Anh vẫn đợi ngày tình yêu quay trở lại
Em à, hôm nay anh lại nhớ về em. Cầm điện thoại trên tay, chỉ cần nhấn nút là có thể gọi cho ai đó, được nghe cái giọng thân thương của ai đó như hồi nào, nhưng anh không làm được.
Ảnh minh họa
Anh sợ cái cảm giác chuông điện thoại đổ dài mà không ai nhấc máy. Vậy thôi, anh không gọi, để trong anh vẫn còn một chút hy vọng vào tình yêu của hai ta. Anh vội viết vài dòng như là một niềm vui nho nhỏ cho bản thân.
Em à, thời gian thấm thoát cũng đã hai năm từ ngày mình ra trường rồi phải không? Anh còn nhớ lúc đó, hai đứa bước vào đời với hành trang chỉ là kiến thức đại học và niềm quyết tâm cho hạnh phúc tương lai. Anh nhớ khoảnh khắc em tựa vào vai anh cùng ngắm hoàng hôn bên bờ sông Sài Gòn. Rồi những buổi tối đứng ở cầu Thủ Thiêm nhìn về quận 1 phồn hoa, long lanh ánh điện. Nhìn dòng nước lặng lẽ trôi dưới chân cầu, em và anh đã hứa với nhau rằng dù dòng nước cuộn phù sa có chảy về đâu, dù dòng đời sau này có tấp nập, hay bon chen đến đâu, thì anh và em vẫn mãi bên nhau nhé.
Một ngày giữa tháng 8, anh rời xa quê hương Việt Nam, rời xa gia đình, họ hàng bạn bè, và rời xa người con gái anh yêu thương đã bên cạnh anh bấy lâu nay để đi du học. Đêm hôm đó, hai đứa đã khóc với nhau. Em còn nhớ không, anh đã hứa sẽ quay về với em, sẽ bên cạnh em suốt quãng đời còn lại.
Sau khi anh đi xa, em cũng buồn lắm phải không? Em nhắn tin nói nhớ anh. Mỗi lần đi làm về, em chạy xe qua các con đường, nước mắt em lại rưng rưng. Em nhớ hình ảnh anh mặc chiếc áo Arsenal đứng đợi và nở nụ cười ấm áp khi thấy em. Thương em, anh chỉ biết gắng học thật tốt để về với em sớm nhất.
Thời gian anh ở nước ngoài, em ở Việt Nam, biết yêu xa là khổ, nhưng có niềm tin và tình yêu thì hạnh phúc của chúng ta mãi trường tồn phải không em? Có lẽ vì anh đã lo quá cho việc học tập mà đôi lúc vô tâm với em, em buồn và giận anh lắm phải không? Em là người con gái mà anh đã yêu một cách trọn vẹn và chân thành nhất.
Chúng ta giờ ở hai phương trời xa lạ, tuy dưới một bầu trời mà chẳng thể bên nhau. Em đã tập cho mình cách sống không có anh bên cạnh. Ở nơi đây, anh cũng đang tập cho mình một cuộc sống không có em bên cạnh. Trong sâu thẳm, anh vẫn hy vọng một ngày nào đó ta lại được trở về bên nhau, để anh lại được yêu thương em thêm một lần nữa, và anh sẽ không để mất em lần nữa đâu…
Ngày về Việt Nam với anh không còn xa nữa. Anh vẫn đợi em, vẫn đợi một ngày tình yêu sẽ trở lại với anh…
Video đang HOT
Gửi cho em từ kẻ si tình dễ thương.
Theo VNE
Vợ chồng sinh viên "cave" mốt mới của giới trẻ
Hà Nội đất chật, người đông, nhà trọ lúc nào cũng là vấn đề "sốt", là nỗi lo âu, thấp thỏm không yên đặc biệt với các bạn sinh viên. Có muôn vàn những rắc rối, trục trặc cũng từ nhà trọ "đẻ" ra...
Nhà trọ hay là... nhà "chứa"?
Các khu trọ có tầm 30 phòng trở lên, thì có đến cả trăm người. Việc quản lí nhân sự vô cùng lỏng lẻo. Lợi dụng điều đó, nhiều cô nàng "mắt xanh mỏ đỏ" "đội lốt" sinh viên để qua mắt chủ trọ xin vào ở.
Ăn mặc tử tế, nhìn có vẻ hiền lành, ngoan ngoãn lại xưng mình là sinh viên trường nọ, trường kia... chủ trọ nào mà không đồng ý cho ở.
Nhưng ở được mấy hôm những người quanh đấy, thấy hai "ả" chỉ hoạt động về đêm. Tối tối lại son phấn lòe loẹt, quần áo ngắn cũn cỡn... lao theo tiếng còi xe ở ngoài cổng rồi vụt đi đến nửa đêm, có hôm đến sáng mới về.
Liếc qua trong phòng chẳng thấy sách vở gì, chỉ thấy mấy đôi guốc cao gót, hàng loạt chiếc váy mỏng tanh, áo hai dây, son phấn lộn xộn trong phòng.
Có đêm khuya, còn đưa cả bạn trai về phòng ngủ. Mọi người trong khu trọ ai cũng biết hai "ả" là những "gái gọi" đích thực! Ấy vậy mà, chủ trọ vẫn không hề hay biết, chỉ cần đầu tháng tiền phòng suôn sẻ là được, cho hai "ả" trọ hết tháng này lại đến tháng khác. Mấy cô, cậu sinh viên không chịu được trước cảnh ồn ã, xô bồ của khu trọ, lần lượt xách ba lô, đồ đạc chuyển đi nơi khác...
