Anh từng cấp phép xuất khẩu hóa chất có thể tạo vũ khí hóa học cho Syria
Các nghị sỹ Anh hôm qua đã yêu cầu chính phủ phải giải thích sau khi phát hiện nước này đã cấp giấy phép xuất khẩu nhiều hóa chất có thể được dùng để sản xuất khí độc thần kinh sang Syria. Các giấy phép được cấp ngay trước khi nội chiến nổ ra.
Nghị viện Anh đã bác đề xuất thực hiện hành động quân sự tại Syria của chính phủ
Kênh truyền hình RT của Nga dẫn một bản báo cáo được công bố bởi Ủy ban kiểm soát xuất khẩu vũ khí Hạ viện Anh hồi tháng 7 cho biết, các giấy phép xuất khẩu floura natri và clorua kali đã được cấp vào tháng 1/2012, dù biết rõ rằng cả hai chất này “có thể được sử dụng làm tiền chất trong sản xuất vũ khí hóa học”.
Nghị sỹ Angus Robertson thuộc đảng Quốc gia Scotland khẳng định với kênh truyền hình này rằng, vấn đề trên đã được nêu ra tại nghị viện trong phiên chất vấn về quốc phòng hôm 2/9, sau khi những tranh cãi quanh vấn đề này lên cao dịp cuối tuần.
“Bộ trưởng quốc phòng phải giải thích vì sao nước Anh lại cân nhắc cấp giấy phép xuất khẩu”, ông Robertson nói, và cho biết thêm rằng “không thể nói trước” liệu phe nổi dậy có thể sở hữu các hóa chất này hay không nếu chúng được vận chuyển tới Syria.
Cả floura natri và clorua kali đều có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất sarin, một loại khí độc thần kinh. Một lượng lớn sarin có thể gây liệt, bất tỉnh, co giật và ngừng hô hấp dẫn tới tử vong.
“Đó là lí do vì sao chúng được đưa vào danh sách các tiền chất vũ khí hóa học và được nêu tại Phụ lục I của Quy định hội đồng 428/2009, có nghĩa là cần phải có giấy phép khi xuất khẩu từ châu Âu”, bản báo cáo viết.
Video đang HOT
Trong những năm 1950, Mỹ và Liên Xô cũ từng sản xuất khí độc sarin vì mục đích quân sự. Và Syria bị cho là đã sở hữu loại khí độc được sản xuất từ thời Xô Viết. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 1/9 đã cáo buộc chính quyền Syria dùng khí độc này tấn công dân thường tại ngoại ô Damascus.
Về phần mình, trong ngày hôm qua, chính phủ Anh đã giải thích lí do họ cấp phép xuất khẩu các hóa chất cho một công ty tại Syria. “Chúng tôi đã cấp phép xuất khẩu floura natri và clorua kali. Nhà xuất khẩu và công ty tiếp nhận đã trình bày rằng các hóa chất trên nhằm mục đích sử dụng dân sự, cụ thể là trong việc hoàn thiện các vòi sen bằng nhôm và khung cửa bằng nhôm”, Oliver Fry, người phát ngôn của Bộ kinh doanh, sáng chế và kỹ năng Anh cho biết.
Dù vậy vẫn không ai biết chính xác lô hàng được chuyển cho ai bởi người mua không công bố danh tính.
Tuy nhiên cuối cùng giấy phép đã bị thu hồi tháng 7/2012 khi EU ra lệnh cấm.
“Việc xuất khẩu đã không xảy ra, do đó hòa chất đã không thể tới Syria”, ông Robertson cho biết. “Anh đã thu hồi giấy phép xuất khẩu khi EU yêu cầu. Sự thực thì vấn đề ở đây là nước Anh đã sẵn sàng cấp phép xuất khẩu ngay từ đầu”.
Theo Dantri
Quân đội Syria có đủ sức kháng cự nếu Mỹ tấn công?
Trước những động thái dồn dập của phương Tây hòng chuẩn bị cho một cuộc can thiệp quân sự, chính quyền Syria tuyên bố có đủ phương tiện để phòng thủ và "sẽ khiến mọi người ngạc nhiên". Vậy thực sự tiềm lực quân sự của nước này mạnh ra sao?
