Ảnh vệ tinh hé lộ các động thái mới ở “Vùng 51″ bí ẩn của Trung Quốc
Trung Quốc được cho là đã xây dựng một đường băng khổng lồ cùng nhiều tòa nhà phụ trợ ở một sa mạc hoang vắng, khu vực được ví như khu vực quân sự tuyệt mật “ Vùng 51″ ở Mỹ.
Trung Quốc được cho là đã xây dựng một đường băng khổng lồ và các tòa nhà phụ trợ tại một khu vực hẻo lánh ở Tân Cương (Ảnh: Maxar).
Hãng tin NPR dẫn các ảnh chụp vệ tinh của công ty thương mại Maxar ngày 28/6 cho biết, khoảng 10 tòa nhà đang được xây dựng xung quanh đường băng khổng lồ dài gần 6 km ở một sa mạc hoang vắng tại Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, cách các thành phố hàng nghìn km. Sự xuất hiện của các tòa nhà cho thấy Trung Quốc dường như đã mở rộng hạ tầng ở khu vực này.
“Theo tôi, chúng ta đang thấy thứ dường như là cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng cho các hoạt động không gian của quân đội Trung Quốc, cơ sở này có vẻ ngày càng mở rộng”, Ankit Panda, chuyên gia cấp cao tại Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment, nhận định.
Đường băng trên được xây dựng từ năm 2016, gần bãi thử vũ khí hạt nhân trước kia của Trung Quốc ở Lop Nur, Tân Cương. Năm 2020, giới quan sát tin rằng một máy bay không gian tuyệt mật của Trung Quốc đã hạ cánh ở đây.
Không ai biết chính xác máy bay không gian đó như nào, nhưng nó được cho là giống tàu vũ trụ Space Shuttles – con tàu từng đưa các phi hành gia của Mỹ vào vũ trụ, nhưng kích thước nhỏ hơn.
“Tôi không thể nói chắc chắn, nhưng có lẽ nó không đủ lớn để chở theo người”, Jonathan McDowell, nhà thiên văn học thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard và Smithsonian, người theo dõi các vệ tinh và tàu vũ trụ, nói. Ông cho biết thêm, Mỹ có 2 máy bay vũ trụ tương tự. Tàu vũ trụ X-37b thực hiện các nhiệm vụ tuyệt mật của Không quân Mỹ. Ông McDowell tin rằng, các chương trình của X-37b có thể được sử dụng để thử nghiệm công nghệ tiên tiến cho các vệ tinh quân sự.
Video đang HOT
Sân bay khổng lồ được xây dựng từ năm 2016 (Ảnh: Maxar)
Ngoài máy bay vũ trụ của Trung Quốc hạ cánh xuống hồi tháng 9 năm ngoái, đường băng này hầu như để không. Có những thứ dường như là nhà tạm dành cho đội hậu cần ở mặt đất vào những thời điểm hiếm hoi phải có mặt ở địa điểm này. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh gần đây về các cơ sở mới đang được xây dựng có thể cho thấy vai trò của đường băng đang được mở rộng.
Việc xây dựng dường như bắt đầu từ mùa hè năm 2020 và có hình thù tương tự các tòa nhà ở các căn cứ quân sự khác của Trung Quốc. Hiện chưa rõ mục đích sử dụng của các cơ sở mới đó.
“Đây có thể là văn phòng dành cho các sĩ quan, nếu đây thực sự là nơi đóng quân thường xuyên của quân đội, mà cũng có thể là nhà ở tạm”, ông Panda nhận định. Ông cho rằng, đường băng khổng lồ nằm ở giữa sa mạc có thể sẽ sớm “nhộn nhịp” hơn.
Theo ông Panda, với vị trí xa xôi hẻo lánh, đây có thể là khu vực lý tưởng để quân đội Trung Quốc thử nghiệm những vũ khí tối mật như thiết bị không người lái tầm cao, máy bay ném bom… “Bạn biết những thứ mà Mỹ có thể thử nghiệm tại một địa điểm bí mật như Khu vực 51″, ông nói. Khu vực 51 là tên gọi gắn liền với một khu vực quân sự tuyệt mật của Không quân Mỹ ở Nevada.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington hiện chưa đưa ra bình luận về các thông tin trên. Về phần mình, ông Panda cho biết, ông sẽ chú ý đến những công nghệ mới mà Bắc Kinh có thể ra mắt trong các cuộc duyệt binh sắp tới bởi nó có thể là manh mối để tìm hiểu về các động thái của Trung Quốc ở cơ sở tuyệt mật trên.
Người chết trong vụ rơi máy bay Philippines tăng lên 50
Ít nhất 50 người chết và hàng chục người bị thương sau khi một máy bay quân sự Philippines rơi ngày 4/7 tại đảo Jolo, phía nam nước này.
