Anh tuyên bố bất ngờ về Iran khiến Mỹ bẽ bàng
Trong khi Mỹ tìm mọi cách lôi kéo đồng minh chống lại Iran thì nỗ lực của họ đã thất bại trước các quan chức Anh – những người tuyên bố rằng, không có mối đe dọa nào từ Iran hay các lực lượng ủng hộ nước này ở Iraq hay Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Khi chính quyền Trump đang ra sức vạch ra kế hoạch chiến tranh chống Iran về những gì họ nói là mối đe dọa đối với quân đội và lợi ích của Mỹ, một quan chức quân sự cấp cao của Anh lại tuyên bố với các phóng viên tại Lầu Năm Góc rằng ông không thấy nguy cơ gia tăng từ Iran hay lực lượng đồng minh của họ ở Iraq hoặc Syria.
“Không, không có mối đe dọa nào gia tăng từ các lực lượng được Iran hậu thuẫn ở Iraq hoặc Syria”, Thiếu tướng Anh Chris Ghika, đồng thời là phó chỉ huy của liên minh do Mỹ đứng đầu chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cho hay.
Thiếu tướng Anh Chris Ghika
Tuyên bố mâu thuẫn công khai hiếm hoi với quan điểm của Mỹ trên nêu bật vấn đề cốt lõi của chính quyền Trump khi nước này tìm cách tập hợp các đồng minh và quan điểm toàn cầu chống lại Iran.
Trong năm qua, Washington đã tuyên bố Iran đang đe dọa các lợi ích của Mỹ ở Trung Đông, khuyến khích sự xâm lược của các lực lượng dân quân Shiite ở Lebanon, Iraq và Syria cũng như vận chuyển tên lửa cho phiến quân Houthi ở Yemen đồng thời cho phép các lực lượng hải quân của họ hành xử hiếu chiến ở Vịnh Ba Tư.
Tất cả là những lo ngại trên được nêu bật nhằm chống lại lực lượng Iran trong nhiều năm. Tuy nhiên, Thiếu tướng Anh Chris Ghika đã công khai phủ nhận điều đó.
Video đang HOT
“Chúng tôi nhận thức được sự hiện diện của họ (Iran) một cách rõ ràng và chúng tôi theo dõi họ cùng với toàn bộ những lực lượng khác vì môi trường chúng tôi đang làm việc”, ông Mr Ghika cho biết đồng thời cương quyết khẳng định không có mối đe dọa nào gia tăng từ các lực lượng được Iran hậu thuẫn ở Iraq hay Syria.
Các quan chức tình báo và quân sự ở châu Âu cũng như ở Mỹ cho biết, trong năm qua, hầu hết các động thái gây hấn đã bắt nguồn không phải ở Tehran, mà là ở Washington – nơi cố vấn an ninh quốc gia John Bolton thúc đẩy Tổng thống Donald Trump dồn Iran vào chân tường.
Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ, tin tình báo mới nhất về mối đe dọa gia tăng từ Iran là những thứ không đáng kể và không xứng đáng với kế hoạch quân sự do ông Bolton vạch ra. Quan chức này cũng cho biết mục tiêu cuối cùng của chiến dịch trừng phạt kinh tế kéo dài hàng năm của chính quyền Trump đối với Iran là lôi kéo nước này vào cuộc xung đột vũ trang với Mỹ.
Kể từ tháng 5.2018, chính quyền Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran bất chấp sự phản đối của các đồng minh của họ như Anh, Pháp, Đức lẫn Nga và Trung Quốc. Tiếp đó, Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Tehran, yêu cầu các đồng minh lựa chọn giữa dầu mỏ Iran và kinh doanh tại thị trường Mỹ. Chưa hết mới đây, chính quyền Trump thậm chí tuyên bố quân đội Iran là khủng bố.
Nỗi lo chiến tranh thế giới thứ 3 đã tăng lên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không loại bỏ nguy cơ một cuộc chiến giữa Mỹ và Iran bùng nổ hôm 13.5.
Anh, Pháp và Đức đã phải lên tiếng c ảnh báo Mỹ không nên gia tăng sức ép ở khu vực Vùng Vịnh với sự thể hiện sức mạnh quân sự cũng như các nỗ lực nhằm làm suy sụp nền kinh tế của Iran.
