Anh vươn lên từ khó khăn
Anh đã trải qua 36 mùa xuân, nhưng hiện tại vẫn cô đơn giữa đất Sài Gòn tấp nập, tìm em giữa biển người thật khó.
Anh sinh ra và lớn lên ở tỉnh Lâm Đồng, không quá cao, không quá thấp, yêu thể thao, thích đọc sách, thích làm từ thiện và hẹn hò bạn bè khi có thời gian rỗi. Đặc biệt anh có sở thích và năng khiếu học ngoại ngữ. Hiện anh làm trong ngành tài chính ngân hàng.
Những năm tháng tuổi thơ và thanh xuân của anh trôi qua trong khó khăn và vất vả. Nhà anh chỉ có mẹ thôi, mẹ anh sức khỏe không được tốt nên mẹ con anh ở với bà ngoại từ nhỏ. Vì hoàn cảnh như vậy nên khi nhỏ anh hay bị các bạn trêu chọc. Từ nhỏ anh phải phụ giúp bà và mẹ đủ việc, thậm chí phải dành nửa buổi đi làm thêm kiếm tiền phụ gia đình. Rồi ngày anh xuống Sài Gòn học đại học là chuỗi ngày vất vả với anh. Anh làm đủ nghề từ chạy bàn, rửa bát, gia sư (ai thuê gì làm nấy)… để có tiền sinh hoạt và đóng học phí. Dù cuộc sống vất vả là vậy, nhưng em yên tâm trên mặt anh luôn nở nụ cười lạc quan, yêu đời và anh là người khá hài hước. Có lẽ do hoàn cảnh nên anh chững chạc hơn các bạn cùng lứa.
Anh không có tiêu chuẩn gì về em, chỉ mong em có thể hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của anh. Anh cần một tình yêu, một gia đình thật sự, một nơi có tiếng cười trẻ con và là nơi bình yên anh muốn trở về sau ngày làm việc vất vả. Anh luôn trân trọng gia đình, tình cảm gia đình nên em yên tâm nhé anh sẽ dành hết cả sự quan tâm của mình cho gia đình nhỏ.
Nếu em đọc được những dòng này, cảm thấy đồng cảm, có thể thấu hiểu cho hoàn cảnh của anh và mong muốn tìm hiểu nhau thực sự, hãy liên lạc với anh nhé.
Giữ lửa hôn nhân mùa Covid-19
Thời gian ở nhà quá nhiều cùng nhau trong mùa dịch sẽ khiến nhiều gia đình gặp những căng thẳng nhất định và cãi vã không đáng có.
Vậy phải làm sao để những căng thẳng đó không làm rạn nứt tình cảm gia đình? Hãy cùng tìm hiểu những lời khuyên sau đây.
Video đang HOT
Luôn chuyện trò cởi mở
Nhà trị liệu tâm lý về các mối quan hệ Kate Moyle cho biết 'Giao tiếp chính là chìa khóa để tháo gỡ mọi thắt nút'.
Với những stress gặp phải trong thời gian này, thật khó có thể giữ những cuộc chuyện trò vui vẻ hàng ngày với vợ chồng, đặc biệt là khi bạn cảm thấy áp lực hay buồn bã. Tuy nghiên, chìa khóa để giữ gìn mối quan hệ của bạn là luôn chuyện trò một cách cởi mở và tâm sự với người bạn đời những điều tiêu cực đang diễn ra trong tâm trí mình. Người ấy chắc chắn sẽ cho bạn những lời khuyên hoặc pha trò giúp bạn giảm đi những căng thẳng.
Hãy luôn tỉnh táo và nhìn ra những căng thẳng trong mối quan hệ của hai bạn trong thời gian này chỉ là những phép thử. Coi những căng thẳng là phép thử tình cảm
Ai khi rơi vào tình trạng bị nhốt ở một nơi quá lâu với nhau, cũng sẽ xảy ra những việc căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng hãy để tâm trí được sáng suốt và nhìn nhận mọi thứ với con mắt khách quan nhất có thể. Đừng để mình thậm chí còn không vượt qua được thử thách này.