Xe tăng quân đội Syria truy kính phe nổi dậy tại tỉnh Latakia
Không lâu sau khi ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố hôm 26/8 việc vũ khí hóa học được sử dụng tại Syria là "không thể chối cãi", và rằng Washington có rất ít nghi ngờ rằng chính quyền Syria đã sử dụng vũ khí hóa học để tấn công dân thường, phía Syria đã đáp trả với tuyên bố cứng rắn.
Tại một cuộc họp báo, bộ trưởng ngoại giao nước này Walid al-Moallem tuyên bố, cáo buộc của Mỹ rằng Syria sử dụng vũ khí hóa học là "hoàn toàn sai". Đồng thời khẳng định sẽ đáp trả nếu bị Mỹ tấn công. "Chúng tôi có phương tiện để tự bảo vệ bản thân và sẽ khiến mọi người ngạc nhiên", ông al-Moallem khẳng định trước các phóng viên tại Damascus.
Vậy sự thực tiềm lực quân đội Syria mạnh ra sao? Hãng tin AFP mới đây đã có bài phân tích dựa trên bản báo cáo Cán cân quân sự 2013, do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại London (IISS) xuất bản hồi tháng 3.
Về quân số, trên danh nghĩa, quân đội nước này có 178.000 binh sỹ, bao gồm 110.000 lính bộ, 5000 lính hải quân, 27.000 lính không quân và 36.000 lính phòng không.
Năm 2009, tổng quân số được ước tính vào khoảng 325.000 người, trong đó 220.000 là bộ binh. "Sức mạnh danh nghĩa trước nội chiến của quân đội có thể đã giảm một nửa, do các nguyên nhân: đào ngũ, bỏ trốn và thương vong", các chuyên gia của IISS nhận định.
"Hầu hết các đội quân giờ đều xuống sức. Một số lữ đoàn được cho là đã bị giải thể do thiếu sự tin cậy chính trị hoặc bị thương vong nặng".
Do bị giải tán khi nội chiến nổ ra, IISS cho biết không thể ước tính chính xác sức mạnh của các lực lượng bán quân sự, vốn giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến. Năm 2009, con số này được IISS ước tính vào khoảng 108.000 người, trong đó có 100.000 dân quân phổ thông và 8000 hiến binh.
Về lực lượng dự bị, bộ binh Syria có khoảng 314.000 lính. Hải quân có 4000 lính, không quân có 10.000 lính và phòng không có 20.000 lính.
Về cấu trúc, trên nguyên tắc, lực lượng lính bộ có 7 sư đoàn thiết giáp, 3 sư đoàn pháo cơ giới, 2 sư đoàn đặc nhiệm và một lực lượng Vệ binh cộng hòa, ra đời năm 1976, chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia.
Sức chiến đấu của lực lượng đặc nhiệm và Vệ binh cộng hòa được cho là hơn hẳn bộ binh thông thường.
Về khí tài, quân đội Syria chủ yếu được trang bị vũ khí do Nga sản xuất, bao gồm 4950 xe tăng trước khi cuộc nội chiến nổ ra. Tuy vậy "một lượng đáng kể xe thiết giáp đã bị thiệt hại, trong khi lực lượng không quân cũng đã mất một số chiến đấu cơ và trực thăng".
Syria có kho tên lửa lớn, với bộ chỉ huy được đặt tại thành phố Aleppo ở phía Bắc.
Hải quân Syria có 2 tàu khu trục, trong khi không quân về lý thuyết có 365 máy bay, chủ yếu được sản xuất từ thời Xô Viết. Năm 2009, số lượng chiến đấu cơ của nước này từng là 555 chiếc.
"Mức độ sẵn sàng chiến đấu của một bộ phận đáng kể các chiến đấu cowe của không quân có khả năng ở mức thấp", IISS nhận định.
Các đơn vị phòng không dường như là những người ít bị ảnh hưởng nhất bởi cuộc nội chiến tại Syria, và được trang bị vài nghìn tên lửa đất đối không của Nga, bao gồm một số mẫu khá mới và hiệu quả.
Theo Dantri
Pháo Việt Nam đủ sức đánh bại "đại chiến xe tăng"? Các tổ hợp pháo binh chiến trường Việt Nam hoàn toàn có khả năng ngăn chặn và đánh thiệt hại nặng, bẻ gãy mọi cuộc tấn công quy mô lớn bằng tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới hạng nặng của đối phương. Bước vào thế kỷ 21, các cường quốc quân sự trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc và...