Ảnh vệ tinh “tố” hoạt động trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông
Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (CSIS) phân tích các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục triển khai các hệ thống radar và cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích quân sự trái phép trên Biển Đông.
Các công trình do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đó, ô màu đỏ là hệ thống radar/cảm biến, ô màu xanh dương là các nhà chứa máy bay, ô màu vàng là các nhà chứa tên lửa di động và ô màu xanh lá là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 9/3/2017 (Ảnh: CSIS)
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (CSIS) có trụ sở tại Washington, Mỹ ngày 14/12 đã công bố báo cáo cho biết Trung Quốc đã có các hoạt động triển khai trang thiết bị phục vụ mục đích quân sự trái phép ở khu vực rộng 29 hecta trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo Reuters, báo cáo của CSIS đều trích dẫn các hình ảnh vệ tinh để phân tích.
Theo báo cáo trên, trong vòng vài tháng gần đây, Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai một vật thể được cho là hệ thống radar tần số cao mới ở phía cực nam của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong khi đó, tại đá Xu Bi, cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, báo cáo của CSIS cho biết Trung Quốc dường như đã hoàn tất việc xây dựng hệ thống đường hầm có thể được sử dụng để chứa vũ khí. Ngoài ra, một hệ thống ăng-ten radar và các vòm radar khác cũng được nhìn thấy ở khu vực này.
Video đang HOT
Tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc, bao gồm một hầm ngầm lưu trữ đạn dược và các nhà chứa máy bay, nhà chứa tên lửa và dàn radar.
Theo báo cáo của CSIS, trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiến hành các hoạt động quy mô nhỏ như xây dựng sân bay mới và tua-bin gió trên đảo Cây, cùng hai tháp radar lớn trên đảo Tri Tôn. Ngoài ra, tại đảo Phú Lâm của Việt Nam, Bắc Kinh cũng bị phát hiện triển khai lần đầu tiên máy bay chiến đấu J-11B và máy bay vận tải Y-8 tới khu vực này.
Các nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc tại các thực thể tranh chấp trên Biển Đông. Ngày 12/12 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson một lần nữa kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hoạt động bồi đắp đảo trên Biển Đông, khẳng định việc quân sự hóa khu vực này là hành động không thể chấp nhận được.
Thành Đạt
Theo Dantri
Trung Quốc lần đầu xác nhận đưa máy bay chiến đấu đến Hoàng Sa
Truyền thông Trung Quốc lần đầu tiên chính thức đăng tin xác nhận việc nước này đã điều các máy bay chiến đấu phi pháp tới đảo Phú Lâm tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (Ảnh: Google Earth)
Theo Japan Times, Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đưa tin về đoạn video được chiếu trên đài truyền hình quốc gia, trong đó nói rằng nước này đã điều các máy bay chiến đấu J-11B tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát sóng đoạn video trong phóng sự giới thiệu năng lực không quân ngày càng mở rộng của nước này hôm 29/11.
Mặc dù các máy bay chiến đấu J-11B từng được nhìn thấy xuất hiện trái phép trên đảo Phú Lâm hồi năm 2016 và vào tháng 4 năm nay, song đoạn video này là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận việc triển khai các máy bay tới đảo ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hình ảnh từ đoạn video cho thấy các máy bay J-11B của Trung Quốc đã cất cánh, hạ cánh và diễn tập trên Biển Đông. Thời báo Hoàn cầucho biết ít nhất có một máy bay đã "tiến vào khu vực nhà chứa máy bay kín". Bản tin của báo Trung Quốc còn nói rằng "nhà chứa máy bay với công nghệ ổn định nhiệt giúp nâng cao độ bền của các máy bay chiến đấu và chống chọi với điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm trên đảo", từ đó tạo điều kiện cho việc triển khai máy bay được kéo dài hơn.
Thời báo Hoàn cầu ngang nhiên cho biết nhà chứa máy bay đặc biệt sẽ hỗ trợ cho việc triển khai thường xuyên các máy bay chiến đấu tới quần đảo Hoàng Sa. Dẫn lại bản tin của CCTV, Thời báo Hoàn Cầu lớn tiếng tuyên bố đường băng dài 3 km ở đảo Phú Lâm là một sân bay quan trọng phục vụ cho cả 2 mục đích quân sự và dân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.
Phú Lâm là đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngoài việc triển khai các máy bay chiến đấu, Trung Quốc cũng duy trì các hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm và ít nhất một lần triển khai tên lửa hành trình chống hạm trên đảo này.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1974. Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, cũng như Trường Sa.
Trung Quốc được cho là đã bồi đắp trái phép 7 đảo nhân tạo với ba sân bay quân sự tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) hồi cuối tháng 3 cho biết Bắc Kinh đã gần như hoàn tất việc bồi đắp 3 đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa.
Theo CSIS, tất cả 3 đảo do Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp đều có các nhà chứa máy bay có thể chưa tới 24 máy bay chiến đấu và 4 máy bay lớn hơn, bao gồm các máy bay ném bom, trinh sát, vận tải hoặc tiếp liệu.
Trên 3 đảo, Trung Quốc còn lắp đặt trái phép các radar và bộ cảm biến, đặt chúng gần các cấu trúc quân sự để bảo vệ các cấu trúc này trong các cuộc không kích hoặc tấn công bằng tên lửa. Ngoài ra các nhà chứa kiên cố với phần mái che có thể tự động dịch chuyển để bảo vệ các bệ phóng tên lửa cơ động cũng được xây dựng trên các đảo này.
Thành Đạt
Theo Japan Times
Australia quan ngại về hoạt động "chưa từng có" của Trung Quốc trên Biển Đông Sách trắng Ngoại giao đầu tiên của Australia trong 13 năm đã bày tỏ sự quan ngại của nước này về các hoạt động "chưa từng có tiền lệ" của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải quyết các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế. Các tàu thuyền của Trung Quốc hoạt động phi pháp quanh đá Chữ...