Ảnh: Về Ninh Thuận xem đồng bào Chăm tưng bừng hát ca mừng lễ hội Katê
Katê là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận.
Lễ hội Katê, một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của bà con người Chăm ở Ninh Thuận theo đạo Bà La Môn, được tổ chức từ 27 đến 29/9 (nhằm ngày 1 đến 3 Chăm lịch).
Lễ hội Katê chính thức diễn ra tại các đền tháp Poklong Garai ở TP Phan Rang – Tháp Chàm vào sáng nay 28/9, với những nghi thức tín ngưỡng mang đậm sắc thái tâm linh, bắt đầu từ vị cả sư điều khiển nghi lễ, bà Bóng dâng vật tế, thầy cúng kéo đàn Kanhi hát mời các vị thần về dự lễ.
Trước đó, vào chiều 27/9, Lễ rước y trang Nữ thần Ponugar được tổ chức tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Theo tín ngưỡng của người Chăm, Nữ thần đã có công truyền dạy nghề ươm tơ, dệt vải, chăn nuôi cho bà con nên được suy tôn là “Mẹ xử sở”.
Sau nghi thức rước y trang, hàng trăm nghệ nhân Chăm cùng nhau ca múa để đón mừng lễ hội trong tiếng trống Ghinang, kèn Saranai say đắm lòng người.
Sau khi tổ chức lễ ở các đền tháp, cư dân các làng Chăm cúng kính tại nhà, đồng thời tổ chức nhiều trò chơi dân gian như thi dệt thổ cẩm, đội nước, đá bóng, văn nghệ.
Lễ hội Katê bắt đầu từ chiều 27/9, bằng nghi thức rước y trang Nữ thần Ponugar tại làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.
Video đang HOT
Tỉnh Ninh Thuận có đông đồng bào Chăm sinh sống nhất Việt Nam, với trên 70.000 người. Lễ hội là dịp để bà con người Chăm tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng bình yên, no ấm.
Hàng trăm nghệ nhân làng Chăm hữu Đức, huyện Ninh Phước cùng ca múa sau nghi thức rước y trang Nữ thần.
Từ sáng sớm 28/9, rất đông bà con người Chăm và du khách có mặt tại đền tháp để tham dự lễ hội Katê.
Đoàn rước kiệu từ huyện Ninh Phước về Tháp Poklong Garai ở TP Phan Rang – Tháp Chàm để tế lễ.
Các vị chức sắc của cộng đồng người Chăm đảm trách phần tế lễ.
Sau nghi thức tế lễ, các thiếu nữ Champa xinh đẹp múa hát mừng lễ hội.
Bà con người Chăm bày biện lễ vật dâng cúng thần tại tháp.
TIÊU PHONG
Theo VTC
Nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị với chủ đề "Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh."
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)
Ngày 20/9, tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái), Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2016-2021 với chủ đề "Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh." Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có đại biểu Thường trực Hội đồng nhân dân 14 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc (Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang) và hai tỉnh, thành khách mời là Ninh Thuận, Hà Nội.
Với chủ đề "Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh," hội nghị đã tập trung thảo luận, đề xuất, kiến nghị những nội dung cụ thể, sát với thực tiễn nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2019).
Việc tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, cũng như việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương 6, 7 khóa XII của Đảng, đã đặt ra những nhiệm vụ cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong tổ chức và hoạt động để làm tốt chức năng của cơ quan dân cử, hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.
Nhiều tham luận có giá trị về giải pháp, kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động Hội đồng nhân dân dân được các đại biểu trình bày tại hội nghị như thành phố Hà Nội với "Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; nâng cao chất lượng thảo luận, chất vấn, giải trình tại kỳ họp và tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân"; "Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát việc tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ý kiến, kiến nghị của cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh" của tỉnh Tuyên Quang...
Chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao chủ đề hội nghị và tham luận của các đại biểu trình bày. Các tham luận xung quanh vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân đã nêu lên thực tiễn, những kinh nghiệm tốt để những địa phương khác tham khảo, rút kinh nghiệm trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói riêng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các địa phương phải thay đổi cách nghĩ, cách làm trong phương thức hoạt động, cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân từ khâu nắm bắt các tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến xem xét, thẩm tra, giám sát, đánh giá đến đưa ra nghị quyết.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, muốn làm tốt công việc đó cần bám sát vào Nghị quyết của Đảng, thực tiễn cuộc sống để đổi mới, khâu quyết định vẫn là cán bộ, do vậy phải chú ý đến công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ của đại biểu dân cử, nhất là khi chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp diễn ra trong năm 2020 từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.
Mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân cần dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động của Hội đồng nhân dân, nhất là đại biểu hoạt động không chuyên trách; đồng thời cần thực hiện đúng Chương trình hành động của mình trước cử tri. Trong hoạt động, cần phát huy tính chủ động khi tiếp cận vấn đề, nghiên cứu lý luận, bám sát vào những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, nắm bắt thực tiễn, ý kiến kiến nghị của cử tri để từ đó có những đề xuất, giải pháp, kiến nghị phù hợp mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân; hoạt động giám sát cần bảo đảm đúng nội dung, đúng đối tượng và đúng thời điểm; hoạt động xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cần bảo đảm kịp thời, đúng pháp luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu Thường trực Hội đồng nhân dân các địa phương cần quan tâm thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân, nhất là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, đại biểu lần đầu tham gia Hội đồng nhân dân. Tiếp tục duy trì việc tổ chức các Hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân ở các khu vực để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các đại biểu Hội đồng nhân dân từ đó nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Ban Công tác Đại biểu cần tăng cường phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân các địa phương tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Kết thúc hội nghị, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái bàn giao đăng cai tổ chức Hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu./.
Theo TTXVN/Vietnam
Ninh Thuận: Huy động thanh niên khắc phục các tuyến đường bị sạt lở UBND H.Bác Ái, Ninh Thuận đã huy động thanh niên tại chỗ khắc phục nhiều tuyến đường bị sạt lở do mưa kéo dài. Khắc phục tạm thời những điểm bị sạt lở do mưa kéo dài . Ảnh: CTV Sáng ngày 18.9, ông Hồ Xuân Ninh, Chủ tịch UBND H.Bác Ái (Ninh Thuận), cho biết mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày...