Anh vẫn bán vũ khí cho Nga bất chấp lệnh cấm vận
Hôm 23/7, theo báo cáo của các nghị sĩ Anh, nước này vẫn bán lô vũ khí trị giá hàng triệu USD cho Nga bất chấp lệnh cấm vận mà các nước phương Tây và Mỹ áp dụng đối với Moscow.
Telegraph cho hay, theo báo cáo trên, 251 giấy phép xuất khẩu vũ khí sang Nga vẫn được chính phủ phê duyệt sau khi lệnh cấm vận Nga được áp dụng.
Thủ tướng Anh David Cameron.
Video đang HOT
Trong số 285 giấy phép xuất khẩu vũ khí sang Nga, trị giá gần 224 triệu USD, chỉ có 34 giấy phép bị hủy bỏ.
Theo Telegraph, những giấy phép bị hủy bỏ bao gồm các loại tên lửa không đối không và các trang thiết bị dành cho tàu chiến.
Những giấy phép mà các nhà sản xuất và các nhà buôn bán vũ khí Anh đang nắm giữ bao gồm các loại súng bắn tỉa, quần áo chống bom đạn, xe quân sự không người lái và các trang thiết bị cho trực thăng.
Ủy ban Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí (CAEC) là cơ quan đã phát hiện ra những giấy phép xuất khẩu vũ khí trên. Hôm 23/7, ông Sir John Stanley, Chủ tịch CAEC, đã yêu cầu Ngoại trưởng Anh Philip Hammond xem xét thắt chặt hơn nữa các mặt hàng quân sự xuất khẩu sang Nga.
Báo cáo trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định áp dụng lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí sang Nga và kêu gọi Pháp hủy bỏ hợp đồng bán tàu chiến Mistral trị giá 1 tỷ bảng Anh cho Nga.
Theo Infonet
Triều Tiên đề nghị hủy bỏ tập trận chung Mỹ Hàn
Ngày 30.6, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên đã đưa ra một loạt đề xuất để làm giảm căng thẳng giữa hai bên và thúc đẩy không khí hòa giải trước Đại hội Thể thao Châu Á do Hàn Quốc tổ chức từ ngày 19.9-4.10 và Triều Tiên dự định tham gia.
Hình ảnh tên lửa của Triều Tiên trong diễu binh được truyền hình Hàn Quốc phát ngày 29.6.
Trong các đề xuất này, Triều Tiên đề nghị Hàn Quốc hủy bỏ ngay lập tức cuộc tập trận chung hằng năm với Mỹ diễn ra vào tháng 8. Triều Tiên nhiều lần đã tuyên bố, tập trận là hành động chuẩn bị chiến tranh. Lim Eul Chul - chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Kyungnam - cho rằng, Triều Tiên đang coi việc tham gia Đại hội Thể thao Châu Á là công cụ đàm phán. Và nếu cuộc tập trận Mỹ - Hàn cứ diễn ra như mọi năm, hoặc nếu quan hệ hai miền đi theo cách mà Triều Tiên không mong muốn, Triều Tiên có thể tẩy chay đại hội.
Triều Tiên cũng đề xuất hai miền chấm dứt các hành động quân sự thù địch nhằm vào nhau ở biên giới hai nước, chấm dứt cuộc chiến tranh tâm lý, bắt đầu từ ngày 4.7. Đề nghị này của Triều Tiên được xem như phép thử chính phủ của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye có muốn phá vỡ bế tắc trong đàm phán liên Triều hay không, nhất là sau nhiều tháng bị "mắc kẹt" giải quyết vụ chìm phà Sewol và trong bối cảnh Triều Tiên vừa bắn thử tên lửa tầm ngắn.
Báo chí Triều Tiên ngày 30.6 cho biết, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chứng kiến vụ thử tên lửa mới nhất và ông cam đoan rằng, các vụ thử này "không một chút tác động nào dù nhỏ nhất" tới an ninh khu vực.
Trong một diễn biến khác, Triều Tiên tuyên bố sẽ đưa hai khách du lịch Mỹ bị bắt giữ gần đây ra xét xử vì "thực hiện các hành động thù địch". Một du khách bị bắt vì đã bỏ lại cuốn Kinh thánh trong phòng khách sạn, người thứ hai bị bắt vì xé thị thực và tuyên bố muốn xin cư trú ở Triều Tiên. BBC cho rằng, trước đây Triều Tiên đã bị cáo buộc dùng các du khách Mỹ bị bắt giữ làm công cụ mặc cả trong đàm phán ngoại giao.
Theo Lao động
Máy bay trực thăng của quân đội Ukraine bị bắn hạ khiến 9 người thiệt mạng Ngày 24-6, Quân đội Ukraine cho biết một máy bay trực thăng của quân đội Ukraina, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa quân sự đã bị lực lượng tự vệ Donetsk bắn hạ, khiến cả 9 người có mặt trên máy bay đều thiệt mạng. Máy bay trực thăng Mi-8 bị một tên lửa bắn rơi từ một hệ thống phòng...