Ảnh vệ tinh “tố” Trung Quốc xây khu quân sự rộng lớn gần biên giới Ấn Độ
Ảnh vệ tinh được công bố dường như cho thấy Trung Quốc đang xây dựng khu liên hợp quân sự khổng lồ, chỉ cách vài km so với đường biên giới với Ấn Độ dọc theo cao nguyên Doklam. Đây là khu vực xảy ra căng thẳng giữa lực lượng Bắc Kinh và New Dehli trong 10 tuần hồi năm ngoái.
Quân đội Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Reuters)
Theo Sputnik, hình ảnh vệ tinh chụp gần đây cho thấy lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang xây dựng khu liên hợp quân sự cách biên giới Ấn Độ 10km về phía đông. PLA được cho là đang xây dựng các đường hào, doanh trại và khu vực cất cánh hạ cánh cho máy bay trực thăng. Ngoài ra, một số khu vực được cho là đã và đang đào hố để đặt hệ thống hỏa lực, nhưng chưa thấy có sự xuất hiện của vũ khí hạng nặng.
Thêm vào đó, PLA dường như đã huy động quân đội và xe thiết giáp tới khu vực, bao gồm một trung đoàn cơ giới với sự góp mặt của xe chiến đấu bộ binh ZBL-09. Khí tài này có thể được trang bị hệ thống pháo và giáp chống máy bay.
Khi được hỏi về hoạt động của Trung Quốc gần biên giới, Tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Bipin Rawat nhận định đây dường như là các hoạt động xây dựng tạm thời của Trung Quốc. Ông Rawat đoán rằng PLA đang muốn xây cơ sở nhằm bảo vệ thiết bị quân sự trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Tây Tạng vào mùa đông do họ không thể di chuyển chúng đi. Ông cũng cảnh báo rằng nếu Trung Quốc có ý định mang quân quay trở lại Doklam, lực lượng Ấn Độ sẽ ở đó và đối mặt với PLA.
Video đang HOT
Cao nguyên Doklam là khu vực xa xôi hẻo lánh, không có cư dân sinh sống nằm ở giữa biên giới Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Năm ngoái, mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và New Dehli bùng nổ sau khi lực lượng PLA và các công nhân xây dựng đã tiến hành xây dựng đường trên cao nguyên vào tháng 6/2017.
Phía Bắc Kinh gọi khu vực này là “Donglang” và nói nó nằm trong lãnh thổ Tây Tạng và Trung Quốc có quyền xây bất cứ cơ sở hạ tầng nào họ muốn. Bhutan đã lên tiếng phản đối sự xuất hiện của Trung Quốc, và Ấn Độ đã can thiệp bằng cách điều quân đội tới khu vực tranh chấp.
Sau 10 tuần đối đầu, tới tháng 8/2017, hai quốc gia đã đàm phán thống nhất rút quân nhằm xuống thang căng thẳng và Trung Quốc dừng việc làm đường tại Doklam. Tuy nhiên, hồi tháng 10/2017, Trung Quốc được cho là vẫn âm thầm gia tăng sự hiện diện tại khu vực. Truyền thông Ấn Độ cáo buộc PLA đã xây dựng doanh trại quân đội thường trực và điều 1.000 quân nhân tới gần biên giới ở Doklam.
Đức Hoàng
Theo Sputnik
Theo Dantri
Trung Quốc xây đập bằng cả thế giới
Hoạt động liên tục xây đập của Trung Quốc thời gian qua xứng đáng là lời nhắc nhở rằng Bắc Kinh đang âm thầm kiểm soát những dòng sông bắt nguồn từ lãnh thổ họ và chảy sang nước khác.
Theo South China Morning Post, hiện không có nước nào xây nhiều đập nước như Trung Quốc. Cụ thể, quốc gia đông dân nhất thế giới này có 86.000 con đập, trong đó có gần 1/3 là đập lớn (cao ít nhất 15 m hoặc có thể trữ hơn 3 triệu m3 nước).
Xếp sau Trung Quốc là Mỹ với 5.500 con đập lớn. Tính ra, số lượng đập nước ở Trung Quốc còn nhiều hơn tổng số đập do phần còn lại của thế giới xây dựng.
Một chiếc thuyền Trung Quốc chở các chuyên gia địa chất khảo sát sông Mê Kông tại biên giới Lào và Thái Lan năm 2017 Ảnh: REUTERS
Nước ngọt đang là mục tiêu mới trong chiến lược vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc. Các con đập đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược này dù chúng gây hại cho hệ sinh thái thiên nhiên.
Đáng lo hơn, Bắc Kinh giờ đây còn tìm cách kiểm soát các dòng sông xuyên quốc gia (Mê Kông, Brahmaputra, Irtysh, Illy, Amur...) bằng cách xây đập và những cấu trúc khác. Chẳng hạn, Bắc Kinh đã xây 8 đập nước khổng lồ trên sông Mê Kôngtrước khi nó chảy vào Đông Nam Á, cũng như có kế hoạch xây thêm 20 con đập nữa.
Những hành động đơn phương tương tự của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng với Ấn Độ. Nhiều con sông quan trọng của quốc gia Nam Á này khởi nguồn từ Tây Tạng - Trung Quốc.
Năm 2017, Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ, một hành động bị xem là vi phạm 2 thỏa thuận song phương và nhằm "trừng phạt" New Delhi vì tẩy chay diễn đàn cấp cao về sáng kiến "Vành đai và Con đường" và cuộc đối đầu ở cao nguyên Doklam.
Trong lúc chưa rõ Bắc Kinh có nối lại việc chia sẻ dữ liệu thủy văn trong năm nay hay không, một vấn đề khác lại nảy sinh: dòng nước sông Siang bị ô nhiễm khi chảy từ Tây Tạng vào Ấn Độ, dẫn đến nỗi lo những hoạt động của Trung Quốc ở thượng nguồn có thể đe dọa đến hệ sinh thái của các con sông xuyên quốc gia.
Đã xuất hiện nghi ngờ tình trạng ô nhiễm trên là do hoạt độngkhai thác mỏ và xây đập của Trung Quốc ở Đông Nam Tây Tạng gây ra. Ông Brahma Chellaney, chuyên gia hàng đầu Ấn Độ về các vấn đề chiến lược, cho rằng cộng đồng quốc tế cần tăng sức ép để Trung Quốc giảm bớt xây đập, tôn trọng những tiêu chuẩn môi trường và quyền lợi của các nước ở hạ nguồn.
Theo Hoàng Phương
Người lao động
Trung Quốc đồng ý dừng xây dựng ở bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ New Delhi và Bắc Kinh đã tránh được một cuộc đối đầu sau khi Trung Quốc đồng ý dừng việc xây dựng tại bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc (Ảnh: AFP) Trang tin India Express ngày 9/1 dẫn lời Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Tướng Bipin Rawat, xác nhận rằng giới chức...