96 người, hầu hết là những binh sĩ vừa tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự cơ bản, có mặt trên chiếc vận tải cơ C-130 Hercules khi nó đang cố gắng hạ cánh xuống đảo Jolo thuộc tỉnh Sulu, Philippines, trưa qua. Tuy nhiên, phi cơ bay quá đường băng, không kịp lấy lại độ cao và đâm xuống thị trấn Patikul gần đó.
Theo tướng William Gonzales, chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp Sulu, một số binh sĩ đã nhảy khỏi máy bay trước khi nó lao xuống đất và bốc cháy. Đây là một trong những vụ tai nạn hàng không quân sự chết chóc nhất của Philippines.
Xác vận tải cơ C-130 tại hiện trường vụ tai nạn trên đảo Jolo, tỉnh Sulu, phía nam Philippines, ngày 4/7. Ảnh: AP.
"Hôm nay là ngày buồn nhưng chúng ta vẫn phải giữ hy vọng", Gonzales cho biết trong một thông báo. "Chúng tôi mong muốn cả đất nước cầu nguyện cho những người bị thương và cả những người thiệt mạng trong thảm kịch này".
Trong số những người thiệt mạng có 47 binh sĩ trên máy bay và ba dân thường dưới mặt đất, theo thông tin từ Lực lượng Vũ trang Philippines. 49 quân nhân và 4 dân thường khác bị thương và đã được đưa đến bệnh viện.
Các bức ảnh tại hiện trường do Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp Sulu công bố cho thấy phần đuôi bị hư hỏng nặng và phần sau thân máy bay bốc cháy.
Hình ảnh được kênh truyền hình địa phương Pondohan TV đăng trên Facebook cho thấy xác máy bay chìm trong lửa và khói đen dày đặc bốc lên.
Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Cirilito Sobejana cho hay máy bay đang chở quân từ Cagayan de Oro trên đảo Mindanao, phía nam Philippines, chuẩn bị hạ cánh xuống Jolo thì bị "trượt đường băng".
Lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường. Ảnh: AP.
Phi cơ "đã cố gắng tăng tốc nhưng không thành công", ông nói với truyền thông địa phương.
Almar Hajiri Aki, người dân địa phương, đang đi trên đường thì nghe thấy một tiếng nổ lớn ở phía sau. "Tôi cứ nghĩ ngôi nhà của chúng tôi bị máy bay đâm trúng", anh cho hay. Aki đã cùng hàng xóm nhanh chóng kéo những binh sĩ gặp nạn khỏi đống đổ nát.
Phát ngôn viên không quân Maynard Mariano cho hay giới chức đang điều tra nguyên nhân dẫn tới sự việc, trong khi thiếu tướng Edgard Arevalo, phát ngôn viên lực lượng vũ trang, nói sự việc được coi là tai nạn, không phải một cuộc tấn công.
Các hành khách trên máy bay đa phần là những binh sĩ đang được triển khai đến hòn đảo tham gia lực lượng chống khủng bố tại khu vực. Quân đội hiện diện dày đặc tại miền nam Philippines, nơi các nhóm chiến binh, bao gồm cả nhóm khủng bố bắt cóc đòi tiền chuộc Abu Sayyaf, hoạt động.
Máy bay C-130 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ vận tải, cứu thương, chuyển quân, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn và dã chiến. Chúng cũng thường được triển khai để hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Máy bay gặp nạn hôm qua có cùng số đuôi với chiếc được mua từ Mỹ và được giao cho Philippines đầu năm nay.
Vị trí đảo Jolo thuộc tỉnh Sulu, phía nam Philippines. Đồ họa: BBC.
Thượng nghị sĩ Richard Gordon cho biết đây là vụ tai nạn máy bay quân sự thứ 4 trong năm nay có "thương vong lớn". "Liệu chúng ta có đang mua những chiếc máy bay lỗi... bằng tiền của người dân hay không?", ông tweet.
Vụ tai nạn ngày 4/7 xảy ra sau khi một chiếc trực thăng Black Hawk hồi tháng trước rơi trong lúc huấn luyện ban đêm, khiến cả 6 người trên máy bay thiệt mạng. Sự việc khiến toàn bộ phi đôi trực thăng Black Hawk phải ngừng hoạt động.
Nhảy khỏi máy bay đang lăn bánh vì 'ngáo đá' Victoria Dominguez được xác định cố đột nhập buồng lái rồi nhảy khỏi máy bay đang chạy trên đường băng ở Los Angeles do ảnh hưởng của ma túy đá. Chuyến bay 5365 của United Airlines hôm 25/6 phải hủy cất cánh sau khi một nam hành khách mở cửa thoát hiểm và nhảy xuống đường băng sân bay quốc tế Los Angeles,...