“Chúng tôi rất lo lắng về nguy cơ xung đột xảy ra bất chợt với sự leo thang vốn không có chủ ý từ trước từ cả hai bên nhưng lại dẫn đến xung đột theo cách nào đó”, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nhấn mạnh.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas chia sẻ, Berlin ‘quan ngại về những diễn biến và căng thẳng trong khu vực và rằng Đức không muốn có sự leo thang quân sự’.
Theo Danviet
Đức và Hà Lan tạm ngừng sứ mệnh huấn luyện quân sự ở Iraq
Ngày 15/5, Đức và Hà Lan quyết định tạm đình chỉ sứ mệnh huấn luyện của binh sỹ nước này ở Iraq do lo ngại về căng thẳng khu vực đang gia tăng.
Các binh sỹ Hà Lan đang hỗ trợ huấn luyện cho các lực lượng sở tại ở Erbil, miền Bắc Iraq. (Nguồn: EPA-EFE)
Ngày 15/5, một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức cho biết lực lượng vũ trang nước này đã tạm ngừng chiến dịch huấn luyện quân sự ở Iraq do lo ngại về căng thẳng khu vực đang gia tăng.
Báo Tiêu điểm (Focus) dẫn lời người phát ngôn cho biết quyết định trên mang tính phòng ngừa và chương trình huấn luyện có thể được nối lại trong vài ngày tới.
Theo bài báo, quyết định trên được đưa ra phù hợp với động thái của các nước đối tác tham gia cuộc chiến chống tổ chức " Nhà nước Hồi giáo" ( IS) tự xưng trong khu vực.
Chính phủ Đức cho biết không có chỉ dấu cụ thể về một vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu của Đức ở Iraq. Hiện lực lượng vũ trang Đức có 160 binh sỹ đang tham gia chiến dịch huấn luyện quân sự tại Iraq.
Cùng ngày 15/5, một người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết Berlin rất quan ngại và đang theo dõi sát những căng thẳng ngày càng gia tăng ở Trung Đông, kêu gọi giải quyết căng thẳng bằng giải pháp hòa bình.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Đức khẳng định Chính phủ Đức không giảm số nhân viên tại các Đại sứ quán nước này ở Iran và Iraq.
Chính phủ Hà Lan cùng ngày cũng quyết định tạm đình chỉ sứ mệnh huấn luyện của binh sỹ nước này ở Iraq vì lý do an ninh.
Thông báo không cho biết thông tin chi tiết về lý do dẫn tới quyết định này. Hiện các binh sỹ Hà Lan đang hỗ trợ huấn luyện cho các lực lượng sở tại ở Erbil, miền Bắc Iraq.
Trước đó cùng ngày 15/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu các nhân viên chính phủ không làm nhiệm vụ khẩn cấp tại Đại sứ quán nước này ở Baghdad và Lãnh sự quán ở Erbil rời khỏi Iraq.
Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad cho biết các dịch vụ liên quan đến thị thực thông thường tại cả hai cơ quan này sẽ tạm thời bị ngừng đồng thời Chính phủ Mỹ hạn chế cung cấp các dịch vụ khẩn cấp cho công dân Mỹ tại Iraq.
Tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ cũng đề nghị những người bị ảnh hưởng rời khỏi Iraq bằng các phương tiện giao thông dân dụng càng sớm càng tốt.
Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định quyết định rút các nhân viên không làm nhiệm vụ khẩn cấp khỏi Iraq dựa trên đánh giá về an ninh.
Căng thẳng trong khu vực leo thang khi Washington liên tục siết chặt trừng phạt Iran sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 giữa Iran và nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức).
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định chính thức chấm dứt việc miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu thô từ Iran.
Mỹ cũng đã điều động nhiều khí tài quân sự hạng nặng, trong đó có các máy bay ném bom và hàng không mẫu hạm tới Trung Đông, để đối phó với điều mà Washington gọi là những mối đe dọa từ Iran.
Đáp lại, Iran cũng thông báo ngừng thực thi một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân./.
Phương Oanh (TTXVN/Vietnam )
Nga chỉ trích Mỹ 'dồn Iran vào chân tường' Ngày 14/5, người phát ngôn Điện Kremli Dmitry Peskov nhấn mạnh Nga và Liên minh châu Âu cho rằng các bên ký thỏa thuận hạt nhân Iran, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), phải thực thi đầy đủ đến cùng các cam kết trong thỏa thuận và nỗ lực duy trì thỏa thuận này. Người phát ngôn...