Anh từng cố kéo Nga gia nhập NATO: Điều bất khả thi
Bộ Quốc phòng Anh năm 1995 đề xuất biến Nga trở thành thành viên liên kết của NATO, song kế hoạch này đã đổ bể.
Mới đây, tờ The Guardian (Anh) đã viết về sự kiện, năm 1995, Bộ Quốc phòng Anh đã đề xuất biến Nga trở thành thành viên liên kết của NATO. Tài liệu mật về sự kiện này mới được công bố.
Tờ báo cho biết, Malcolm Rifkind, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh thời điểm đó đã đề xuất tạo ra một dạng liên kết mới trong NATO.
Những thành viên thuộc liên kết (trong đó có Nga) sẽ tham gia vào các hoạt động an ninh tập thể, song không được tham gia các cuộc họp ở trụ sở của NATO, không được phép phủ quyết các quyết định của tổ chức này.
Trụ sở của NATO.
Video đang HOT
Kế hoạch của ông Rifkind được soạn thảo rất chi tiết, cẩn trọng, song ý tưởng này không nhận được sự ủng hộ của các thành viên chủ chốt trong NATO (tiêu biểu là Mỹ).
Thực tế, Moscow ít nhất 3 lần đề nghị gia nhập NATO, song không lần nào lời đề nghị đó được triển khai trên thực tế.
Gần đây nhất, năm 2017, chia sẻ với đạo diễn người Mỹ Oliver Stone trong series chương trình truyền hình đình đám “The Putin Interviews”, Tổng thống Putin nói rằng trong cuộc gặp cuối cùng với cựu Tổng thống Bill Clinton tại Moscow năm 2000, ông từng đề xuất ý tưởng Nga gia nhập NATO.
“Chúng ta nên xem xét ý tưởng để Nga gia nhập NATO”, ông Putin nhắc lại lời đề nghị tới ông Clinton. Tổng thống Mỹ lập tức nói: “Tại sao không?”, ông Putin nhớ lại. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga nói rằng, dù Clinton trả lời dứt khoát, song phái đoàn của Mỹ lại tỏ ra vô cùng lo lắng.
“Ông đã nộp đơn xin gia nhập (NATO) chứ?”, đạo diễn Stone hỏi. Tổng thống Nga Putin không trả lời mà chỉ cười. “Ngày nay, NATO thực chất là một công cụ chính sách ngoại giao của Mỹ. Nó không có tính chất đồng minh, chỉ là chư hầu”, ông Putin nói với đạo diễn Stone.
Thông qua đoạn hội thoại giữa ông Putin với đạo diễn Stone, có thể thấy rằng Tổng thống Nga hiểu rõ Nga sẽ không thể gia nhập NATO, chừng nào Mỹ còn là thành viên của tổ chức này.
Nói cách khác, việc Nga gia nhập NATO là bất khả thi. Mỹ đã mất rất nhiều công sức, tâm huyết để gây dựng lên con “ngáo ộp Nga” ở trong lòng nước Mỹ và cả NATO.
Từ đó, Washington kéo những nước thành viên vào một liên minh nhằm chống lại cái gọi là “mối đe dọa từ phía đông” và bản thân Mỹ là hạt nhân điều khiển, chi phối tất cả.
Một khi Nga gia nhập NATO thì con ngáo ộp ấy sẽ không còn tồn tại. Không còn đối đầu Đông – Tây thì Mỹ sẽ không còn lý do gì để trói buộc đồng minh của mình. Do đó, Washington sẽ không bao giờ chấp nhận Nga có mối liên hệ với NATO, bất kể dưới hình thức nào.
Thái Sơn
Teho baodatviet.vn
NATO cáo buộc Nga có "hành động gây hấn", cảnh báo sẽ đáp trả đầy đủ
Theo RIA Novosti, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đáp trả việc Nga triển khai tên lửa mới tầm trung.
"Chúng tôi đang phản ứng và sẽ tiếp tục phản ứng một cách hợp lý đầy đủ trách nhiệm, đáp trả việc Nga triển khai tên lửa mới tầm trung, phá hủy Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, gây rủi ro đáng kể cho an ninh của châu Âu-Đại Tây Dương", theo tài liệu tại cuộc họp của lãnh đạo các nước thành viên NATO tại Anh.
Biểu tượng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ảnh: RIA
Các nhà lãnh đạo các nước thành viên NATO nhấn mạnh rằng, "hành động gây hấn" của Nga là mối đe dọa đối với an ninh của châu Âu-Đại Tây Dương.
Trước đó, ngày 02/8/2019, Mỹ chính thức kích hoạt quá trình rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Nga nhiều lần tuyên bố, Nga không vi phạm nội dung và tinh thần của Hiệp ước INF và ngược lại, sẽ tiếp tục cáo buộc Mỹ vi phạm Hiệp ước INF và đã có cơ sở cho điều này. Phát ngôn viên của Tổng thống Nga tuyên bố: "Dù Hiệp ước INF đã bị hủy hoại bởi sai lầm của Mỹ, Tổng thống Putin vẫn thúc đẩy những nỗ lực nhằm ngăn chặn gia tăng căng thẳng và sự mất ổn định tình hình liên quan tới an ninh và ổn định toàn cầu, nếu các tên lửa tầm trung và ngắn từng bị cấm trước đây được triển khai".
Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 08/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/1988. Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình trên mặt đất tầm ngắn và tầm trung (từ 500 đến 5.500 km). Đây là hiệp ước đầu tiên giữa Washington và Moscow về giải trừ vũ khí hạt nhân và được xem là "hòn đá tảng" cho việc duy trì hòa bình thế giới suốt hơn 3 thập kỷ qua.
Thanh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet.vn
Mỹ thúc ép các đồng minh chia sẻ gánh nặng ngân sách quốc phòng Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ có mặt trong phái đoàn Mỹ do Tổng thống Donald Trump dẫn đầu tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo NATO trong 2 ngày 3 và 4/12. (Nguồn: bloomberg) THX đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/11 cho biết, phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập Tổ chức...