Anh vẫn còn tiền nên gái nó mới theo!
Nhiều khi nhìn anh vò đầu bứt tai rồi suốt ngày ra hành lang hút thuốc, chị thấy xót xa trong lòng. Nhưng chị không thể dừng lại được.
ảnh minh họa
Chị điên đầu khi nghĩ đến cảnh tình địch tung lên facebook những món quà mà chồng chị mua cho cô ta. Chị thừa biết là chồng ngoại tình và chị đã tìm cách truy cho ra dấu vết đứa đã dụ dỗ chồng mình.
Chị ngọt nhạt, mềm dẻo và cương quyết nói chuyện với chồng để chồng từ bỏ mối quan hệ đó trở về với mẹ con chị. Chị không phải là người không biết cách cư xử. Làm lớn chuyện, ầm ĩ lên anh sẽ bỏ theo bồ nhí ngay lập tức.
Cô ta trẻ trung, nóng bỏng như vậy nỡ lòng nào anh buông ra cho được. Kiểu như đã được quen ăn ngon, giờ quay về tương cà mắm muối, chịu sao quen. Chị có chịu khó thay đổi để cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn thì cũng chỉ là món cũ thêm chút gia vị thôi. Chị biết anh lần lữa mãi không dứt ra được cô bồ nhí thơm thịt ngọt xương ấy.
Chị quyết tâm chờ chồng và tìm cách để chồng hối cải hoàn toàn. Chị theo dõi nhất cử nhất động của tình địch. Hình như cô ta cũng biết là chị đã phát hiện ra, hay anh đã đánh động cô ta chuyện chị biết anh ngoại tình. Cô ta thường xuyên đăng lên facebook những món quà chồng chị mua tặng, từ quần áo, giầy dép, mĩ phẩm, tới cặp vé xem phim, hay check-in ở những địa chỉ ăn uống, chơi bời rồi để những dòng trạng thái đầy ẩn ý như: “Ôi, chẳng muốn đâu mà người yêu cứ mua tặng”… là đã khiến chị máu nóng dồn lên não rồi.
Không tức sao được khi những đồng tiền mồ hôi nước mắt của cả nhà chị đang chảy dồn sang con hồ ly tinh đó. Chị bao năm nhịn ăn, nhịn mặc gom góp để cùng anh lo cho các con, cho cuộc sống sau này. Giờ đây anh đang rút ruột dần tiền tiết kiệm của cả nhà để đi bao bồ trẻ. Tài khoản anh đứng tên, chị có ngăn cũng chẳng có cách nào.
Chị phải ra tay thôi, không đợi đến ngày anh tay trắng trở thì lấy gì mà ăn nữa. Chị quyết định nghĩ bằng mọi cách để moi tiền anh. Có gì mà xấu hổ đâu, tiền đó chị đâu phải để riêng mình chị. Kiếm tiền ở ngoài còn mướt mồ hôi chả được mấy hào, giữ tiền ở nhà dù sao còn dễ hơn, mà lại kiếm được nhiều hơn.
Chị kiếm lý do để anh mua cho mình nào mỹ phẩm, quần áo, rồi mua cho chị cả ô tô. Con chị chuyển sang học trường quốc tế, sáng xe đưa đi đón về. Lúc đầu anh không chịu chuyển trường cho con, nhưng chị nỉ non: “Giờ đầu tư cho con cái là nhất. Với lại đầu tư vào giáo dục chả bao giờ lỗi thời cả. Anh yên tâm đi sau này có ngày mở mày mở mặt vì con đấy!”.
Anh dần dần nhận thấy mình đang trong cối xay tiền. Người tình bấu một đầu, vợ kéo một phía. Anh xơ xác, tơi bời lo nghĩ cách kiếm tiền để chu cấp cho cả 2. Người tình không bỏ được vì đã quen cảnh được cưng chiều, ôm ấp. Vợ con cũng không đứt ra được vì anh biết đấy là chốn dung thân cuối cùng khi anh có vấp ngã.
Nhiều khi nhìn anh vò đầu bứt tai rồi suốt ngày ra hành lang hút thuốc, chị thấy xót xa trong lòng. Nhưng chị không thể dừng lại được. Chị đang định cuối tuần này dụ dỗ anh lên vùng Hòa Bình mua đất để trồng rau. Chị có người bạn cũng đang có mảnh đất ở trên đấy. Cuối tuần cả nhà lên đó trồng rau và nuôi gà, vui lắm.
Video đang HOT
Chị muốn tìm lý do để kéo anh trở về. Dù sao đấy cũng là người chồng mà chị yêu thương, người bố đầy trách nhiệm của các con chị.
Chị biết trong cuộc chiến giành tiền với bồ của chồng, chắc chắn anh là người bị tổn hại nhiều nhất. Nếu anh biết vậy mà buông tay bồ ra sớm thì chắc chắn gia đình chị mới trở về như xưa. Còn nếu đến lúc anh trắng tay, bị rút kiệt tài chính rồi mới quay về với chị, liệu lúc đó chị có còn đủ sức để tha thứ nữa hay không. Chị không dám chắc điều đó.