Nam- sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch, kể cho tôi nghe về xóm "cave" mà chính Nam đã ở, đã chứng kiến khi chọn nhầm chỗ trong những ngày đầu trọ học ở đất Hà Nội.
Qua lời "mồi chài" của anh xe ôm ở ngã tư Cổ Nhuế- Từ Liêm, Nam được dẫn đến một khu trọ gồm hai dãy phòng dài dằng dặc. Ban ngày, phòng nào cũng đóng cửa kín mít, có vẻ khá yên tĩnh. Thấy giá phòng "dễ chịu" chỉ 500 ngàn, phòng rộng 10m2 lại gần trường, Nam đồng ý nộp tiền phòng 1 tháng và tiền đặt cọc, rồi háo hức nghĩ đến cảnh vui vẻ, hồn nhiên của xóm trọ sinh viên.
Nhưng quá sốc, những người hàng xóm của cậu là những cô tóc vàng, "mắt xanh mỏ đỏ", móng chân móng tay sơn lòe loẹt... nói chuyện với nhau bằng những câu nói suồng sã, tục tĩu về ca làm đêm hôm qua...
Đối diện với căn phòng của Nam, bên dãy kia, có chị đang trong vòng tay "thân mật" của anh kia, thản nhiên hôn hít, mặc cho cánh cửa mở toang...
"Mới đầu, em rất hoang mang và cảm thấy sờ sợ về sự không bình yên của cuộc sống ở đây, của những con người ở đây"- Nam chia sẻ.
Tối đến, những chiếc xe máy rú ga ầm ầm, kẹp ba, kẹp bốn, các chị hàng xóm mất dạng trong đêm. Đến 1-2 giờ sáng, lại rũ rượi trở về kéo theo những con ma cờ bạc.
"Chồng" - sinh viên, "vợ" - cave đang là một "mốt" khá mới, hậu quả không phải là ít... (Ảnh minh họa)
Lẫn trong làn khói thuốc lờ mờ có lảo đảo những khuôn mặt đỏ gay đang tìm cuộc vui đen đỏ trong đêm, bên cạnh những người đẹp lả lướt phục vụ. Nam như bị cô lập trong thế giới của khu trọ này.
Đó không phải là nơi trọ nữa, mà là ổ của "gái gọi", của rượu chè, cờ bạc... luôn chìm đắm trong cuộc vui thâu đêm, suốt sáng. Đi kèm với nó là không biết bao nhiêu những tệ nạn xã hội nguy hiểm: nghiện hút, bệnh tật... đủ đường hoạn nạn.
Nam không dám nói chuyện với họ, sợ họ, muốn trốn khỏi nơi này, nhưng tiền phòng đã trả rồi, giờ dọn đi thì lấy đâu tiền mà thuê. Nam đành ở đến hết tháng, rồi chuyển đi, chấp nhận mất trắng 400 ngàn tiền đặt cọc.
Một tháng nặng nề trôi qua, sáng đi học, chiều và tối đóng cửa nằm lì trên giường. Khu trọ đầu đời sinh viên mà Nam đã trải qua, trong ý nghĩ của mình, cậu tân sinh viên ấy chưa bao giờ ngờ tới. Cho đến hôm nay, nỗi sợ hãi vẫn còn chưa nguôi ngoai...
Vợ chồng sinh viên - "cave"
Còn biết bao nhiêu chuyện ở những "làng sinh viên" và những "xóm cave", để lại nhiều bài học đáng buồn. Ở nhiều khu trọ, sinh viên ở lẫn với cave là chuyện thường tình.
Không ít những nam sinh viên bị lôi kéo, "dính" vào cave. Buồn vì chuyện học hành, vì tình yêu dang dở... các "chàng" tìm đến rượu để giải sầu.
Các "ả" hiểu rất rõ tâm lí của các "chàng", nên những lúc ấy gần gũi, sẻ chia và "gạ gẫm" khéo léo, đầy tình tứ. Các "chàng" không giữ được mình, đến với các "ả" cũng là điều dễ hiểu. Rồi dần dần, ngày càng thân mật hơn, thành "vợ- chồng" dọn đến ở cùng nhau. Sinh viên "sống thử" với nhau thì nhiều vô kể, nhưng "chồng" - sinh viên, "vợ" - cave thì lại đang là một "mốt" khá mới, hậu quả không phải là ít.
Hầu hết các "chàng" cặp với các "ả" kết quả học hành ngày càng sa sút, sự nghiệp đèn sách bao nhiêu năm miệt mài vun đắp "đứt gánh" giữa đường, chìm đắm trong lối sống hưởng thụ.
T- cậu sinh viên của một trường đại học báo chí, từ ngày "dính" với "ả" M.N quê ở Nghệ An cho đến ngày bị đuổi học cũng vừa tròn một năm. Vùi đầu vào ái tình, T quên luôn chuyện học hành chỉ lo tới những cuộc vui chơi, "giải trí", hát hò... cùng hội "gái gọi" của M.N.
Câu chuyện của T đã cho thấy những lệch lạc trong suy nghĩ, dẫn đến sự lầm đường lạc lối. Sống ở nơi đô thành nhiều cám dỗ, hơn hết các bạn trẻ phải thật tỉnh táo để không "dính" phải kết cục buồn như T...
Theo VNE
Cạm bẫy của đời trai nhảy Tình tứ dìu dắt nâng gót phiêu bồng cho những phụ nữ thừa tiền, thiếu tình là công việc của những trai nhảy tại một số vũ trường. Ngoài việc kiếm tiền nhờ đôi chân điêu luyện, những "vũ sư" này còn chấp nhận "bán mình", dấn thân phiêu lưu theo tiếng nhạc du dương và ánh đèn mờ ảo... Nghề "cặp lệch"...