vốn tài trợ từ Trung Quốc để xem xét lại kỹ lưỡng một lần nữa trước khi đi đến kết luận cuối cùng.
Thủ tướng Anh Theresa May (Ảnh: Imago)
Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC ngày 30/7, cựu Bộ trưởng kinh doanh Anh Vince Cable cho biết Thủ tướng Theresa May tỏ ra lo ngại trước những tác động về an ninh của dự án điện hạt nhân sử dụng vốn tài trợ từ Trung Quốc, và đã đích thân can thiệp để tạm hoãn dự án này lại trước khi cùng chính phủ đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo kế hoạch ban đầu, ngày 29/7, Anh sẽ ký thỏa thuận với Tập đoàn Điện lực nhà nước Pháp (EDF) để xây dựng 2 lò phản ứng ở Hinkley Point, phía tây nam nước Anh với mục tiêu đáp ứng 7% nhu cầu điện năng của Anh. Dự án này được Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) rót vốn và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cựu Thủ tướng Anh David Cameron như một cách để thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Anh.
Tuy nhiên, sau khi bà Theresa May chính thức tiếp quản ghế Thủ tướng của ông Cameron, bà tỏ ra không hài lòng với chính sách muốn thu hút đầu tư từ Trung Quốc như người tiền nhiệm từng làm. Theo đó, bà đã quyết định tạm hoãn việc ký kết hợp tác xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân sử dụng vốn từ Trung Quốc vào phút chót khi chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa lễ ký kết sẽ diễn ra theo lịch trình.
Video đang HOT
Nhận định về động thái bất ngờ của bà May, ông Cable cho rằng đây là điều hoàn toàn có thể hiểu được. “Trước đó, khi chúng tôi còn là đồng nghiệp trong chính phủ (của Thủ tướng Cameron), bà May đã công khai bày tỏ sự bất bình về chính sách thu hút đầu tư từ Trung Quốc và đã lên tiếng phản đối dự án Hinkley từ thời điểm đó”, ông Cable cho biết.
Ông Cable sau đó chia sẻ với hãng tin Sky rằng bà May lo ngại việc Trung Quốc “nhúng tay” vào dự án này có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. “Vấn đề đó được nêu lên một cách chung chung, nhưng rõ ràng có liên quan cụ thể tới dự án Hinkley”, cựu Bộ trưởng kinh doanh Anh cho biết thêm.
Dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley. (Ảnh: EDF)
Sau khi trở thành tân Thủ tướng Anh vào ngày 13/7, bà May vẫn giữ lập trường rằng Anh luôn mở cửa chào đón các dự án đầu tư nước ngoài, nhưng nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong các dự án và lĩnh vực then chốt. Năm ngoái, Chánh văn phòng của Thủ tướng Theresa May, Nick Timothy, cho biết các chuyên gia an ninh lo ngại về việc nếu để Trung Quốc tham gia vào dự án điện hạt nhân lần này thì sẽ tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với hệ thống máy tính, từ đó có thể chi phối hệ thống sản xuất điện năng của Anh bất kỳ lúc nào.
Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) dự kiến sẽ nắm 33% cổ phần trong dự án Hinkley Point. Việc Bắc Kinh tham gia tới một phần ba vào một dự án điện hạt nhân lớn nhất của Anh sẽ dọn đường cho nước này được tham gia tiếp vào các dự án khác. CGN ngày 30/7 nói tập đoàn này tôn trọng quyết định từ Anh, cho rằng chính phủ mới cần có thời gian để làm quen với dự án.
Dự án xây dựng lò phản ứng tại Hinkley Point được khởi xướng từ năm 2006 dưới thời của Thủ tướng Tony Blair. Sau đó, năm 2013, chính phủ Anh và Tập đoàn Điện lực nhà nước Pháp đạt được thỏa thuận hợp tác về dự án này dưới thời Thủ tướng David Cameron. Tháng 10/2015, nhân chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới London, thỏa thuận sơ bộ về nhà máy điện hạt nhân ở Hinkley Point mới được ký kết và việc nhận tài trợ vốn từ Bắc Kinh được xác nhận vào thời điểm đó. Tuy nhiên, tân Thủ tướng Theresa May đã quyết định xem xét lại dự án này và chưa xác nhận thời điểm đưa ra tuyên bố cuối cùng.
Theo Dân Trí
Sợ sự cố điện hạt nhân, Luxembourg sẵn sàng chi tiền cho Pháp
"Cattenom làm chúng tôi sợ, chẳng có gì phải giấu giếm", Thủ tướng nước Luxembourg nhỏ bé đã nói như thế với ông bạn "to" là Pháp về nhà máy điện hạt nhân của Pháp, thậm chí hứa sẽ chi tiền để xóa sổ nỗi sợ hãi này.
Nhà máy điện hạt nhân Cattenom, nỗi lo của Luxembourg - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Đại công quốc Luxembourg, ông Xavier Bettel nói rõ nỗi sợ hãi của người dân đất nước mình: chỉ cần một sự cố nghiêm trọng nào đó tại nhà máy điện hạt nhân cũ kỹ Cattenom cũng đủ xóa sổ đất nước Luxembourg khỏi bản đồ thế giới.
Nhà máy điện hạt nhân Cattenom đã vận hành từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, lại nằm sát biên giới Luxembourg nên người dân đất nước nhỏ bé này cứ ngó qua biên giới mà lo.
Hãng tin AFP dẫn lời ông Bettel phát biểu hôm 11.4: "Mong ước lớn nhất của chúng tôi là đóng cửa Cattenom". Ông cũng nói thêm rằng Luxembourg sẵn sàng góp tiền cho dự án đóng cửa nhà máy này.
Những đề nghị trên được ông Bettel đưa ra trong buổi họp báo chung với Thủ tướng Pháp Manuel Valls tại Luxembourg - đất nước chỉ có khoảng 500.000 dân. Câu trả lời của ông Valls là: "Thông điệp đã được đón nhận". Ông nhắc lại cam kết của Pháp trong việc giảm lệ thuộc vào năng lượng hạt nhân từ 75% xuống còn 50%, đóng cửa 24 lò phản ứng hạt nhân vào năm 2025.
Những nhà máy điện hạt nhân cũ kỹ của Pháp không những làm lo lắng Luxembourg mà còn với nhiều nước láng giềng khác.
Chẳng hạn Đức hồi tháng 3 cũng đã yêu cầu Pháp đóng cửa Fessenheim - nhà máy điện hạt nhân cũ nhất của Pháp nằm gần biên giới Đức và Thụy Sĩ. Fessenheim có 2 lò phản ứng hạt nhân 900 megawatt đã được đưa vào sử dụng từ năm 1977. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã hứa sẽ đóng cửa nó trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2017.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nhật Bản bảo vệ việc phát triển điện hạt nhân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 10.3 nói Nhật "không thể làm gì nếu không có điện hạt nhân" trong bài phát biểu trước thềm kỷ niệm lần 5 thảm họa hạt nhân Fukushima. Đoàn nhà báo tại khu vực tồn trữ nước thải phóng xạ của nhà máy điện Fukushima Daiichi ngày 10.2.2016. Nơi đây bị tàn phá do động đất...