Theo blogtamsu
Ảnh: Hành lang hoen bẩn ở nơi "chui hầm đi nhờ thang máy"
Tại khu nhà G (khu tái định cư Đền Lừ), không chỉ thang máy hỏng khiến cư dân phải còng lưng chui trên tầng thượng về nhà mà hành lang cũng gây sốc với những hình ảnh ngổn ngang, bụi bẩn...
Theo quan sát của phóng viên, các hành lang trong tòa nhà 11 tầng ở khu tái định cư Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) chồng chất đủ thứ như gỗ, chiếu, chăn, giường, tủ, giày, nồi, bát đĩa... Các ô cửa kính treo đầy túi ni lông... bụi bẩn bám đầy. Hành lang ám mùi rất khó chịu. Thậm chí có cả một căn hộ bỏ hoang như "nhà ma" giữa khu dân cư đông đúc.
Mặc dù hành lang nào cũng có đặt tấm biển "giữ gìn vệ sinh, đi đổ rác không để nước chảy làm hoen bẩn hành lang" nhưng theo bảo vệ tòa nhà, nhiều cư dân ở đây không có ý thứ giữ gìn vệ sinh chung.
Tòa nhà G (khu tái định cư Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cao 11 tầng. Tòa nhà mới được đưa vào sử dụng hơn 10 năm (từ năm 2004).
Bà Đặng Thúy Hằng, tổ phó tổ 83, nhà G cho biết: "Tòa nhà mới đưa vào sử dụng hơn 10 năm (từ năm 2004). Chúng tôi có đặt biển nhắc nhở người dân giữ gìn vệ sinh nhưng do người dân có quá nhiều đồ đạc nên phải để ra hành lang. Tòa nhà có 4 thang máy được chia đều cho 2 đơn nguyên 1 và 2. Tuy nhiên, hiện nay, 3 trong 4 thang máy đã dừng hoạt động, thang máy còn lại thường xuyên hỏng hóc, rơi tự do".
"Không chỉ thang máy mà các hệ thống khác như điện, nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy ở tòa nhà bị xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dù người dân đã báo cáo lên ban quản lý tòa nhà nhưng đơn vị này vẫn chưa có biện pháp sửa chữa cũng như thay mới để đảm bảo an toàn", bà Hằng nói.
Một người dân sống gần tòa nói thêm vào: "Thỉnh thoảng tôi có việc vào trong đó, không thể tin được bên trong hành lang lại bẩn như vậy, có lẽ đây là tòa nhà có hành lang hoen bẩn, nhếch nhác nhất Thủ đô".
Theo quan sát của phóng viên, tòa nhà G (khu tái định cư Đền Lừ) được sơn phủ bằng một màu vàng đậm. Bao quanh tòa nhà là các hàng quán với nhiều đồ đạc ngổn ngang.
Tòa nhà có 4 thang máy nhưng 3 cái đã hỏng còn một thang hoạt động chập chờn. Người dân phải dán chữ "Nam mô A di đà Phật" trước cửa thang máy để mong được an toàn.
Không chỉ thang máy hỏng, cũ kỹ mà hành lang chung của mỗi tầng bị biến thành nơi để đồ đạc cá nhân bừa bãi, nhìn rất nhếch nhác
Bụi bẩn bám trên ghế, tường nhà xám xịt, hoen ố, loang lổ
Một góc hành lang đị biến thành "nhà rác"
Tuy có biển ghi để người dân giữ gìn vệ sinh nhưng tình trạng này vẫn không thay đổi
Bàn ăn, tủ đựng đồ được khuân ra hành lang để đỡ chật nhà. Thậm chí người dân còn đục cả tường để mắc dây phơi quần áo, chăn màn...
Đồ đạc cá nhân hoen bẩn dưới hộp chữa cháy
Các loại xe đạp để khắp mọi góc của hành lang
Một số xe đạp, xe máy hỏng để dưới tầng hầm bụi bám đầy
Những túi ni lông lớn treo trên cầu thang bộ của tòa nhà
Một căn hộ bỏ hoang, mùi hôi tỏa khắp hành lang
Phía trên tầng thượng của tòa nhà đầy bụi bẩn
Theo_Eva
TP HCM: Học sinh không còn ngủ la liệt giữa hành lang Trưa 9/10, toàn bộ học sinh của 27 lớp bán trú của Trường tiểu học Nguyễn Thị Định (quận 12, TP HCM) đã được chuyển vào ngủ trưa trong phòng. Sau khi báo chí phản ánh thực trạng học sinh (HS) hàng ngày nằm ngủ la liệt ngoài hành của lang, lối đi tại Trường tiểu học Nguyễn Thị Định, ông Đỗ Minh...