Hãy điều hòa cuộc sống, đừng làm việc cả ngày
Bình thường khi ra ngoài, đến cơ quan làm việc, bạn luôn gặp phải những áp lực nhất định. Nhưng khi phải làm việc ở nhà, nếu bạn cứ tập trung tâm trí quá nhiều vào công việc, bạn cũng sẽ không thoát khỏi những áp lực ấy. Và thậm chí còn chút áp lực lên đầu người đối diện.
Bạn có thể làm cả năm, cả đời, đâu chỉ có lúc này, nên hãy để tâm trí được nghỉ ngơi đôi chút vào thời gian này. Hãy để đầu óc thư giãn, làm những điều mà cả hai yêu thích như nhảy nhót, hát hò, chơi cùng nhau, xem phim cùng nhau. Dĩ nhiên trong cuộc sống ngày thường không phải lúc nào bạn cũng làm được những điều đó.
Murray Blacket, một cố vấn về các mối quan hệ vợ chồng, nói: Nếu bạn phải làm việc ở nhà, hãy cố gắng thiết lập những những thời gian biểu cân bằng giữa công việc và thư giãn.
Thiết lập thói quen và thời gian biểu lành mạnh cho cả gia đình
Việc thiết lập thời gian biểu mới không chỉ áp dụng cho cá nhân bạn, mà còn nên cho cả gia đình, cho cả lũ trẻ nếu bạn không muốn gặp rắc rối với đống công việc ngổn ngang mà vẫn lôi thôi trong bộ đồ ngủ, vắt chân vắt cổ vừa làm việc vừa dọn dẹp nhà cửa.
Ví dụ bạn có thể tập thói quen cho tất cả mọi người ngồi ăn vặt, uống sữa, cafe với nhau lúc mấy giờ, mấy giờ xem phim, mấy giờ giúp con học bài,....
Cùng đặt ra những mục tiêu cho tương lai
Thời gian nay, mọi người trong gia đình có cơ hội ở bên nhau nhiều hơn và hãy nhân tiện đặt ra những mục tiêu cho cả gia đình.
Bạn có thể thảo luận về sở thích và năng khiếu của lũ trẻ và bàn về các lớp học nghệ thuật cho chúng. Hay cũng có thể lên kế hoạch về những chuyến du lịch cùng cả gia đình khi dịch bệnh qua đi.
Sắp xếp lại không gian của ngôi nhà
Bạn nên sắp xếp lại không gian ngôi nhà của mình, về góc làm việc cho cả gia đình, góc vui chơi, phòng ngủ,... Đừng biến chiếc giường thành nơi làm tất cả mọi thứ chẳng hạn.
Không lảng tránh câu hỏi của lũ trẻ về corona
Nhiều bậc cha mẹ sẽ cảm thấy chán và không buồn nói về corona nữa. Họ thậm chí lảng tránh các câu hỏi của lũ trẻ. Nhưng đừng nên như vậy, hãy giải thích cặn kẽ cho chúng. Việc này cũng sẽ giúp lũ trẻ tránh bị nhầm lẫn, lo lắng.
Đối xử thật tốt với nhau
Bất kể bạn đang ở cùng ai trong nhà, hãy đối xử thật tốt với nhau. Nó sẽ giúp mọi người giảm bớt những căng thẳng, xua tan đi những điều tiêu cực, mệt mỏi và vui vẻ ở bên nhau hàng ngày.
Đâu phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội ở bên nhau như này. Nên hãy tận hưởng từng giây phút bên nhau nhé.
Mong anh chín chắn Em sinh ra ở một miền quê bình yên cách Hà Nội 60 km, sau nhiều năm học và làm Hà Nội cũng coi như quê hương thứ hai. Hà Nội trong mùa dịch bệnh, mọi hoạt động đều thay đổi. Nhưng cảm giác không còn xô bồ và tấp nập, cuộc sống như chậm lại, người ta cũng có nhiều thời gian...